(VTC News ) - Mỗi năm một lần, họp duy nhất vào mùng 6 tết âm lịch, chợ Chuộng hay còn gọi là chợ Choảng luôn thu hút hàng chục nghìn người đến tham gia phiên chợ có một không hai này.
Theo nhiều người cao niên kể lại thì “tục đánh nhau cầu may” xuất phát từ câu chuyện: “Trong lần chiến đấu với giặc, một vị Vua bị truy sát và chạy tới đây. Nhằm cứu Vua và che giấu binh lính, người dân liền giả vờ tổ chức ngay một phiên chợ.
Vua, binh lính được cải trang thành dân cày, vũ khí được cất giấu trong các đống rau quả, lều quán. Khi quân giặc đuổi tới nơi, cứ tưởng đây là một phiên chợ thật nên mất cảnh giác, không hề đề phòng. Cũng chính lúc này, vị Vua kia phát động cuộc phản công giết giặc và đã toàn thắng.
Cảm kích trước sự thông minh, dũng cảm của dân làng, Vua đã trọng thưởng hậu hĩnh cho những người dân nơi đây”.
Và để tưởng nhớ về sự kiện này, năm nào cũng vậy, cứ đến mùng 6 tết âm lịch người dân nơi đây lại tổ chức buổi họp chợ lấy tên là Chuộng hay còn gọi là chợ Choảng. Nội dung chính của phiên chợ là mọi người đến tham gia dùng cà chuaném vào nhau tượng trưng cho “phần đánh nhau cầu may”.
Ban đầu người đến chợ chỉ dùng cà chua ném nhau với quan niệm về màu đỏ, màu của sự may mắn và những điều tốt lành đầu xuân. Việc ném cà chua diễn ra giữa các nhóm thanh niên nam nữ như sự bày tỏ tình cảm.
Tuy nhiên, khi cà chua đã hết lại sẵn men rượu trong người nhiều trai làng dùng cả táo, ổi, đến gạch đá… để ném nhau. Và những tai nạn từ “tục đánh nhau cầu may” năm nào cũng xảy ra ở chợ Chuộng.
Đặc biệt, người dân trong vùng còn quan niệm: Năm nào chợ Chuộng đánh nhau to, nhiều vụ xô xát thì năm đó cả làng sẽ được nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa.
Điều đáng buồn là nhiều năm nay, phiên chợ Chuộng đã bị biến tướng khi trai làng hỗn chiến bằng dao, kiếm, gậy gộc, lấy phiên chợ làm nơi giải quyết mâu thuẫn, ân oán, hận thù. Và cũng từ những biến tướng trên nên nhiều người gọi chợ Chuộng là nơi để giải quyết những mâu thuẫn.
Bài, ảnh: Nguyễn Hải - Kim Oanh
Tại bãi đất trống rộng chừng hơn 1 ha thuộc địa phận xã Đông Hoàng (Đông Sơn - Thanh Hóa), phiên chợ Chuộng diễn ra từ tờ mờ sáng ngày 6 tết âm lịch. Hàng chục nghìn người chen lấn nhau kéo về tham gia phiên chợ.
Đổ xô về tham dự chợ đánh nhau |
Theo nhiều người cao niên kể lại thì “tục đánh nhau cầu may” xuất phát từ câu chuyện: “Trong lần chiến đấu với giặc, một vị Vua bị truy sát và chạy tới đây. Nhằm cứu Vua và che giấu binh lính, người dân liền giả vờ tổ chức ngay một phiên chợ.
Vua, binh lính được cải trang thành dân cày, vũ khí được cất giấu trong các đống rau quả, lều quán. Khi quân giặc đuổi tới nơi, cứ tưởng đây là một phiên chợ thật nên mất cảnh giác, không hề đề phòng. Cũng chính lúc này, vị Vua kia phát động cuộc phản công giết giặc và đã toàn thắng.
Cảm kích trước sự thông minh, dũng cảm của dân làng, Vua đã trọng thưởng hậu hĩnh cho những người dân nơi đây”.
Và để tưởng nhớ về sự kiện này, năm nào cũng vậy, cứ đến mùng 6 tết âm lịch người dân nơi đây lại tổ chức buổi họp chợ lấy tên là Chuộng hay còn gọi là chợ Choảng. Nội dung chính của phiên chợ là mọi người đến tham gia dùng cà chuaném vào nhau tượng trưng cho “phần đánh nhau cầu may”.
Ban đầu người đến chợ chỉ dùng cà chua ném nhau với quan niệm về màu đỏ, màu của sự may mắn và những điều tốt lành đầu xuân. Việc ném cà chua diễn ra giữa các nhóm thanh niên nam nữ như sự bày tỏ tình cảm.
Cà chua được dùng làm vũ khí |
Tuy nhiên, khi cà chua đã hết lại sẵn men rượu trong người nhiều trai làng dùng cả táo, ổi, đến gạch đá… để ném nhau. Và những tai nạn từ “tục đánh nhau cầu may” năm nào cũng xảy ra ở chợ Chuộng.
Đặc biệt, người dân trong vùng còn quan niệm: Năm nào chợ Chuộng đánh nhau to, nhiều vụ xô xát thì năm đó cả làng sẽ được nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa.
Manh động, ý nghĩa tốt đẹp của phiên chợ trở thành cuộc hỗn chiến |
Điều đáng buồn là nhiều năm nay, phiên chợ Chuộng đã bị biến tướng khi trai làng hỗn chiến bằng dao, kiếm, gậy gộc, lấy phiên chợ làm nơi giải quyết mâu thuẫn, ân oán, hận thù. Và cũng từ những biến tướng trên nên nhiều người gọi chợ Chuộng là nơi để giải quyết những mâu thuẫn.
Bài, ảnh: Nguyễn Hải - Kim Oanh
Bình luận