(VTC News) – Anh Lâm Tiến Bình, 35 tuổi (Lạng Sơn) bị ung thư máu nhờ ghép tủy đã khỏe mạnh, có một gia đình hạnh phúc.
Kỳ lạ chuyện hồi sinh
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu hiểm nghèo đã được trở lại cuộc sống như những người khỏe mạnh bình thường từ phương pháp ghép tế bào gốc (TBG).Đây như một phép màu kỳ diệu đối với số phận của những người không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Bệnh nhân Hồ Đức Dương bị bệnh đa u tủy xương được ghép TBG tự thân từ tháng 3/2007. Bệnh nhân Nguyễn Xuân Quý – bệnh nhân U lympho ác tính đầu tiên được ghép TBG tự thân vào tháng 3/2009. Sau 5 năm ghép, cả 2 bệnh nhân này hiện tại vẫn sống khỏe mạnh bình thường…
Còn một số bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loại là anh Lâm Tiến Bình, 35 tuổi (Lạng Sơn). Anh được chẩn đoán lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt-mono được ghép tháng 11/2008.
Hiện nay, anh hoàn toàn khoẻ mạnh, làm việc như người bình thường và không cần phải điều trị thuốc. Từ một người bệnh ốm yếu, anh đã khỏe mạnh, lấy vợ và sinh con.
Anh Bình chia sẻ: “Tôi chẳng may mắc bệnh nan y và không dám tin đó là sự thật. Nhờ có các bác sỹ BV Huyết học – Truyền máu TW tôi đã khỏi bệnh và có được niềm hạnh phúc như ngày hôm nay”.
Còn bệnh nhân Hoàng Thị Diệu Thuần, suốt 7 năm chống đỡ với bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, mặc dù đã điều trị bằng thuốc nhắm đích nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Bệnh nhân được chỉ định ghép trong điều kiện bệnh tật rất khó khăn vì kèm thêm nhiễm viêm gan C và không hoàn toàn phù hợp hệ kháng nguyên HLA với người hiến.
Tuy nhiên, với nỗ lực của các y bác sỹ, sau ghép được 19 tháng (đến thời điểm 4/2014), các xét nghiệm máu của Thuần đã ổn định. Bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe và trở về cuộc sống bình thường...
Thuần vẫn còn gầy, nhưng dáng vẻ em đã nhanh nhẹn hoạt bát trở lại. Khuôn mặt xinh xắn của em đã toát nên niềm hy vọng mới về cuộc sống.
Thuần tươi cười cho biết: Giờ, thỉnh thoảng em mới phải đến viện kiểm tra lại sức khỏe. Em đã túc tắc đi làm.
Như vậy, có thể nói, ghép TBG tạo máu chữa các bệnh máu ác tính đang mở ra chân trời mới đầy hy vọng cho người bệnh, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác điều trị.
Xây dựng ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn
Tính từ ca ghép TBG đầu tiên thực hiện vào tháng 6/2006 đến nay (4/2014), Viện đã tiến hành được tổng số 107 ca ghép, với các hình thức ghép khác nhau như: ghép tự thân, ghép đồng loại.
Với phương pháp ghép tự thân đã có 66 trường hợp đã được thực hiện thành công. Cụ thể với những nhóm bệnh: Đa u tủy xương (74,2%), U lympho ác tính (22,7%), Lơ xê mi cấp (3,1%).
Tỷ lệ thành công đạt khoảng 70 – 80%. Hiện nay, ghép tế bào gốc tự thân cho các nhóm bệnh đa u tủy xương và u lympho không Hodgkin đã trở thành phương pháp điều trị thường quy của Viện.
Đối với phương pháp ghép đồng loại (thực hiện từ tháng 5/2008), đã có 41 trường hợp được thực hiện thành công, với các nhóm bệnh như: lơ xê mi cấp (39%), suy tủy xương (24,4%), lơ xê mi kinh (17,1%), rối loại sinh tuỷ (12,2%), đái huyết sắc tố (4,9%) và thiếu máu Diamond Blackfan (2,4%).
Tỷ lệ ghép thành công từ phương pháp này đạt khoảng 65% - 70%; tỷ lệ tử vong liên quan đến ghép khoảng 15% (thế giới tổng kết khoảng 15-20%).
Đặc biệt, từ tháng 11/2013, Viện đã triển khai ghép TBG tạo máu đồng loại cho bệnh nhân nhi, cho đến nay đã tiến hành được 3 ca ghép cho 3 bệnh nhân nhi.
Đồng thời mở rộng chỉ định ghép ở các thể bệnh khác, độ tuổi ghép (ghép bệnh nhân nhi, bệnh nhân trên 50 tuổi), nguồn TBG (trước kia chủ yếu TBG từ máu ngoại vi, hiện nay đã ghép TBG từ tuỷ xương).
Trước chủ yếu từ anh chị em ruột, hiện nay đã tiến hành ghép nửa phù hợp từ bố, mẹ hoặc anh chị em ruột.
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Chúng tôi coi phương pháp ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu ác tính là một trong những phương pháp “mũi nhọn” hiện nay, để bệnh nhân có thể được điều trị bằng những biện pháp hiện đại, với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Trong thời gian tới, Viện sẽ triển khai tích cực, triển khai ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn cộng đồng, để các bà mẹ tương lai tình nguyện gửi máu cuống rốn của mình, tạo kho dự trữ tế bào gốc điều trị trong tương lai”.
Hiện nay, chi phí cho mỗi hình thức ghép khác nhau, đối với ghép TBG tự thân, mỗi ca ghép có tổng chi phí khoảng 200 triệu VNĐ trừ đi khoảng chi phí bảo hiểm chi trả, người bệnh phải chi trả khoảng 100 triệu VNĐ.
Ghép TBG đồng loại, mỗi ca ghép có tổng chi phí khoảng 600 triệu VNĐ, trừ bảo hiểm chi trả người bệnh chi trả khoảng 200 – 300 triệu VNĐ.
» Tiếng rên thắt ruột của bé trai ung thư thiếu ăn đành về nhà chờ chết
» Chuyện khó tin: Chữa khỏi ung thư máu nhờ... virus HIV
» Ghép tế bào gốc cho “hoa hướng dương" Diệu Thuần
» Bé ung thư sống sót diệu kì khó qua khỏi 'cửa tiền'
» Ung thư máu tàn phá cháu bé đáng yêu
Nam Anh
Kỳ lạ chuyện hồi sinh
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu hiểm nghèo đã được trở lại cuộc sống như những người khỏe mạnh bình thường từ phương pháp ghép tế bào gốc (TBG).Đây như một phép màu kỳ diệu đối với số phận của những người không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Bệnh nhân Hoàng Thị Diệu Thuần, suốt 7 năm chống đỡ với bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt đã được ghép tế bào gốc. Ảnh: Nam Anh |
Còn một số bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loại là anh Lâm Tiến Bình, 35 tuổi (Lạng Sơn). Anh được chẩn đoán lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt-mono được ghép tháng 11/2008.
Hiện nay, anh hoàn toàn khoẻ mạnh, làm việc như người bình thường và không cần phải điều trị thuốc. Từ một người bệnh ốm yếu, anh đã khỏe mạnh, lấy vợ và sinh con.
Anh Bình chia sẻ: “Tôi chẳng may mắc bệnh nan y và không dám tin đó là sự thật. Nhờ có các bác sỹ BV Huyết học – Truyền máu TW tôi đã khỏi bệnh và có được niềm hạnh phúc như ngày hôm nay”.
Còn bệnh nhân Hoàng Thị Diệu Thuần, suốt 7 năm chống đỡ với bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, mặc dù đã điều trị bằng thuốc nhắm đích nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Bệnh nhân được chỉ định ghép trong điều kiện bệnh tật rất khó khăn vì kèm thêm nhiễm viêm gan C và không hoàn toàn phù hợp hệ kháng nguyên HLA với người hiến.
|
Thuần vẫn còn gầy, nhưng dáng vẻ em đã nhanh nhẹn hoạt bát trở lại. Khuôn mặt xinh xắn của em đã toát nên niềm hy vọng mới về cuộc sống.
Thuần tươi cười cho biết: Giờ, thỉnh thoảng em mới phải đến viện kiểm tra lại sức khỏe. Em đã túc tắc đi làm.
Như vậy, có thể nói, ghép TBG tạo máu chữa các bệnh máu ác tính đang mở ra chân trời mới đầy hy vọng cho người bệnh, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác điều trị.
Xây dựng ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn
Tính từ ca ghép TBG đầu tiên thực hiện vào tháng 6/2006 đến nay (4/2014), Viện đã tiến hành được tổng số 107 ca ghép, với các hình thức ghép khác nhau như: ghép tự thân, ghép đồng loại.
Một bệnh nhân được ghép tế bào gốc tại viện Huyết học - Truyền máu TW. |
Với phương pháp ghép tự thân đã có 66 trường hợp đã được thực hiện thành công. Cụ thể với những nhóm bệnh: Đa u tủy xương (74,2%), U lympho ác tính (22,7%), Lơ xê mi cấp (3,1%).
Tỷ lệ thành công đạt khoảng 70 – 80%. Hiện nay, ghép tế bào gốc tự thân cho các nhóm bệnh đa u tủy xương và u lympho không Hodgkin đã trở thành phương pháp điều trị thường quy của Viện.
Đối với phương pháp ghép đồng loại (thực hiện từ tháng 5/2008), đã có 41 trường hợp được thực hiện thành công, với các nhóm bệnh như: lơ xê mi cấp (39%), suy tủy xương (24,4%), lơ xê mi kinh (17,1%), rối loại sinh tuỷ (12,2%), đái huyết sắc tố (4,9%) và thiếu máu Diamond Blackfan (2,4%).
Tỷ lệ ghép thành công từ phương pháp này đạt khoảng 65% - 70%; tỷ lệ tử vong liên quan đến ghép khoảng 15% (thế giới tổng kết khoảng 15-20%).
Đặc biệt, từ tháng 11/2013, Viện đã triển khai ghép TBG tạo máu đồng loại cho bệnh nhân nhi, cho đến nay đã tiến hành được 3 ca ghép cho 3 bệnh nhân nhi.
Đồng thời mở rộng chỉ định ghép ở các thể bệnh khác, độ tuổi ghép (ghép bệnh nhân nhi, bệnh nhân trên 50 tuổi), nguồn TBG (trước kia chủ yếu TBG từ máu ngoại vi, hiện nay đã ghép TBG từ tuỷ xương).
Trước chủ yếu từ anh chị em ruột, hiện nay đã tiến hành ghép nửa phù hợp từ bố, mẹ hoặc anh chị em ruột.
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Chúng tôi coi phương pháp ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu ác tính là một trong những phương pháp “mũi nhọn” hiện nay, để bệnh nhân có thể được điều trị bằng những biện pháp hiện đại, với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Trong thời gian tới, Viện sẽ triển khai tích cực, triển khai ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn cộng đồng, để các bà mẹ tương lai tình nguyện gửi máu cuống rốn của mình, tạo kho dự trữ tế bào gốc điều trị trong tương lai”.
Hiện nay, chi phí cho mỗi hình thức ghép khác nhau, đối với ghép TBG tự thân, mỗi ca ghép có tổng chi phí khoảng 200 triệu VNĐ trừ đi khoảng chi phí bảo hiểm chi trả, người bệnh phải chi trả khoảng 100 triệu VNĐ.
Ghép TBG đồng loại, mỗi ca ghép có tổng chi phí khoảng 600 triệu VNĐ, trừ bảo hiểm chi trả người bệnh chi trả khoảng 200 – 300 triệu VNĐ.
» Tiếng rên thắt ruột của bé trai ung thư thiếu ăn đành về nhà chờ chết
» Chuyện khó tin: Chữa khỏi ung thư máu nhờ... virus HIV
» Ghép tế bào gốc cho “hoa hướng dương" Diệu Thuần
» Bé ung thư sống sót diệu kì khó qua khỏi 'cửa tiền'
» Ung thư máu tàn phá cháu bé đáng yêu
Nam Anh
Bình luận