Sự trở lại của USS Chung Hoon (DDG 93)
Sau sự kiện tàu huấn luyện Ấn Độ đến Đà Nẵng, tháng 4/2013 đội tàu thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ gồm USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS 52), cùng gần 400 sỹ quan, thủy thủ thuộc tư lệnh Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm chính thức Đà Nẵng.
Tàu khu trục Chung-Hoon tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)
Tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG 93) là loại tàu khu trục có thể hoạt động độc lập, hoạt động trong nhóm tiêm kích, nhóm hành động trên mặt biển, nhóm hành động hải lục quân và nhóm hành động dưới nước. Với tính năng chuyên biệt là khu trục có tên lửa dẫn đường nên USS Chung-Hoon có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến như: phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi.
Khu trục Chung-Hoon có sức mạnh quân sự vượt trội
Chiến hạm được xây dựng bởi hãng đóng tàu Bath Iron Works, Northrop Grumman Ship Systems và hạ thuỷ vào tháng 9/2004 với chiều dài 155,29m, sườn ngang 18m, trọng tải 9.496 tấn. Tàu sở hữu động cơ đẩy là bốn động cơ General Electric LM2500-30 gas turbines, 2 shafts, 100,000 shp (75 MW) có thể đạt tốc độ trên 30 hải lý/giờ. Tàu được trang bị hệ thống tên lửa tiêu chuẩn đất nối không Standard Missile (SM-2MR); hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC (VLA) missiles; tên lửa Tomahawk®; sáu ngư lôi MK-46 torpedoes; hệ thống Close In Weapon System (CIWS), súng 5” MK 45, tên lửa Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM). Hai máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire cùng ngư lôi MK 46/MK 50 giúp tàu có thể mở rộng tầm hoạt động cả trên không lẫn dưới nước,… với trọng tải gần 10.000 tấn.
Sự kiện đội tàu thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ gồm USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS 52) đến Đà Nẵng đánh dấu mốc trong quan hệ 2 nước Việt Nam-Hoa Kỳ
“Sân nhà” của USS Chung-Hoon là Trân Châu Cảng ở Hawaii. Chiến hạm này chính thức mang tên USS Chung-Hoon vào năm 2003 và chạy thử vào năm 2004. Là khu trục thuộc lớp Arleigh Burke, USS Chung-Hoon có có 276 thủy thủ, trong đó có 24 sĩ quan và được trang bị hệ thống tên lửa dẫn đường Aegis khiến chiến hạm trở thành một trong những đội tàu khu trục có sức mạnh lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ.
Với sức mạnh đó, chiến hạm vinh dự được mang tên đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người được nhận giải thưởng Navy Cross and Silver Star vì lòng dũng cảm và anh hùng khi chỉ huy của tàu USS Sigsbee (DD 502) từ tháng 5/1944 đến tháng 10/1945. Tàu cứu hộ và cứu đắm USNS Salvor (T-ARS 52) tại Đà Nẵng
Không “dữ dằn” như Chung-Hoon, tàu cứu hộ và cứu đắm USNS Salvor (T-ARS 52) là một trong số 4 tàu cứu hộ và cứu đắm thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự và là một trong số 15 tàu thuộc Chương trình Hỗ trợ Dịch vụ của Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự. Tàu có chiều dài 255 feet, sống neo 51 feet, mớn nước 17 feet, trọng lượng nước rẽ 3.282 tấn và có khả năng đạt tốc độ 14 hải lý/giờ.
Tàu sở hữu hệ thống thiết bị cứu hộ hiện đại bậc nhất trên thế giới
Trước đó, vào tháng 7/2011, tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG 93) đã đến Đà Nẵng cùng với những chiến hạm “đình đám” bậc nhất lực lượng Hải quân Hoa Kỳ là USS Preble (DDG 88) và USNS Safeguard (T-ARS 50).
Dấu ấn HMS Daring (D32)
Kết thúc năm 2013, cảng Tiên Sa đón chào sự xuất hiện của tàu khu trục HMS Daring (D32) thuộc loại hiện đại bậc nhất Anh quốc cùng 230 sỹ quan của Hải quân Hoàng gia Anh đến Đà Nẵng. Sự kiện đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong khuôn khổ các hoạt động trong năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Vương quốc Anh.
Tàu khu trục HMS Daring (D32) thuộc loại hiện đại bậc nhất Anh quốc trên vịnh Đà Nẵng
Khu trục HMS Daring mang số hiệu (D32) là một trong 6 tàu khu trục lớp T-45 (Daring Class), thuộc loại hiện đại bậc nhất của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh được thiết kế và chế tạo theo công nghệ của Công ty BAE Systems Marine AS.
HMS Daring D32 là chiếc tàu thứ hai thuộc lớp Daring với chiều dài 152,4 m, chiều rộng 21,2 m, cùng lượng giãn nước khoảng 7.000 tấn.
Tàu được trang bị hệ thống trạm nguồn động lực theo phương án CODLAG diagram với 2 động cơ tua bin khí Rolls-Royce WR-21 gas turbines, công suất 21.5 MW (28,800 shp) cho mỗi động cơ; 2 động cơ diesel trạm nguồn Wärtsilä 12V200 diesel cho công suất là 2 MW (2,700 shp) mỗi động cơ và hai động cơ điện của hãng Converteam electric motors có công suất là 20 MW (27,000 shp) mỗi động cơ giúp tàu có thể đạt tốc độ trung bình 29 knots (khoảng 54 km/h).
Hệ thống phóng tên lửa trên hạm
Không chỉ vậy, hệ thống động cơ turbin có hệ thống tản nhiệt và thiết bị thu nhiệt năng làm tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giúp tàu có dự trữ hải trình khoảng 13 000 km và có thể hoạt động liên tục 45 ngày đêm trên biển ở mọi điều kiện thời tiết.Chiến hạm HMS Daring (D32) thuộc lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng nhân sự kiện 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Vương quốc Anh
Nhiệm vụ chủ yếu của khu trục hạm lớp T-45 là bảo vệ hạm đội khỏi các đòn tấn công từ trên không, nên hệ thống khí tài phòng không và phòng thủ tên lửa được trang bị rất hiện đại mặc dù nhìn bên ngoài khu trục này khá “điềm đạm”.Tàu sở hữu hệ thống tên lửa phòng không Aster 15 và Aster 30 được phóng thẳng đứng từ hầm phóng tên lửa trên tàu cùng tốc độ bay đến 4M và bán kính hoạt động là 80. Ngoài ra, trên chiến hạm còn có thể lắp đặt các tên lửa hành trình lớp Tomahawk và các loại tên lửa phòng thủ tên lửa đạn đạo khiến D32 trở thành nổi ám ảnh đối với các đối thủ khi lọt vào tầm hoạt động của chiến hạm này.
Sức mạnh của HMS Daring
Chưa dừng lại, khu trục còn được trang bị pháo hạm 114 mm Мк-8 và hai ụ súng phòng không đa năng tốc độ cao 30 mm Oerlikon KCB. Hai súng 20-mm sáu nòng phản ứng nhanh Mark 15 Phalanx CIWS cùng hệ thống súng máy đặt quanh mạn tàu.Điều khác biệt nhất của HMS Daring D32 là hệ thống trinh sát tầm xa và cảnh báo sớm Insyte BAE Systems/Thales S1850M có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách từ 65-400km với độ chính xác hiệu dụng đo được là 0,01m2.
Với hệ thống thiết bị trinh sát này, vùng nước quanh tàu được bảo vệ nghiêm ngặt cùng khả năng cảnh báo về nguy cơ tấn công của ngư lôi chính xác tuyệt đối có thể đưa ra các đề xuất chiến thuật về điều khiển tàu cũng như triển khai hỏa lực mồi bẫy để vô hiệu hóa ngư lôi của đối phương.
Sức mạnh của HMS Daring ít được phô trương ra bên ngoài
Bên cạnh đó, chiến hạm còn có đài radar sử dụng để phát hiện mục tiêu trên không và trên biển là radar đa nhiệm S1850M, sản phẩm của hãng SAMPSON. Đài sonar trên tàu là MFS-7000, cùng hệ thống chống ngư lôi SSTD tiên tiến. Khu trục còn mang theo máy bay trực thăng loại nhỏ HMA.8, cùng hệ thống tấn công bằng ngư lôi Stingray tiên tiến, giúp chiến hạm này có thể mở rộng tầm hoạt động trên biển lẫn trên không.
Một chiếc trực thăng loại nhỏ HMA.8 phía đuôi hạm HMS Daring
Với những trang thiết bị tiên tiến này, khu trục là phương tiện chủ lực của Hải quân hoàng gia Anh có thể phòng không và chống tên lửa hành trình các loại trên mặt biển, với số lượng tên lửa có trong dàn phóng. Không chỉ vậy, khu trục còn có thể tạo ra một vùng không gian an toàn cho hải đoàn chiến hạm các cơ với bán kính đến 80 km nên ngoài nhiệm vụ chiến đấu, chiến hạm còn có nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới.
Bình luận