(VTC News) - Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc cho biết Hội đồng bảo an có ý định kết thúc sứ mệnh quan sát của mình tại Syria vào cuối tháng này.
Để tiếp tục theo dõi tình hình Syria sau ngày 19/8, LHQ sẽ phải thông qua một nghị quyết mới và ông Araud cho biết điều này rất khó thực hiện được trong thời điểm hiện nay.
Tổng thư kí Ban Ki-moon dự kiến cung cấp 1 bản báo cáo vào tuần tới cho 15 quốc gia Hội đồng bảo an cho ý kiến về tương lai của UNSMIS.
Cũng trong ngày hôm qua (2/8) Liên Hợp Quốc đã có thông báo về việc ông Kofi Annan đã xin từ chức đặc phái viên hòa bình tại Syria.
Các nhà ngoại giao của LHQ nói, sự việc này cho thấy hi vọng về giải pháp ngoại giao và thỏa thuận ngừng bắn tại Syria khó có thể thực hiện được.
Tháng trước, Hội đồng bảo an LHQ đã quyết định gia hạn cho UNSMIS thêm 30 ngày và trong vài tuần tới sẽ có những cuộc họp để quyết định liệu nó có được kéo dài thêm lần nữa không.
Ông Araud cho biết, để Hội đồng bảo an có thể quyết định gia hạn UNSMIS thì tình hình Syria phải có những biến chuyển tích cực trong thời gian tới.
Một số nhà ngoại giao phương Tây than phiền, họ đang phải làm việc bất đắc dĩ khi mà không có một thỏa thuận ngừng bắn để họ có thể làm nhiệm vụ tại Syria.
Ngoài ra, các bên trong xung đột Syria bị cho là không muốn giải quyết cuộc khủng hoảng này theo hướng ngoại giao.
Theo ông Araud, Hội đồng bảo an đang 'bế tắc trong hòa hợp' các vấn đề của Syria. Nguyên nhân là do 2 trong số 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng bảo an đang có những quan điểm rất khác nhau về vấn đề Syria. Tuy không nói ra đó là quốc gia nào nhưng theo Reuters, rõ ràng ông Araud đang ám chỉ Nga và Mỹ.
Cách đây ít lâu, Nga cùng Trung Quốc đã lần thứ 3 bỏ phiếu phủ quyết về nghị quyết lên án chính quyền Bashar al-Assad của Hội đồng bảo an cùng với các biện pháp trừng phạt nếu có thể kèm theo.
Ông Araud nói: "Sự chia rẽ trong các thành viên Hội đồng bảo an đang lớn hơn bao giờ hết và chúng tôi có thể dự đoán một vụ đụng độ. Hiện tại chúng tôi đang bị bế tắc, lần phủ quyết thứ 3 của Nga và Trung Quốc khiến tôi có thể khẳng định điều đó".
Bắt đầu từ ngày 12/4 vừa qua, hơn 300 quan sát viên không vũ trang của UNSMIS đã đến Syria để làm nhiệm vụ quan sát sau khi nỗ lực xây dựng thỏa thuận ngừng bắn của đại sứ hòa bình Kofi Annan thất bại.
Đến ngày 16/6, hầu hết hoạt động của các quan sát viên đã bị dừng lại do bạo lực leo thang nghiêm trọng tại đây và hơn một nửa số quan sát viên đã rời khỏi Syria.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang còn 72 người vẫn ở lại đây để quan sát các vấn đề nhân quyền.
Trong khi đó, chiến sự giữa quân đội trung thành với Tổng thống Assad và phe nổi dậy vẫn diễn ra ác liệt ở thành phố Aleppo. Phe nổi dậy được nói là đang lấn lướt quân đội của Tổng thống Assad với vũ khí hiện đại do phương Tây ngầm 'yểm trợ'.
Chiến sự đang diễn ra theo hướng khó đoán biết khi Nga vẫn còn căn cứ hải quân Tartus ở Syria, và nước này tuyên bố sẽ có đòn đáp trả đích đáng nếu căn cứ bị xâm phạm.
Hôm qua, ngày 2/8 ông Gerard Araud, Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc đồng thời là chủ tịch Hội đồng bảo an trong tháng này cho biết: "Tôi nghĩ sứ mệnh này sẽ kết thúc vào ngày 19/8 tới đây".
Theo đó, sứ mệnh của Liên Hợp Quốc tại Syria có tên viết tắt UNSMIS sẽ hết hạn vào ngày đó và họ không có ý định gia hạn thêm.
Ngay sau phát biểu của ông Araud, Đại sứ Nga tại LHQ là Vitaly Churkin đã lên tiếng chỉ trích hành động này và cho biết: "Matxcơva mạnh mẽ yêu cầu Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon tiếp tục gia hạn sứ mệnh này sau ngày 19/8.
Ông Aruad, Đại sứ Pháp tại LHQ và là chủ tịch Hội đồng bảo an trong tháng này |
Để tiếp tục theo dõi tình hình Syria sau ngày 19/8, LHQ sẽ phải thông qua một nghị quyết mới và ông Araud cho biết điều này rất khó thực hiện được trong thời điểm hiện nay.
Tổng thư kí Ban Ki-moon dự kiến cung cấp 1 bản báo cáo vào tuần tới cho 15 quốc gia Hội đồng bảo an cho ý kiến về tương lai của UNSMIS.
Cũng trong ngày hôm qua (2/8) Liên Hợp Quốc đã có thông báo về việc ông Kofi Annan đã xin từ chức đặc phái viên hòa bình tại Syria.
Các nhà ngoại giao của LHQ nói, sự việc này cho thấy hi vọng về giải pháp ngoại giao và thỏa thuận ngừng bắn tại Syria khó có thể thực hiện được.
Tháng trước, Hội đồng bảo an LHQ đã quyết định gia hạn cho UNSMIS thêm 30 ngày và trong vài tuần tới sẽ có những cuộc họp để quyết định liệu nó có được kéo dài thêm lần nữa không.
Ông Araud cho biết, để Hội đồng bảo an có thể quyết định gia hạn UNSMIS thì tình hình Syria phải có những biến chuyển tích cực trong thời gian tới.
Một số nhà ngoại giao phương Tây than phiền, họ đang phải làm việc bất đắc dĩ khi mà không có một thỏa thuận ngừng bắn để họ có thể làm nhiệm vụ tại Syria.
Ngoài ra, các bên trong xung đột Syria bị cho là không muốn giải quyết cuộc khủng hoảng này theo hướng ngoại giao.
Bà Kristalina Georgieva, đại diện của Cao ủy Châu Âu về hợp tác quốc tế và viện trợ nhân đạonói, người dân Syria đang rất cần viện trợ lương thực |
Theo ông Araud, Hội đồng bảo an đang 'bế tắc trong hòa hợp' các vấn đề của Syria. Nguyên nhân là do 2 trong số 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng bảo an đang có những quan điểm rất khác nhau về vấn đề Syria. Tuy không nói ra đó là quốc gia nào nhưng theo Reuters, rõ ràng ông Araud đang ám chỉ Nga và Mỹ.
Cách đây ít lâu, Nga cùng Trung Quốc đã lần thứ 3 bỏ phiếu phủ quyết về nghị quyết lên án chính quyền Bashar al-Assad của Hội đồng bảo an cùng với các biện pháp trừng phạt nếu có thể kèm theo.
Ông Araud nói: "Sự chia rẽ trong các thành viên Hội đồng bảo an đang lớn hơn bao giờ hết và chúng tôi có thể dự đoán một vụ đụng độ. Hiện tại chúng tôi đang bị bế tắc, lần phủ quyết thứ 3 của Nga và Trung Quốc khiến tôi có thể khẳng định điều đó".
Hình ảnh khói lửa tại thủ đô Damascus, Syria trong một trận pháo kích giữa quân chính phủ và phe nổi dậy |
Bắt đầu từ ngày 12/4 vừa qua, hơn 300 quan sát viên không vũ trang của UNSMIS đã đến Syria để làm nhiệm vụ quan sát sau khi nỗ lực xây dựng thỏa thuận ngừng bắn của đại sứ hòa bình Kofi Annan thất bại.
Đến ngày 16/6, hầu hết hoạt động của các quan sát viên đã bị dừng lại do bạo lực leo thang nghiêm trọng tại đây và hơn một nửa số quan sát viên đã rời khỏi Syria.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang còn 72 người vẫn ở lại đây để quan sát các vấn đề nhân quyền.
Trong khi đó, chiến sự giữa quân đội trung thành với Tổng thống Assad và phe nổi dậy vẫn diễn ra ác liệt ở thành phố Aleppo. Phe nổi dậy được nói là đang lấn lướt quân đội của Tổng thống Assad với vũ khí hiện đại do phương Tây ngầm 'yểm trợ'.
Chiến sự đang diễn ra theo hướng khó đoán biết khi Nga vẫn còn căn cứ hải quân Tartus ở Syria, và nước này tuyên bố sẽ có đòn đáp trả đích đáng nếu căn cứ bị xâm phạm.
Tùng Đinh
Bình luận