Nhiều doanh nghiệp hy vọng trong năm Giáp Ngọ, nền kinh tế đất nước sẽ như một tuấn mã bất khả chiến bại, vượt qua mọi khó khăn, đạt lấy kết quả tốt nhất. Vậy đâu sẽ là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam 2014?
TS. Tạ Đình Xuyên - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia
Cuộc trao đổi với TS. Tạ Đình Xuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia sẽ làm rõ vấn đề này.
Thưa ông, ông đánh giá chung như thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam 2014?
Nhiều khả năng vẫn là FDI nắm giữ vai trò chính. Tuy nhiên, trong nước cũng có một số lĩnh vực chúng tôi cho rằng sẽ có khả năng phát triển tốt hơn.
Đó là xuất khẩu, nếu vào Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì da giày, dệt may sẽ bùng nổ rất tốt, thấp hơn một chút là chế biến thủy sản – những mặt hàng Việt Nam có ưu thế.
Nếu nền kinh tế thế giới phục hồi thì giá cao su sẽ tốt hơn nhưng cà phê, gạo, hạt tiêu thì hiện xu thế đang bất lợi. Khả năng 2014 có thể thay đổi nhưng không nhiều.
Ngoài ra, các mặt hàng linh kiện điện tử, điện tử, linh kiện máy tính, máy tính, linh kiện điện thoại, điện thoại năm nay cũng là một điểm sáng rồi và chúng tôi nghĩ sang năm nó cũng sẽ duy trì được như năm nay.
Nhìn chung, 2014, xuất khẩu sẽ phát triển mạnh và chủ yếu sang các nước trong TPP như Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand…
Bởi những nước trong TPP cũng là những nước nhập hàng nông sản, thủy sản… chính của Việt Nam.
Trong khi, những nước xuất khẩu nông, thủy sản cạnh trạnh lớn với Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ… không tham gia TPP nên mức độ cạnh tranh sẽ thấp hơn.
Hướng vào TPP sẽ có nhiều lợi thế hơn nên năm 2014, điểm sáng nhiều khả năng sẽ rơi vào đó.
Vậy ông có lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp trong những ngành trên?
Thực tế, điều này phụ thuộc chủ yếu vào sự nhạy bén, chủ động của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều “đói” thông tin, khả năng phân tích thông tin còn yếu, kể cả các tập đoàn.
Song hiện chúng ta sử dụng thông tin thiên về miễn phí nhiều hơn, ai cho thì lấy nhưng cái mà cho thì… chất lượng không chuyên sâu.
Trong khi mỗi năm các tập đoàn bỏ ra hàng tỷ đồng để quảng cáo, tiếp thị, nếu họ chỉ chi một phần nhỏ trong đó để mua thông tin như đặt hàng nghiên cứu đầy đủ về một mặt hàng hay ngành hàng nào đó sẽ giúp doanh nghiệp trong ngành hàng đó quyết định nên hay không nên mở rộng sản xuất, đầu tư vào mặt hàng nào, hướng vào phân khúc thị trường nào.
Do đó, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, chú trọng tìm hiểu thu thập, phân tích thông tin để có những phán đoán thị trường chính xác.
Thưa ông, ông đánh giá chung như thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam 2014?
Theo cách nhìn của chúng tôi, triển vọng kinh tế 2014 tương đối khả quan hơn tuy rằng còn nhiều khó khăn.
Bởi có nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế thế giới gần như đã bắt đầu có sự khởi sắc, tất nhiên chưa phải là bền vững.
Nền kinh tế Mỹ bắt đầu phát triển, kinh tế Nhật tăng trưởng trở lại, EU đã giải quyết cơ bản vấn đề nợ công và nhiều người có việc làm trở lại, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước hầu như đang giảm.
Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng sẽ tạo ra tiêu dùng và kích thích tiêu dùng thì tạo ra cho chúng ta thị trường xuất khẩu.
Bởi người ta sẽ cởi mở hơn, đỡ phải thắt lưng buộc bụng, thắt hầu bao, mua nhiều hơn, nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn.
Và khi nền kinh tế thế giới phát triển dần ổn định thì kéo theo, doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều đơn hàng hơn, sản xuất tốt hơn…
Vậy theo ông, trong năm 2014, lĩnh vực nào sẽ là điểm sáng của nền kinh tế?
Bởi có nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế thế giới gần như đã bắt đầu có sự khởi sắc, tất nhiên chưa phải là bền vững.
Nền kinh tế Mỹ bắt đầu phát triển, kinh tế Nhật tăng trưởng trở lại, EU đã giải quyết cơ bản vấn đề nợ công và nhiều người có việc làm trở lại, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước hầu như đang giảm.
Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng sẽ tạo ra tiêu dùng và kích thích tiêu dùng thì tạo ra cho chúng ta thị trường xuất khẩu.
Bởi người ta sẽ cởi mở hơn, đỡ phải thắt lưng buộc bụng, thắt hầu bao, mua nhiều hơn, nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn.
Và khi nền kinh tế thế giới phát triển dần ổn định thì kéo theo, doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều đơn hàng hơn, sản xuất tốt hơn…
Vậy theo ông, trong năm 2014, lĩnh vực nào sẽ là điểm sáng của nền kinh tế?
Nhiều khả năng vẫn là FDI nắm giữ vai trò chính. Tuy nhiên, trong nước cũng có một số lĩnh vực chúng tôi cho rằng sẽ có khả năng phát triển tốt hơn.
Đó là xuất khẩu, nếu vào Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì da giày, dệt may sẽ bùng nổ rất tốt, thấp hơn một chút là chế biến thủy sản – những mặt hàng Việt Nam có ưu thế.
Nếu nền kinh tế thế giới phục hồi thì giá cao su sẽ tốt hơn nhưng cà phê, gạo, hạt tiêu thì hiện xu thế đang bất lợi. Khả năng 2014 có thể thay đổi nhưng không nhiều.
Ngoài ra, các mặt hàng linh kiện điện tử, điện tử, linh kiện máy tính, máy tính, linh kiện điện thoại, điện thoại năm nay cũng là một điểm sáng rồi và chúng tôi nghĩ sang năm nó cũng sẽ duy trì được như năm nay.
Nhìn chung, 2014, xuất khẩu sẽ phát triển mạnh và chủ yếu sang các nước trong TPP như Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand…
Bởi những nước trong TPP cũng là những nước nhập hàng nông sản, thủy sản… chính của Việt Nam.
Trong khi, những nước xuất khẩu nông, thủy sản cạnh trạnh lớn với Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ… không tham gia TPP nên mức độ cạnh tranh sẽ thấp hơn.
Hướng vào TPP sẽ có nhiều lợi thế hơn nên năm 2014, điểm sáng nhiều khả năng sẽ rơi vào đó.
Vậy ông có lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp trong những ngành trên?
Thực tế, điều này phụ thuộc chủ yếu vào sự nhạy bén, chủ động của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều “đói” thông tin, khả năng phân tích thông tin còn yếu, kể cả các tập đoàn.
Song hiện chúng ta sử dụng thông tin thiên về miễn phí nhiều hơn, ai cho thì lấy nhưng cái mà cho thì… chất lượng không chuyên sâu.
Trong khi mỗi năm các tập đoàn bỏ ra hàng tỷ đồng để quảng cáo, tiếp thị, nếu họ chỉ chi một phần nhỏ trong đó để mua thông tin như đặt hàng nghiên cứu đầy đủ về một mặt hàng hay ngành hàng nào đó sẽ giúp doanh nghiệp trong ngành hàng đó quyết định nên hay không nên mở rộng sản xuất, đầu tư vào mặt hàng nào, hướng vào phân khúc thị trường nào.
Do đó, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, chú trọng tìm hiểu thu thập, phân tích thông tin để có những phán đoán thị trường chính xác.
Bình luận