Kinh tế Mỹ: Những dấu hiệu khả quan
Sự tự tin và vững vàng đã trở lại với nền kinh tế Mỹ sau 8 năm chìm trong khủng khoảng cũng như phục hồi rất chậm. Những dấu hiệu rõ ràng nhất là sự tăng nhanh của sản lượng kinh tế quốc dân, của các nhân tố Việt Nam và sản lượng bán lẻ.
Bên cạnh đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ đã tăng trưởng rất tốt trong tháng 12 này, xấp xỉ với thời điểm kinh tế phát triển mạnh trong thời kỳ 1996 - 2004 và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/2007.
Kinh tế Mỹ đã dần phục hồi |
Nhiều ngành nghề làm việc hiệu quả đã mang lại con số ấn tượng này. Thêm vào đó, giới kinh tế học cũng mong muốn sự kiện giá xăng dầu thế giới đang bước vào đà giảm sẽ còn khiến chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng cao hơn trong những tháng tới.
Chính phủ Mỹ dự tính giảm thêm 2,6 USD vào đầu năm sau, cộng thêm với mức 3,37 USD đã giảm trong năm 2014 này, chi phí đi lại sẽ trở nên ''dễ thở'' hơn cho giới kinh doanh.
Tháng 11 vừa qua, lực lượng lao động Mỹ đã có thêm 321.000 việc làm mới - nhiều nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 5,8%. Cùng với đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm 3,9% trong quý III năm 2014 và GDP tăng 4,6%.
Người tiêu dùng đã tin tưởng hơn vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ |
"Mọi thứ đang được định hướng đúng cho người tiêu dùng", chuyên gia kinh tế từ Capital Economics phát biểu. "Và chúng tôi đang mong chờ thêm một sự phát triển mạnh nữa của nền kinh tế trong tương lai gần".
Người tiêu dùng Mỹ sẽ bớt gánh nặng tài chính
Cuối cùng thì công dân Mỹ cũng đã bắt đầu cảm thấy những hiệu quả từ các chính sách ổn định nền kinh tế của Chính phủ.
Theo những khảo sát của chuyên gia đến từ Reuters, Richard Curtin, mọi người đã trở nên lạc quan hơn về việc sự đi lên của nền kinh tế mặc cho tăng trưởng kinh tế vào quý I vẫn ở mức -2,6%.
Theo những khảo sát của chuyên gia đến từ Reuters, Richard Curtin, mọi người đã trở nên lạc quan hơn về việc sự đi lên của nền kinh tế mặc cho tăng trưởng kinh tế vào quý I vẫn ở mức -2,6%.
Những dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế Mỹ có thể sẽ đưa Mỹ trở lại với vị thế dẫn đầu của mình sau khi để mất vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới về Trung Quốc. Kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn cũng kéo theo sự đi lên của nền kinh tế thế giới sau thời gian khá dài chậm chạp.
Khánh Huy (Theo Time)
Bình luận