(VTC News) - Ẩn mình dưới lòng một trong những hang động sâu nhất thế giới, loài sên với lớp vỏ gần như trong suốt khiến nhiều nhà khoa học kinh ngạc.
Được tìm thấy ở độ sau hơn 1.000km ở hệ thống hang động Lukina Jama-Trojama tại Croatia, loài sên đặc biệt này có kích thước tí hon với lớp vỏ hình xoắn ốc trong suốt tuyệt đẹp, có chiều cao 1,4-1,8mm.
Trải qua thời gian, do thích nghi với môi trường sống hoàn toàn trong bóng tối nên những con sên trong suốt không hề có thị giác.
Đây cũng là đặc điểm chung của những loài động vật hang động như bộ giáp xác, cá, bộ có đuôi (kỳ giông) - thường đánh mất thị lực sau hàng thiên niên kỷ sống ở nơi không hề có ánh sáng.
Chỉ có một con sên với lớp vỏ trong suốt được tìm thấy còn sống. Ngoài ra, còn vô số lớp vỏ nằm rải rác trong hang.
Loài sên trong suốt mới phát hiện |
Loài sên trong suốt mới phát hiện có vẻ như hạn chế cả khả năng di chuyển. Chúng gần như đứng nguyên một chỗ, giữa lớp bùn lạnh giá trong hang, và luôn ở gần nguồn nước chảy. Điều này giúp cơ thể chúng giữ được độ ẩm cần thiết.
Chỉ có một con sên với lớp vỏ trong suốt được tìm thấy còn sống. Ngoài ra, còn vô số lớp vỏ nằm rải rác trong hang.
Cho tới thời điểm này, giới khoa học vẫn chưa chắc chắn về việc loài sên trong suốt ăn gì và sinh sản ra sao.
So sánh loài sên mới (hình A) với các loài sên cùng họ. |
Vị trí phát hiện loài sên mới ở độ sâu hơn 1.000m |
Huyền Trang (theo Subterranean Biology)
Bình luận