Đàn khỉ đi đến đâu là vặt sạch trái cây đến đấy, có lần chúng tìm vào tận trường học để hái xoài.
Thời gian gần đây, gần cả trăm con khỉ bất ngờ tràn xuống làng ở núi Hòn Một, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa phá hoa màu của người dân
Ông Lê Văn Đỏ - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa - cho biết, trước đây chưa bao giờ nghe nói ở núi Hòn Một có khỉ sinh sống. Vì thế, trước thông tin một đàn khỉ kéo đến nơi này phá phách, lực lượng kiểm lâm sẽ kiểm tra và tuyên truyền cho người dân để chúng tránh bị giết hại.
Theo chân người dân và kiểm lâm xã Ninh Tân đến núi Hòn Một, chúng tôi rất bất ngờ trước sự phá phách kinh khủng của đàn khỉ này. Đây là khỉ tự nhiên sống trên núi và chưa biết là loài khỉ gì. Loài này có thân nhỏ, đuôi ngắn, sống trong các hốc đá, hốc cây của núi Hòn Một, cách làng chưa đến 500 m.
Ông Trần Đình Tài, một người dân ở xã Ninh Tân, cho biết, cứ vào lúc sáng sớm hoặc chiều tà là bầy khỉ lại kéo xuống làng. Ăn thì ít nhưng phá thì nhiều, chủ yếu tập trung ở các rẫy mía, sắn, bắp, chuối... Với số lượng cả trăm con, đàn khỉ chẳng sợ ai, “càn quét” sạch sẽ hoa màu sắp đến mùa thu hoạch.
“Mía chúng cũng gặm ăn như trẻ con. Còn với cây chuối thì chúng tách bẹ ra ăn phần lõi bên trong. Có lần, chúng còn kéo xuống tận trường học để hái xoài. Chúng đi tới đâu vặt sạch cây trái đến đấy. Đêm xuống, người dân phải ra rẫy đốt lửa xua đuổi chúng” - ông Tài kể.
Ông Lê Văn Đỏ cho rằng, việc đàn khỉ xuất hiện ở núi Hòn Một là một tín hiệu vui, chứng tỏ cây rừng phát triển, đủ cho loài khỉ này lưu trú. Ngọn núi này nằm ở phía Bắc xã Ninh Tân, giáp với huyện miền núi Khánh Vĩnh nên có khả năng bầy khỉ ở khu vực này di cư qua.
Chuyên gia về loài linh trưởng ở đảo khỉ (Nha Trang), ông Lê Phú Điệp, lưu ý việc xuất hiện đàn khỉ tự nhiên là dấu hiệu tốt về môi trường sống. “Người dân khi xua đuổi cần cân nhắc các biện pháp phù hợp. Nếu không thì đàn khỉ sẽ bỏ đi nơi khác. Việc cần làm lúc này là bảo vệ bầy khỉ để tránh bị săn bắt giết thịt, nấu cao” - ông Điệp cảnh báo.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, ở thị xã Ninh Hòa còn nhiều loài linh trưởng quý hiếm, trong đó có loài voọc chà vá chân đen (tên khoa học là Pygathrix nigripes) ở các xã Ninh Phước, Ninh Vân và Ninh Phú với hàng trăm cá thể.
Đây là loài động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ. Loài động vật này trước đây bị săn bắn rất nhiều, cơ quan chức năng đã xử lý hình sự nhiều vụ nên thời gian gần đây, loài voọc này có điều kiện phát triển trở lại.
Nguồn: Người Lao Động
Thời gian gần đây, gần cả trăm con khỉ bất ngờ tràn xuống làng ở núi Hòn Một, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa phá hoa màu của người dân
Ông Lê Văn Đỏ - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa - cho biết, trước đây chưa bao giờ nghe nói ở núi Hòn Một có khỉ sinh sống. Vì thế, trước thông tin một đàn khỉ kéo đến nơi này phá phách, lực lượng kiểm lâm sẽ kiểm tra và tuyên truyền cho người dân để chúng tránh bị giết hại.
Theo chân người dân và kiểm lâm xã Ninh Tân đến núi Hòn Một, chúng tôi rất bất ngờ trước sự phá phách kinh khủng của đàn khỉ này. Đây là khỉ tự nhiên sống trên núi và chưa biết là loài khỉ gì. Loài này có thân nhỏ, đuôi ngắn, sống trong các hốc đá, hốc cây của núi Hòn Một, cách làng chưa đến 500 m.
Loài khỉ này đang kéo về sinh sống ở núi Hòn Một, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. |
“Mía chúng cũng gặm ăn như trẻ con. Còn với cây chuối thì chúng tách bẹ ra ăn phần lõi bên trong. Có lần, chúng còn kéo xuống tận trường học để hái xoài. Chúng đi tới đâu vặt sạch cây trái đến đấy. Đêm xuống, người dân phải ra rẫy đốt lửa xua đuổi chúng” - ông Tài kể.
Ông Lê Văn Đỏ cho rằng, việc đàn khỉ xuất hiện ở núi Hòn Một là một tín hiệu vui, chứng tỏ cây rừng phát triển, đủ cho loài khỉ này lưu trú. Ngọn núi này nằm ở phía Bắc xã Ninh Tân, giáp với huyện miền núi Khánh Vĩnh nên có khả năng bầy khỉ ở khu vực này di cư qua.
Chuyên gia về loài linh trưởng ở đảo khỉ (Nha Trang), ông Lê Phú Điệp, lưu ý việc xuất hiện đàn khỉ tự nhiên là dấu hiệu tốt về môi trường sống. “Người dân khi xua đuổi cần cân nhắc các biện pháp phù hợp. Nếu không thì đàn khỉ sẽ bỏ đi nơi khác. Việc cần làm lúc này là bảo vệ bầy khỉ để tránh bị săn bắt giết thịt, nấu cao” - ông Điệp cảnh báo.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, ở thị xã Ninh Hòa còn nhiều loài linh trưởng quý hiếm, trong đó có loài voọc chà vá chân đen (tên khoa học là Pygathrix nigripes) ở các xã Ninh Phước, Ninh Vân và Ninh Phú với hàng trăm cá thể.
Đây là loài động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ. Loài động vật này trước đây bị săn bắn rất nhiều, cơ quan chức năng đã xử lý hình sự nhiều vụ nên thời gian gần đây, loài voọc này có điều kiện phát triển trở lại.
Nguồn: Người Lao Động
Bình luận