Pit Viper sống chủ yếu ở các cánh khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Mỗi con rắn Pit Viper thường dài khoảng gần 1,7 m, nhưng ở các vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chiều dài của chúng chỉ đạt ở mức 1,2 m.
Do thường tìm kiếm con mồi là các loài gặm nhấm có kích thước nhỏ như chuột, thỏ nên khả năng loài rắn này chạm mặt với con người là khá cao. Thậm chí những con trưởng thành với tập tính hung dữ thường lao vào tấn công con người nếu ai đó vô tình chạm vào chúng.
Vết cắn của Pit Viper rất độc. Chỉ cần nhiễm phải 40 - 70 mg nọc độc sau cú đớp của chúng, một người trưởng thành có thể mất mạng. Ban đầu, nạn nhân sẽ bị phù nề, xuất huyết trong nhiều giờ, sau đó tụt huyết áp, giảm nhịp tim và chỗ rắn cắn sẽ bị hoại tử. Sau đó nạn nhân sẽ bị suy thận, các cục máu đông xuất hiện khắp các thành mạch dẫn đến tử vong.
Tất nhiên vẫn sẽ có những trường hợp may mắn sống sót sau khi bị cắn. Nhưng kể cả khi thoát chết, cơ thể sẽ phải chịu các tổn thương lâu dài. Trước hết vết cắn sẽ phá hủy thận, gây xuất huyết trên khắp cơ thể. Sau đó, nó sẽ gây tác động khiến tuyến yên ngừng sản xuất các hormon cần thiết. Lâu dần, nó khiến người bị cắn mất đi ham muốn sinh dục và hormon sinh sản. Các nạn nhân sau đó sẽ bị rụng tóc và lông. Đàn ông sẽ mất đi cơ bắp còn phụ nữ cũng sẽ không còn đường cong.
Các bác sỹ hiện nay đã thành công trong việc điều trị cho các nạn nhân bị loài rắn độc này cắn phải bằng cách tiêm các hormon thay thế. Nhưng dù vậy, chắc chắn không ai mong muốn thử một lần hồi xuân theo cách này.
Video: Hòn đảo chỉ rộng 1 km2 nhưng là hang ổ của hơn 20.000 con rắn cực độc
Bình luận