Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy (70 tuổi, Giám đốc Trung tâm cai nghiện Thanh Đa, phường 28, quận Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn hàng ngày theo dõi những nhất cử nhất động của từng học viên cai nghiện để điều chỉnh nhận thức, hành vi cho họ.
Theo bác sĩ Duy, ở nước ta hiện nay có đến 90% người nghiện ma túy mắc bệnh tâm thần. Ma túy phá hủy hết não bộ của con người nếu sử dụng thường xuyên. Hiện trung tâm của ông Duy đang hỗ trợ cai nghiện cho hàng chục thanh niên nam nữ.
Theo bác sĩ Duy, điển hình rõ nhất của dấu hiệu bị tâm thần là trường hợp của Tuấn và Nam - đang cai nghiện tại đây. Có lúc cả 2 đang ngồi với nhau, tự dưng Tuấn đứng lên tát Nam một cái. Thế là cả 2 lao vào đánh nhau. Ngay lập tức bảo vệ phải lao vào can ngăn, đưa 2 người vào phòng cách ly để giáo dục viên tìm hiểu nguyên nhân.
"Thực sự làm việc với học viên bị nghiện ma túy đá rất mệt vì đa số họ có dấu hiệu tâm thần nên có những hành động rất khó kiểm soát", bác sĩ Duy cho biết.
Vị bác sĩ lão thành kể, có những học viên nữ trước đây mệnh danh là kiều nữ quán bar, vũ trường luôn nhớ tới cảnh ăn chơi. Khi tivi có chương trình ca nhạc là các cô đứng dậy múa may quay cuồng như người điên.
Mỗi lần kiều nữ Hân (19 tuổi) đứng dậy múa là các học viên cùng phòng hưởng ứng "xõa" giống như họ đang thác loạn ở vũ trường. Ngày nào các học viên cũng có những hành động như vậy nên bảo vệ của trung tâm phải túc trực 24/24. Bởi nếu không kiểm soát, học viên sẽ có những hành động không giống ai, thậm chí là tìm cách tự sát.
Nói đến vụ tự sát ở trung tâm, vị bác sĩ 70 tuổi nhớ tới trường hợp của Khang (25 tuổi) ở Ninh Thuận khi được cha vào thăm. Nắm được điểm yếu của cha hay cưng chiều nên Khang dọa: "Nếu không cho về, ngày mai đến mang xác tôi".
Nghe vậy, người cha lên cơn tăng xông té xỉu ngay tại chỗ, khiến các cán bộ của trung tâm một phen hú vía. Sợ học viên nghĩ quẩn hành động thật, trung tâm yêu cầu mẹ của Khang đến nói chuyện, khuyên bảo.
Sau nhiều năm điều trị cắt cơn, giải độc ở trung tâm cai nghiện Thanh Đa, đến nay có rất nhiều học viên trở về tái hòa nhập cộng đồng, quyết tâm từ bỏ ma túy.
Học viên Quốc (30 tuổi, ở quận Bình Thạnh) tâm sự sau khi cai nghiện thành công, anh được gia đình đón nhận và tạo điều kiện cho làm ăn kinh doanh. "Lúc trước còn nghiện thì cục ma túy quý như vàng, nay bỏ được thì đứa con này quý hơn ma túy", vừa nói anh Quân vừa hướng ánh mắt về phía cậu con trai bụ bẫm 8 tháng tuổi.
Theo các chuyên gia tâm lý, hàng ngày anh Quốc vẫn chở vợ con tới trung tâm lấy thuốc Naltrexone để cai nghiện cho dứt cơn. Mỗi khi được cha chở đi chơi, bé trai tỏ ra rất thông minh và tinh nghịch được mọi người khen, anh Quốc lấy đó làm động lực để đoạn tuyệt với "nàng tiên nâu".
Theo bác sĩ Duy, hiện trên thế giới không có loại thuốc để cai nghiện được ma túy, chỉ có thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện. Cai nghiện ma túy thành công là phải giải quyết cái đầu, giải thích, giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, giải quyết chấn thương tâm lý, những mâu thuẫn nội tâm… cho các con nghiện.
Theo Khánh Trung/ Zing
Theo bác sĩ Duy, ở nước ta hiện nay có đến 90% người nghiện ma túy mắc bệnh tâm thần. Ma túy phá hủy hết não bộ của con người nếu sử dụng thường xuyên. Hiện trung tâm của ông Duy đang hỗ trợ cai nghiện cho hàng chục thanh niên nam nữ.
Theo bác sĩ Duy, điển hình rõ nhất của dấu hiệu bị tâm thần là trường hợp của Tuấn và Nam - đang cai nghiện tại đây. Có lúc cả 2 đang ngồi với nhau, tự dưng Tuấn đứng lên tát Nam một cái. Thế là cả 2 lao vào đánh nhau. Ngay lập tức bảo vệ phải lao vào can ngăn, đưa 2 người vào phòng cách ly để giáo dục viên tìm hiểu nguyên nhân.
Ngày nào bác sĩ Khánh Duy cũng theo dõi những biến chuyển về tâm lý, hành động của các học viên cai nghiện. Ảnh: Nguyễn Quang. |
Vị bác sĩ lão thành kể, có những học viên nữ trước đây mệnh danh là kiều nữ quán bar, vũ trường luôn nhớ tới cảnh ăn chơi. Khi tivi có chương trình ca nhạc là các cô đứng dậy múa may quay cuồng như người điên.
Mỗi lần kiều nữ Hân (19 tuổi) đứng dậy múa là các học viên cùng phòng hưởng ứng "xõa" giống như họ đang thác loạn ở vũ trường. Ngày nào các học viên cũng có những hành động như vậy nên bảo vệ của trung tâm phải túc trực 24/24. Bởi nếu không kiểm soát, học viên sẽ có những hành động không giống ai, thậm chí là tìm cách tự sát.
Nói đến vụ tự sát ở trung tâm, vị bác sĩ 70 tuổi nhớ tới trường hợp của Khang (25 tuổi) ở Ninh Thuận khi được cha vào thăm. Nắm được điểm yếu của cha hay cưng chiều nên Khang dọa: "Nếu không cho về, ngày mai đến mang xác tôi".
Nghe vậy, người cha lên cơn tăng xông té xỉu ngay tại chỗ, khiến các cán bộ của trung tâm một phen hú vía. Sợ học viên nghĩ quẩn hành động thật, trung tâm yêu cầu mẹ của Khang đến nói chuyện, khuyên bảo.
Sau nhiều năm điều trị cắt cơn, giải độc ở trung tâm cai nghiện Thanh Đa, đến nay có rất nhiều học viên trở về tái hòa nhập cộng đồng, quyết tâm từ bỏ ma túy.
Học viên Quốc (30 tuổi, ở quận Bình Thạnh) tâm sự sau khi cai nghiện thành công, anh được gia đình đón nhận và tạo điều kiện cho làm ăn kinh doanh. "Lúc trước còn nghiện thì cục ma túy quý như vàng, nay bỏ được thì đứa con này quý hơn ma túy", vừa nói anh Quân vừa hướng ánh mắt về phía cậu con trai bụ bẫm 8 tháng tuổi.
Theo các chuyên gia tâm lý, hàng ngày anh Quốc vẫn chở vợ con tới trung tâm lấy thuốc Naltrexone để cai nghiện cho dứt cơn. Mỗi khi được cha chở đi chơi, bé trai tỏ ra rất thông minh và tinh nghịch được mọi người khen, anh Quốc lấy đó làm động lực để đoạn tuyệt với "nàng tiên nâu".
Theo bác sĩ Duy, hiện trên thế giới không có loại thuốc để cai nghiện được ma túy, chỉ có thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện. Cai nghiện ma túy thành công là phải giải quyết cái đầu, giải thích, giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, giải quyết chấn thương tâm lý, những mâu thuẫn nội tâm… cho các con nghiện.
Theo Khánh Trung/ Zing
Bình luận