• Zalo

Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?

Thời sựThứ Bảy, 31/05/2014 06:50:00 +07:00Google News

(VTC News) - Luật sư Hoàng Ngọc Giao nói về việc Việt Nam sẽ chọn toà án nào nếu tiến hành kiện Trung Quốc cũng như kịch bản xấu nhất phải đối mặt.

(VTC News) - Luật sư Hoàng Ngọc Giao nói về việc Việt Nam sẽ chọn toà án nào nếu tiến hành kiện Trung Quốc cũng như kịch bản xấu nhất phải đối mặt.

Xung quanh vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiến sỹ - luật sư Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ) cho rằng đã đến thời điểm Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.

- Ngày 24/5, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã cho biết Bộ Ngoại giao đã 26 lần có đề nghị trao đổi nhưng Trung Quốc chỉ bố trí một cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Đến thời điểm này, liệu chúng ta có thể thỏa hiệp được với Trung Quốc không, thưa ông?

Hơn lúc nào hết, bây giờ Chính phủ Việt Nam phải quyết định khởi kiện ngay Trung Quốc ra trước các cơ quan tài phán quốc tế. Ở đây, chúng ta có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc và Tòa án Quốc tế Luật biển.

Chúng ta phải quyết định ngay từ bây giờ để chính thức công bố với thế giới rằng sẽ đưa vụ việc này ra trước các cơ quan tài phán quốc tế. Đây phải là một quyết định chính thức của nhà nước.

- Đưa vấn đề này ra các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam sẽ có được những lợi thế nào, thưa ông?


luật sư hoàng ngọc giao
Tiến sỹ - luật sư Hoàng Ngọc Giao (Ảnh: Phạm Thịnh) 
Về quan hệ đối nội, Chính phủ thể hiện rõ quyết tâm bản lĩnh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng các biện pháp pháp lý.


Chúng ta thấy rằng, tại Philippines, bài phát biểu rất mạnh mẽ của Thủ tướng đã giành được sự đồng tình lớn của nhân dân. Điều đó thể hiện bản lĩnh của người đứng đầu kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Thủ tướng phát biểu như vậy nhân dân rất mừng, rất tin tưởng và ủng hộ. Điều đó rất quan trọng.

Về quan hệ đối ngoại, đối với cộng đồng quốc tế, đối với nhân dân các nước chưa hiểu nhiều về Việt Nam, chưa hiểu nhiều vụ việc này nhưng thấy Việt Nam đưa vấn đề này ra các cơ quan tài phán quốc tế thì người ta cũng hiểu ra rằng những tuyên bố của Việt Nam về vấn đề chủ quyền biển đảo là có căn cứ pháp lý. Người Việt Nam cũng tự tin với điều này.

Việc đưa sự việc ra các cơ quan tài phán quốc tế, dù chưa biết kết quả thế nào nhưng cũng sẽ chứng minh Chính phủ Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn luôn sống theo pháp luật, làm theo pháp luật. Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn được đề cao trong chính sách đối ngoại hòa bình của Việt Nam.

Điều này cũng có tác động trở lại đặt ra câu hỏi liệu đường lối đối ngoại của Trung Quốc có phải là thượng tôn pháp luật không hay là đường lối đối ngoại cường quyền, áp lực, áp bức.

Nếu đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế và có kết quả thì những điều Việt Nam đòi hỏi được quốc tế công nhận thì chúng ta có căn cứ pháp luật để yên tâm làm ăn. Thậm chí, đối với những đảo phía Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép nhưng Việt Nam vẫn có căn cứ pháp luật để họ buộc phải thực hiện trong tương lai.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

- Cũng có ý kiến cho rằng, khi đàm phán song phương không đạt kết quả thì cần duy trì đàm phán đa phương. Ông bình luận gì về điều này?

Thực thế cho thấy, Trung Quốc chưa bao giờ có thiện chí đàm phán song phương và đa phương. Thực tế, gần đây nhất trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc còn nói đây là việc riêng của Trung Quốc và Việt Nam, việc này chỉ cần giải quyết song phương.

Tuy nhiên, bản thân ngoại trưởng Indonesia cũng không đồng ý và cho rằng đây không phải câu chuyện song phương đối với các câu chuyện trên biển Đông.

Vì vậy, không thể nói câu chuyện đàm phán song phương và cũng đừng hy vọng họ thực tâm đàm phán đa phương, trừ khi họ chịu sức ép của quốc tế và bối cảnh chính trị khu vực thay đổi.

Bắn vòi rồng
Tàu Trung Quốc thường xuyên bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam quanh khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép

- Trong trường hợp kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, chúng ta phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?


Trước hết Chính phủ Việt Nam phải có một quyết định rõ ràng. Chúng ta phải xác định dùng tòa án nào.

Phải lập các nhóm nghiên cứu đặc biệt gồm các chuyên gia để lập hồ sơ. Nhóm chuyên gia đó sẽ của Bộ ngoại giao. Để có thể huy động được sức mạnh trí tuệ thì có lẽ Bộ Ngoại giao nên mở rộng để thu hút sự tham gia của các luật sư, các chuyên gia, các nhà sử học trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra có thể mời hoặc thuê luật sư quốc tế tham gia vào vấn đề này.

Sau đó quy tắc tố tụng tùy thuộc vào cơ quan tài phán quốc tế chúng ta theo. Chúng ta phải biết cách để các cơ quan tài phán quốc tế này chấp nhận xử lý vụ việc của Việt Nam.

- Tuy nhiên, nếu Việt Nam đem sự việc này ra các cơ quan tài phán quốc tế nhưng Trung Quốc không hợp tác thì sao?

Philippines đã thành công trong việc đưa ra tòa trọng tài quốc tế, đưa ra theo cơ chế công ước Luật biển. Về mặt tố tụng vẫn có thể nghiên cứu các khả năng tố tụng về pháp lý để lường trường hợp Trung Quốc không tham gia.

 

Việc Trung Quốc sẽ phủ nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán này là rõ ràng và họ sẽ bất hợp tác. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nghiên cứu vụ việc này.


 
Các biện pháp cụ thể cần phải nghiên cứu. Đặc biệt phải nghiên cứu từ án lệ của các cơ quan tài phán này trong những vụ tương tự. Lúc đó, chúng ta mới có thể tính được các bước tiếp theo sẽ thế nào.


Việc Trung Quốc sẽ phủ nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán này là rõ ràng và họ sẽ bất hợp tác. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nghiên cứu vụ việc này.

- Trung Quốc thường viện dẫn công hàm 1958 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký để bảo vệ cho sự chiếm đóng trái phép của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta sẽ phải đập tan luận điệu này thế nào?

Công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958 về giá trị pháp lý quốc tế là không nhiều.

Theo hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) 1954, Việt Nam được chia làm 2 miền. Miền Bắc có chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam có chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ở hai miền, mỗi một Chính phủ đều tham gia vào các hoạt động quốc tế và có những hoạt động ký kết với quốc tế.

 

Nếu như sự việc này được các cơ quan tài phán quốc tế chấp nhận xử lý, tôi tin Việt Nam sẽ giành được những phán quyết có lợi nhất và tôi tin rằng Việt Nam sẽ thắng.

Tiến sỹ- Luật sư Hoàng Ngọc Giao
 
Lúc đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý Trường Sa, Hoàng Sa cho nên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có tuyên bố ủng hộ thì cũng chỉ là ý muốn của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Chỉ một lời tuyên bố, không thể dựa vào đó để phán xét. Khi vấn đề ra các cơ quan tài phán quốc tế thì không đủ cơ sở để phán xét.

Việc thể hiện chủ quyền đối với lãnh thổ trên các đảo, theo luật quốc tế dựa vào việc chiếm hữu thực tế của các quốc gia đầu tiên. Chiếm hữu một cách hiệu quả, liên tục về mặt nhà nước. Tức là phải có sự kiểm soát về mặt nhà nước ở đó. Điều này thì ngay từ thời phong kiến Triều Nguyễn chúng ta đã có những đội hải binh Trường Sa, Hoàng Sa ra đó.

Rõ ràng, Việt Nam đến sớm hơn, sở hữu một cách thường xuyên liên tục trong hòa bình và không có tranh chấp.


Từ năm 1974 Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép. Đó là hành động xâm phạm. Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đóng bất hợp pháp chủ quyền của Quốc gia khác. Hành động đó của Trung Quốc là bất hợp pháp và hiến chương Liên Hợp Quốc không cho phép. Hành động đó không ai thừa nhận.
Trường Sa, Hoàng Sa
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 
- Nếu kiện Trung Quốc, khả năng thắng kiện của Việt Nam thế nào, thưa ông?

Nếu sự việc này được các cơ quan tài phán quốc tế chấp nhận xử lý, tôi tin Việt Nam sẽ giành được những phán quyết có lợi nhất và tôi tin rằng Việt Nam sẽ thắng.

Đó là sự công nhận của quốc tế về các quyền chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và quyền tài phán ở các vùng biển của Việt Nam một cách chính đáng nhất và phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Trong trường hợp chúng ta kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, Việt Nam rất có thể sẽ phải đối mặt với những lệnh cấm vận, ngừng hợp tác từ phía Trung Quốc. Chúng ta phải đối phó với vấn đề này thế nào khi Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam?

Điều lo ngại đó trên thực tế đã xảy ra chứ không cần phải đến bây giờ. Năm 2003, chúng ta nhập siêu 2,3 tỷ USD. Đến năm 2013, ta nhập siêu 27 tỷ USD. Riêng cán cân thương mại là bất bình đẳng.

Hàm lượng thương mại trao đổi hai bên cũng không có lợi cho Việt Nam. Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam “thượng vàng hạ cám” các sản phẩm kém chất lượng. Trung Quốc nhập của Việt Nam nông sản và khoáng sản thô. Thậm chí có tin cho biết họ nhập về không dùng mà dự trữ.

Vì vậy, nếu Trung Quốc có ngừng hoạt động kinh tế với Việt Nam, chúng ta cũng không có ngại.

Đối với những ngành công nghiệp phụ trợ có sự ảnh hưởng nhưng nếu không có thị trường Trung Quốc chúng ta có những thị trường khác như Ấn Độ.

Nếu Trung Quốc ngừng quan hệ kinh tế với Việt Nam, chúng ta cũng vẫn có lợi. Chúng ta sẽ không bị nhập siêu, bớt đi việc phải xuất khẩu khoáng sản thô.

Trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ có thiệt hại nhưng chúng ta sẽ phải thích nghi. Việt Nam sẽ phải có chính sách để những nông sản có giá trị cao hơn để xuất sang những thị trường cao cấp hơn. Ví dụ thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…

Vì vậy, chúng ta cần cấu trúc lại kinh tế trong mối quan hệ với Trung Quốc. Không có gì đáng lo ngại về mặt kinh tế.

Video Trung Quốc tạo bằng chứng giả, vu cao Việt Nam:

Có thể trong một số lĩnh vực, ngành hàng có khó khăn, nhà nước sẽ phải có những chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường mới.

Hiện nay hàng Trung Quốc tuy rẻ nhưng nhiều người Việt Nam đã không dùng. Vì hàng Trung Quốc tiềm ẩn độc hại và chất lượng không cao.

Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra được các mặt hàng tiêu dùng có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh. Nhân sự việc  này cần phải có việc cải cách thể chế kinh tế như Thủ tướng kêu gọi.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Tôi cho rằng khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt” vừa thể hiện lòng yêu nước và cũng mang cả ý nghĩa về chính trị. Chúng ta phải tiếp tục làm.

- Chúng ta làm thế nào để tuyên truyền cho dư luận Trung Quốc, quốc tế biết về những hành động ngang ngược của nhà cầm quyền nước này?


Trong câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đừng nghĩ rằng cộng đồng quốc tế hiểu Việt Nam, hiểu rõ tình hình biển Đông như Việt Nam tuyên bố.

Trung Quốc làm rất bài bản, đối với dư luận trong nước, Trung Quốc bưng bít thông tin. Trong giới học giả, họ tuyên truyền bằng những công trình nghiên cứu được dựa trên sự nhào nặn, cắt gọt thông tin.

Ngay cả Việt Nam cũng cần có chính sách cho nghiên cứu sinh ở các nước, nghiên cứu các đề tài về biển Đông và công bố cho dư luận quốc tế và để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc phía Trung Quốc đưa ra.

Chúng ta không thể hy vọng nhân dân Trung Quốc lên tiếng. Vừa qua, chỉ một vài học giả Trung Quốc lên tiếng phản đối, đó là con số rất nhỏ.

Xem video máy bay Trung Quốc bay sát tàu Việt Nam:

Ở những cấp cao, chúng ta đã lên tiếng nhưng các nhà khoa học Việt Nam cần tổ chức thêm nhiều hội thảo khoa học để bàn sâu hơn nữa về vấn đề biển Đông. Những hội thảo này cần được công bố ra quốc tế.

Thậm chí, chúng ta cần mời thêm nhiều chuyên gia quốc tế đến thảo luận xung quanh các vấn đề về biển Đông.

- Xin cảm ơn ông!

Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn