(VTC News) – Có những hộ dân đâm đơn kiện lên Sở Thông tin – Truyền thông về trạm BTS được xây dựng gần nhà, với nguyên nhân hỏi ra mới rõ là do... đố kị về lợi ích kinh tế với hàng xóm cho thuê địa điểm đặt trạm BTS.
Cố tình đổ tội oan cho BTS
Theo nhận định của Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) Lê Hữu Phương, trong quá trình triển khai lắp đặt hạ tầng thông tin di động, nhằm đưa các trạm phát sóng BTS vào hoạt động một cách nhanh nhất và cạnh tranh phát triển thuê bao, các doanh nghiệp đã không thực hiện các thủ tục kiểm định.
Đồng thời nhiều doanh nghiệp viễn thông kiểm định không đúng thời hạn hoặc không công bố sự phù hợp đối với công trình kỹ thuật viễn thông, không đúng theo kiến trúc, quy hoạch gây mất mỹ quan đô thị đã tạo bức xúc trong dư luận xã hội.
Bên cạnh đó, sự nhận thức chưa đầy đủ của người dân về ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khoẻ, đồng thời cho rằng độ an toàn của trạm BTS không đảm bảo do không thực hiện thủ tục kiểm định,... là những nguyên nhân làm phát sinh nhiều vụ khiếu nại, khiếu kiện phức tạp kéo dài.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc sở Thông tin – Truyền thông (TT-TT) Quảng Ninh kể chuyện ở địa phương ông: “Có hộ dân khiếu kiện việc xây trạm BTS gần nhà họ gây ảnh hưởng sức khỏe. Chúng tôi đã phải cùng tổ dân phố họp để giải thích. Sau đó, họ không kiện vì tần số ảnh hưởng sức khỏe nữa mà chuyển sang kiện sợ trạm BTS đổ. Nhưng qua tìm hiểu, thực ra là do lợi ích cá nhân với hộ dân cho thuê đặt trạm BTS. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận có nhiều trạm BTS được xây dựng không đẹp”
Phó Chánh Thanh tra Bộ nhận định: “Theo báo cáo của các Sở TT-TT, các doanh nghiệp và theo kết quả khảo sát, xác minh của Bộ thì nguyên nhân của việc người dân cố tình không hiểu là do đố kỵ, ghen ghét vì lợi ích kinh tế thu được giữa những hộ dân trong việc cho doanh nghiệp thuê địa điểm lắp đặt trạm BTS. Đây là một trong những nguyên nhân chính và sâu xa của tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, gay gắt nói trên nhưng không được thể hiện trong bất kỳ đơn khiếu kiện nào mà thường ẩn sau các lý do khách quan khác”.
Hiện nhận thức của người dân về ảnh hưởng của sóng điện từ đối với sức khỏe con người chưa đúng, chưa đầy đủ. Các tiêu chuẩn, các kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (WHO, ITU, UCNIRP) và của một số nước trên thế giới về việc ảnh hưởng của sóng điện từ do các trạm BTS phát ra đối với sức khỏe con người và môi trường mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến nhưng nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế.
Người dân cho rằng trạm BTS phát sóng gây ra các nguyên nhân sau: gây nhiễu các thiết bị điện tử (Tivi, Radio…); gây sụt áp, mất điện sinh hoạt của các hộ dân xung quanh; gây mất an toàn cho người dân sống xung quanh (trung tâm hút sét gây cháy nổ, nguy cơ gãy đổ cột anten trong mưa bão…); không bảo đảm an ninh do có người ngoài ra vào trạm BTS vào những thời điểm không xác định hoặc gây tiếng ồn khi chạy máy nổ....
Một trong những lý do khiến xảy ra khiếu kiện là một số hộ dân gần địa điểm xây dựng trạm BTS không được doanh nghiệp và chính quyền địa phương thông báo, giải thích nên bất bình, phát sinh khiếu kiện.
Ở một số nơi, có những người dân cố tình không hiểu. Mặc dù, doanh nghiệp đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, các Phòng Đo kiểm được Bộ TT-TT chỉ định để tiến hành đo kiểm mức độ phơi nhiễm điện từ trường cùng với sự chứng kiến của đại diện Lãnh đạo Đảng bộ, Chính quyền, Công an, đoàn thể quần chúng tại địa phương và chính bản thân những người đứng đơn khiếu kiện. Kết quả đo kiểm nằm trong giới hạn an toàn cho phép của các tổ chức quốc tế và của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT-TT) công bố nhưng những người đứng đơn khiếu kiện vẫn không chấp nhận.
Một số nơi thuộc danh sách vùng viễn thông công ích, khi các doanh nghiệp triển khai lắp đặt các trạm BTS cũng bị người dân ngăn cản. Mặc dù, Chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã kiên trì phối hợp tuyên truyền giải thích nhưng một số người dân vẫn cố tình khiếu kiện.
Phạt trên 762 triệu đồng với DN viễn thông vi phạm
Từ năm 2006 đến nay, mạng lưới viễn thông nói chung và mạng lưới thông tin di động nói riêng tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Tính đến cuối năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng đạt 162,88 triệu máy điện thoại, mật độ 189 máy/100 dân, trong đó thuê bao di động chiếm 91,2%, và đã vượt chỉ tiêu 35 máy/100 dân được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra cho Ngành trong kế hoạch 5 năm (2006 - 2010).
Ngày 9/6/2010 Thanh tra Bộ TT-TT ra văn bản chỉ đạo Sở TT-TT các tỉnh, thành phố thanh tra diện rộng việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm định các công trình viễn thông và công bố hợp quy đối với trạm BTS. Thanh tra các Sở đã tiến hành thanh tra các trạm BTS tại các trung tâm, chi nhánh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động (Vinaphone, Mobifone VMS, Viettel, EVN Telecom, Sfone, Gtel, Vietnamobile).
Ông Lê Hữu Phương cho biết: “Qua thanh tra cho thấy các doanh nghiệp còn nhiều sai phạm. Các đoàn thanh tra đã lập biên bản, ban hành 41 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 762,2 triệu đồng”.
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2010 đến 30/9/2010 các đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định, kết quả đo kiểm trạm BTS, giấy công bố sự phù hợp đối với trạm BTS (Thông tư số 11/2009/TT-BTTTT quy định doanh nghiệp phải thực hiện công bố các trạm BTS phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng sau đây: TCN 68-141:1999, TCN 68-135:2001, TCVN 3718-1:2005, TCN 68-255:2006 – PV).
Vẫn còn vướng mắc trong việc cấp phép và xây dựng trạm BTS
Theo ông Phương, từ phía chính sách vẫn còn bất cập như việc quy định thời hạn phải công bố sự phù hợp đối với công trình BTS cũng không được quy định chi tiết trong Thông tư 09/2009/TT-BTTTT. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chuyên ngành về công bố sự phù hợp trạm BTS cũng như xử lý khi doanh nghiệp không công bố sự phù hợp”.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về việc quy hoạch, xây dựng trạm BTS như trình tự, thủ tục xin phép xây dựng nhà trạm, cột ăng ten; quy hoạch các trạm BTS và cột ăng ten… chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước của các Sở TT-TT tại địa phương và vướng mắc cho doanh nghiệp khi làm thủ tục xây dựng trạm BTS.
Doanh nghiệp vẫn còn lúng túng vì trình tự, thủ tục xin phép xây dựng trạm BTS tại từng địa phương khác nhau. Nhiều doanh nghiệp không biết cần phải có những loại giấy phép gì khi triển khai xây dựng trạm BTS. “Điển hình, có địa phương còn yêu cầu doanh nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xây dựng trạm BTS và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đề nghị địa phương hướng dẫn trình tự, thủ tục xin xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường thì lại không được hướng dẫn”, ông Phương cho biết.
UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành quyết định, chỉ thị về quy hoạch, quản lý việc xây dựng trạm BTS trên địa bàn quản lý của mình nhưng quy trình, phạm vi, mức độ quản lý của mỗi địa phương một khác nhau. Việc ban hành các văn bản này kịp thời phục vụ công tác quản lý Nhà nước về viễn thông và CNTT tại mỗi địa phương, nhưng về tổng thể, nó tạo ra sự thiếu đồng bộ, không thống nhất trong việc xây dựng quy hoạch phát triển mạng thông tin di động. Thậm chí, có những tỉnh, thành phố chính sách quản lý của từng quận, huyện cũng khác nhau. Có quận, huyện cấp giấy phép xây dựng, yêu cầu thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, biên bản họp dân, lấy ý kiến của dân trong khu vực…. Có tỉnh, quận, huyện chỉ yêu cầu doanh nghiệp thoả thuận vị trí hoặc thông báo kế hoạch xây dựng.
Cố tình đổ tội oan cho BTS
Theo nhận định của Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) Lê Hữu Phương, trong quá trình triển khai lắp đặt hạ tầng thông tin di động, nhằm đưa các trạm phát sóng BTS vào hoạt động một cách nhanh nhất và cạnh tranh phát triển thuê bao, các doanh nghiệp đã không thực hiện các thủ tục kiểm định.
Đồng thời nhiều doanh nghiệp viễn thông kiểm định không đúng thời hạn hoặc không công bố sự phù hợp đối với công trình kỹ thuật viễn thông, không đúng theo kiến trúc, quy hoạch gây mất mỹ quan đô thị đã tạo bức xúc trong dư luận xã hội.
Một trong những nguyên nhân của việc người dân cố tình không hiểu là do đố kỵ, ghen ghét vì lợi ích kinh tế thu được giữa những hộ dân trong việc cho doanh nghiệp thuê địa điểm lắp đặt trạm BTS. |
Bên cạnh đó, sự nhận thức chưa đầy đủ của người dân về ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khoẻ, đồng thời cho rằng độ an toàn của trạm BTS không đảm bảo do không thực hiện thủ tục kiểm định,... là những nguyên nhân làm phát sinh nhiều vụ khiếu nại, khiếu kiện phức tạp kéo dài.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc sở Thông tin – Truyền thông (TT-TT) Quảng Ninh kể chuyện ở địa phương ông: “Có hộ dân khiếu kiện việc xây trạm BTS gần nhà họ gây ảnh hưởng sức khỏe. Chúng tôi đã phải cùng tổ dân phố họp để giải thích. Sau đó, họ không kiện vì tần số ảnh hưởng sức khỏe nữa mà chuyển sang kiện sợ trạm BTS đổ. Nhưng qua tìm hiểu, thực ra là do lợi ích cá nhân với hộ dân cho thuê đặt trạm BTS. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận có nhiều trạm BTS được xây dựng không đẹp”
Phó Chánh Thanh tra Bộ nhận định: “Theo báo cáo của các Sở TT-TT, các doanh nghiệp và theo kết quả khảo sát, xác minh của Bộ thì nguyên nhân của việc người dân cố tình không hiểu là do đố kỵ, ghen ghét vì lợi ích kinh tế thu được giữa những hộ dân trong việc cho doanh nghiệp thuê địa điểm lắp đặt trạm BTS. Đây là một trong những nguyên nhân chính và sâu xa của tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, gay gắt nói trên nhưng không được thể hiện trong bất kỳ đơn khiếu kiện nào mà thường ẩn sau các lý do khách quan khác”.
Hiện nhận thức của người dân về ảnh hưởng của sóng điện từ đối với sức khỏe con người chưa đúng, chưa đầy đủ. Các tiêu chuẩn, các kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (WHO, ITU, UCNIRP) và của một số nước trên thế giới về việc ảnh hưởng của sóng điện từ do các trạm BTS phát ra đối với sức khỏe con người và môi trường mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến nhưng nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế.
Người dân cho rằng trạm BTS phát sóng gây ra các nguyên nhân sau: gây nhiễu các thiết bị điện tử (Tivi, Radio…); gây sụt áp, mất điện sinh hoạt của các hộ dân xung quanh; gây mất an toàn cho người dân sống xung quanh (trung tâm hút sét gây cháy nổ, nguy cơ gãy đổ cột anten trong mưa bão…); không bảo đảm an ninh do có người ngoài ra vào trạm BTS vào những thời điểm không xác định hoặc gây tiếng ồn khi chạy máy nổ....
Một trong những lý do khiến xảy ra khiếu kiện là một số hộ dân gần địa điểm xây dựng trạm BTS không được doanh nghiệp và chính quyền địa phương thông báo, giải thích nên bất bình, phát sinh khiếu kiện.
Ở một số nơi, có những người dân cố tình không hiểu. Mặc dù, doanh nghiệp đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, các Phòng Đo kiểm được Bộ TT-TT chỉ định để tiến hành đo kiểm mức độ phơi nhiễm điện từ trường cùng với sự chứng kiến của đại diện Lãnh đạo Đảng bộ, Chính quyền, Công an, đoàn thể quần chúng tại địa phương và chính bản thân những người đứng đơn khiếu kiện. Kết quả đo kiểm nằm trong giới hạn an toàn cho phép của các tổ chức quốc tế và của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT-TT) công bố nhưng những người đứng đơn khiếu kiện vẫn không chấp nhận.
Một số nơi thuộc danh sách vùng viễn thông công ích, khi các doanh nghiệp triển khai lắp đặt các trạm BTS cũng bị người dân ngăn cản. Mặc dù, Chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã kiên trì phối hợp tuyên truyền giải thích nhưng một số người dân vẫn cố tình khiếu kiện.
Phạt trên 762 triệu đồng với DN viễn thông vi phạm
Từ năm 2006 đến nay, mạng lưới viễn thông nói chung và mạng lưới thông tin di động nói riêng tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Tính đến cuối năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng đạt 162,88 triệu máy điện thoại, mật độ 189 máy/100 dân, trong đó thuê bao di động chiếm 91,2%, và đã vượt chỉ tiêu 35 máy/100 dân được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra cho Ngành trong kế hoạch 5 năm (2006 - 2010).
Ngày 9/6/2010 Thanh tra Bộ TT-TT ra văn bản chỉ đạo Sở TT-TT các tỉnh, thành phố thanh tra diện rộng việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm định các công trình viễn thông và công bố hợp quy đối với trạm BTS. Thanh tra các Sở đã tiến hành thanh tra các trạm BTS tại các trung tâm, chi nhánh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động (Vinaphone, Mobifone VMS, Viettel, EVN Telecom, Sfone, Gtel, Vietnamobile).
Ông Lê Hữu Phương cho biết: “Qua thanh tra cho thấy các doanh nghiệp còn nhiều sai phạm. Các đoàn thanh tra đã lập biên bản, ban hành 41 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 762,2 triệu đồng”.
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2010 đến 30/9/2010 các đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định, kết quả đo kiểm trạm BTS, giấy công bố sự phù hợp đối với trạm BTS (Thông tư số 11/2009/TT-BTTTT quy định doanh nghiệp phải thực hiện công bố các trạm BTS phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng sau đây: TCN 68-141:1999, TCN 68-135:2001, TCVN 3718-1:2005, TCN 68-255:2006 – PV).
Vẫn còn vướng mắc trong việc cấp phép và xây dựng trạm BTS
Theo ông Phương, từ phía chính sách vẫn còn bất cập như việc quy định thời hạn phải công bố sự phù hợp đối với công trình BTS cũng không được quy định chi tiết trong Thông tư 09/2009/TT-BTTTT. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chuyên ngành về công bố sự phù hợp trạm BTS cũng như xử lý khi doanh nghiệp không công bố sự phù hợp”.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về việc quy hoạch, xây dựng trạm BTS như trình tự, thủ tục xin phép xây dựng nhà trạm, cột ăng ten; quy hoạch các trạm BTS và cột ăng ten… chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước của các Sở TT-TT tại địa phương và vướng mắc cho doanh nghiệp khi làm thủ tục xây dựng trạm BTS.
Doanh nghiệp vẫn còn lúng túng vì trình tự, thủ tục xin phép xây dựng trạm BTS tại từng địa phương khác nhau. Nhiều doanh nghiệp không biết cần phải có những loại giấy phép gì khi triển khai xây dựng trạm BTS. “Điển hình, có địa phương còn yêu cầu doanh nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xây dựng trạm BTS và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đề nghị địa phương hướng dẫn trình tự, thủ tục xin xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường thì lại không được hướng dẫn”, ông Phương cho biết.
UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành quyết định, chỉ thị về quy hoạch, quản lý việc xây dựng trạm BTS trên địa bàn quản lý của mình nhưng quy trình, phạm vi, mức độ quản lý của mỗi địa phương một khác nhau. Việc ban hành các văn bản này kịp thời phục vụ công tác quản lý Nhà nước về viễn thông và CNTT tại mỗi địa phương, nhưng về tổng thể, nó tạo ra sự thiếu đồng bộ, không thống nhất trong việc xây dựng quy hoạch phát triển mạng thông tin di động. Thậm chí, có những tỉnh, thành phố chính sách quản lý của từng quận, huyện cũng khác nhau. Có quận, huyện cấp giấy phép xây dựng, yêu cầu thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, biên bản họp dân, lấy ý kiến của dân trong khu vực…. Có tỉnh, quận, huyện chỉ yêu cầu doanh nghiệp thoả thuận vị trí hoặc thông báo kế hoạch xây dựng.
Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
Bình luận