Những năm qua, tỷ giá và thị trường ngoại hối diễn biến ổn định đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, nâng cao vị thế VND, hỗ trợ tích cực cho lộ trình chống đôla hóa, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ…
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để mở rộng, phát triển thị trường, tạo động lực cho sản xuất - kinh doanh trong nước phát triển. Và trong tiến trình đó, tỷ giá - giá trị của đồng tiền này với đồng tiền khác - được xem là cầu nối liên kết hoạt động kinh tế trong nước với hoạt động kinh tế quốc tế, có tác động vô cùng lớn và trực tiếp, sâu rộng đến mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các hoạt động liên quan đến xuất - nhập khẩu.
Việc xây dựng và thực thi một chính sách tỷ giá vì thế cũng không chỉ là xem xét các yếu tố biến động trong nước mà còn dựa trên bình diện của nhóm quốc gia, khu vực kinh tế và kinh tế toàn cầu. Áp lực lên chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn nền kinh tế cả trong nước và quốc tế có nhiều biến động, vì thế vô cùng lớn và luôn là điểm “nóng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của nền kinh tế.
Phải làm sao xác định được giới hạn, biên độ, hay nói một cách khác là tìm ra điểm cân bằng của tỷ giá để vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất trong nước nhưng lại vừa đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, vì thế luôn là thách thức lớn đặt ra cho NHNN. Và thách thức này càng được nhân lên gấp bội khi theo GS.TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ tại hội thảo với chủ đề “Hoạt động quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, giai đoạn 2011-2015 và những tác động đối với nền kinh tế” thì đây là giai đoạn kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường bất động sản “đóng băng”, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép, dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức thấp, nhiều tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản, quản trị yếu kém, nợ xấu gia tăng ở mức báo động, an toàn hệ thống đáng lo ngại, kỷ luật - kỷ cương thị trường bị phá vỡ.
Và theo NHNN, những kết quả trên có được là do 5 năm qua, cơ quan này đã chủ động công bố định hướng điều hành tỷ giá trong từng thời kỳ, trong từng năm. Định hướng này được xây dựng trên cơ sở diễn biến cung - cầu ngoại tệ của nền kinh tế kết hợp với các biện pháp như giảm trạng thái ngoại tệ; thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tê; kịp thời mua bán ngoại tệ để bình ổn thị trường... Đặc biệt, NHNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tang cường thanh, kiểm tra và xử lý ác hành vi vi phạm đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chống đô la hoá nền kinh tế.
Việc NHNN kiên định thực hiện chính sách điều hành tỷ giá theo định hướng đã đề ra theo cũng được giới chuyên gia đánh giá là yếu tố nền tảng để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm. Ví như trong năm 2015, định hướng điều hành tỷ giá cả năm được NHNN công bố là 2% nhưng đến ngày 7-5-2015 đã sử dụng hết, trong khi đó, nền kinh tế thế giới chứng kiến một loạt biến động nhưng NHNN vẫn kiến định không nới “room” tỷ giá.
Điều này được Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải là do ngành sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ chịu tác động bất lợi khi giá nhập khẩu đầu vào tính bằng đồng nội tệ gia tăng. Ví dụ, đối với ngành dệt may, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu năm 2013 là 82,5%; đối với sản phẩm gỗ là 70%; đối với sản phẩm may mặc là 65% và từ 50-60% đối với sản phẩm da giày.
Cũng theo Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng thì, trường hợp phá giá để có lợi ích cho nhóm nông dân khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nhưng lại làm cho đông đảo bà con phải chịu giá cao khi mua phân bón, thuốc trừ sâu, các thiết bị, công cụ sản xuất nông nghiệp... Ngoài ra, việc nới “room” tỷ giá nếu có sẽ khiến hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... - khu vực hiện đang chiếm tới 80% GDP - gặp khó khăn.
Vậy nên, sau khi cân nhắc dựa trên lợi ích tổng thể, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định kiên định với chính sách tỷ giá đã đề ra.
Nguồn: Petrotimes
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để mở rộng, phát triển thị trường, tạo động lực cho sản xuất - kinh doanh trong nước phát triển. Và trong tiến trình đó, tỷ giá - giá trị của đồng tiền này với đồng tiền khác - được xem là cầu nối liên kết hoạt động kinh tế trong nước với hoạt động kinh tế quốc tế, có tác động vô cùng lớn và trực tiếp, sâu rộng đến mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các hoạt động liên quan đến xuất - nhập khẩu.
Giao dịch ngoại tệ ở Vietcombank. |
Phải làm sao xác định được giới hạn, biên độ, hay nói một cách khác là tìm ra điểm cân bằng của tỷ giá để vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất trong nước nhưng lại vừa đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, vì thế luôn là thách thức lớn đặt ra cho NHNN. Và thách thức này càng được nhân lên gấp bội khi theo GS.TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ tại hội thảo với chủ đề “Hoạt động quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, giai đoạn 2011-2015 và những tác động đối với nền kinh tế” thì đây là giai đoạn kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường bất động sản “đóng băng”, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép, dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức thấp, nhiều tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản, quản trị yếu kém, nợ xấu gia tăng ở mức báo động, an toàn hệ thống đáng lo ngại, kỷ luật - kỷ cương thị trường bị phá vỡ.
Và theo NHNN, những kết quả trên có được là do 5 năm qua, cơ quan này đã chủ động công bố định hướng điều hành tỷ giá trong từng thời kỳ, trong từng năm. Định hướng này được xây dựng trên cơ sở diễn biến cung - cầu ngoại tệ của nền kinh tế kết hợp với các biện pháp như giảm trạng thái ngoại tệ; thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tê; kịp thời mua bán ngoại tệ để bình ổn thị trường... Đặc biệt, NHNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tang cường thanh, kiểm tra và xử lý ác hành vi vi phạm đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chống đô la hoá nền kinh tế.
Việc NHNN kiên định thực hiện chính sách điều hành tỷ giá theo định hướng đã đề ra theo cũng được giới chuyên gia đánh giá là yếu tố nền tảng để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm. Ví như trong năm 2015, định hướng điều hành tỷ giá cả năm được NHNN công bố là 2% nhưng đến ngày 7-5-2015 đã sử dụng hết, trong khi đó, nền kinh tế thế giới chứng kiến một loạt biến động nhưng NHNN vẫn kiến định không nới “room” tỷ giá.
Điều này được Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải là do ngành sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ chịu tác động bất lợi khi giá nhập khẩu đầu vào tính bằng đồng nội tệ gia tăng. Ví dụ, đối với ngành dệt may, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu năm 2013 là 82,5%; đối với sản phẩm gỗ là 70%; đối với sản phẩm may mặc là 65% và từ 50-60% đối với sản phẩm da giày.
Cũng theo Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng thì, trường hợp phá giá để có lợi ích cho nhóm nông dân khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nhưng lại làm cho đông đảo bà con phải chịu giá cao khi mua phân bón, thuốc trừ sâu, các thiết bị, công cụ sản xuất nông nghiệp... Ngoài ra, việc nới “room” tỷ giá nếu có sẽ khiến hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... - khu vực hiện đang chiếm tới 80% GDP - gặp khó khăn.
Vậy nên, sau khi cân nhắc dựa trên lợi ích tổng thể, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định kiên định với chính sách tỷ giá đã đề ra.
Nguồn: Petrotimes
Bình luận