Theo suy nghĩ thông thường, người ta dễ cho rằng, các doanh nhân lớn tiếng đi tố cáo quan chức phải là người nắm phần chắc thắng mới dám đâm đơn, bởi dân gian có câu "được vạ thì má sưng".
Và theo suy nghĩ thông thường, người ta dễ cho rằng, các doanh nhân lớn tiếng đi tố cáo sẽ sở hữu những mối quan hệ "hét ra lửa", nắm phần chắc thắng mới dám đâm đơn, bởi dân gian có câu "được vạ thì má sưng".
Nhưng chia sẻ với PV Infonet, ông Huỳnh Uy Dũng nói nhiều năm nay ông chỉ chú ý đến công việc kinh doanh và "không thân" lãnh đạo, chính quyền địa phương.
Việc doanh nghiệp đầu tư vào địa phương thường thì "ăn cây nào rào cây đó" và cho dù có đến hơn 51% DN lựa chọn dùng chi phí "bôi trơn" để giải quyết các vướng mắc với cơ quan nhà nước trong cuộc điều tra của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới, tức là giải pháp họ chọn vẫn là "dĩ hòa vi quý" để được việc, nên khi ông Dũng với khối tài sản khổng lồ tạo dựng được trên địa bàn Bình Dương qua nhiều năm, bỗng đột ngột có quyết định "liều lĩnh" là tố cáo lãnh đạo tỉnh không khỏi khiến người ta "sốc".
Dù bản thân ông Dũng cũng xác định rõ "là một chủ doanh nghiệp, đầu tư trên địa bàn, mà đi tố cáo, đối đầu với người lãnh đạo chính quyền là đối đầu với sóng gió, nhưng tôi không còn đường nào khác".
Chia sẻ với báo chí về vụ "dám" đâm đơn tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương, ông Dũng nói “nếu tôi không đủ uy tín và tiền bạc thì suốt 7 năm bị “giam hãm” quy hoạch chi tiết trong điều kiện phải vay vốn ngân hàng với số tiền rất lớn như thế thì 100 ông Dũng “lò vôi” như tôi cũng phải chết chứ đừng nói chỉ một mình tôi”.
Vì vậy, dù câu chuyện kết luận đúng-sai thế nào giữa trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể là những người đứng đầu tỉnh Bình Dương và việc thực thi luật pháp của doanh nghiệp-đứng đầu là ông Huỳnh Uy Dũng ra sao, thì việc doanh nghiệp vốn phần đông vẫn muốn dĩ hòa vi quý để yên ổn giữ sinh kế làm ăn, phải vác đơn đi tố cáo lãnh đạo tỉnh, cũng là chuyện bất đắc dĩ. Và là đơn tố cáo không thể nói là không gây chấn động và ít nhiều sứt mẻ niềm tin vào môi trường đầu tư lâu nay vốn được coi là hấp dẫn bậc nhất nước.
Và Bình dương, sau khi nhận có thiếu sót trong việc chậm trễ trả lời doanh nghiệp, có lẽ cũng còn nhiều việc phải làm để giữ được hình ảnh mà lãnh đạo tỉnh này qua nhiều thế hệ đã dày công gây dựng được.
Ông chủ khu du lịch được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á – Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sau đó đổi tên là Huỳnh Uy Dũng. Sinh ra và lớn lên ở Bình Định, khởi nghiệp và thành danh tại Bình Dương, biệt danh Dũng "lò vôi", nổi tiếng với những quyết định "không giống ai" và sự giàu có ít ai bì kịp.
Sau khi chuyển từ việc kinh doanh lò vôi sang phụ trách xí nghiệp Sơn mài Thành Lễ (khi đó đang thua lỗ nặng), ông Huỳnh Uy Dũng từng đưa ra điều kiện: nếu làm ăn thua lỗ, ông sẽ bỏ tiền túi ra bồi thường, còn ngược lại, phải trích cho ông 10% tiền lời thu được. Ngoài ra, mọi việc kinh doanh, bố trí nhân sự đều phải do ông tự sắp xếp. Ngay trong năm đầu tiên đảm nhận cương vị, vị giám đốc này đã đưa công ty cán mốc lợi nhuận 28,8 tỷ đồng.
Để có được giấy phép kinh doanh của tỉnh Bình Dương, ông Huỳnh Uy Dũng từng làm một điều mà giới đầu tư cho là “khùng”, khi quyết định rót vốn vào khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam – Bình Đường.
Sau Bình Đường, ông chủ Đại Nam tự đứng ra đầu tư 2 khu công nghiệp khác là Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3, cùng với nhiều dự án khu dân cư khác. Thời điểm ông xây dựng Sóng Thần 3 cũng là lúc thị trường nhà đất đang lên cơn sốt, nhiều người gợi ý ông nên chuyển 500 ha đất để chuyển sang xây dựng khu đô thị, nhưng vị này từ chối.
Đại Nam Văn Hiến được ông Dũng “lò vôi” bắt tay vào xây dựng từ tháng 9/2007, với mục tiêu trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á. Dự án này cũng khiến ông chủ Đại Nam mang tiếng “hâm rót vào 3.000 tỷ đồng và huy động 2.000 nhân công xây dựng.
Sau Bình Đường, ông chủ Đại Nam còn đầu tư 2 khu công nghiệp khác là Sóng thần 1 và Sóng thần 3. Theo nhiều thông tin trên báo chí, thời điểm ông đầu tư vào Sóng thần 3 là lúc thị trường nhà đất đang lên cơn sốt, và nhiều người gợi ý ông nên chuyển 500ha đất xây dựng khu công nghiệp sang làm khu đô thị, nhưng ông từ chối.
Ông Dũng còn biết đến bởi sự chơi trội khi đầu tư khu du lịch hoành tráng với vườn nuôi động vật quý hiếm lớn nhất nước.
Vườn thú của khu du lịch Đại Nam được coi là một trong những vườn thú quý và lớn nhất nước có tới 100 loài thú quý hiếm.
Theo Infonet
"Ngông nghênh" đi tố cáo chủ tịch tỉnh, nhiều quyết định "gây sốc" không giống ai, siêu giàu, chủ sở hữu vườn thú quý hiếm nhất nước, là những điều nổi như cồn khiến người ta biết đến cái tên Huỳnh Uy Dũng.
Thường khi nhắc đến những ông đại gia lắm của nhiều tiền, người ta dễ hình dung ra đại gia đó sở hữu những mối quan hệ đắt giá, đem lại những sự thuận lợi lớn cho người sở hữu quan hệ đó trong công việc kinh doanh cũng như ngoài xã hội.
Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng liên tiếp xuất hiện trên truyền thông với các "sự vụ" đình đám. |
Và theo suy nghĩ thông thường, người ta dễ cho rằng, các doanh nhân lớn tiếng đi tố cáo sẽ sở hữu những mối quan hệ "hét ra lửa", nắm phần chắc thắng mới dám đâm đơn, bởi dân gian có câu "được vạ thì má sưng".
Nhưng chia sẻ với PV Infonet, ông Huỳnh Uy Dũng nói nhiều năm nay ông chỉ chú ý đến công việc kinh doanh và "không thân" lãnh đạo, chính quyền địa phương.
Việc doanh nghiệp đầu tư vào địa phương thường thì "ăn cây nào rào cây đó" và cho dù có đến hơn 51% DN lựa chọn dùng chi phí "bôi trơn" để giải quyết các vướng mắc với cơ quan nhà nước trong cuộc điều tra của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới, tức là giải pháp họ chọn vẫn là "dĩ hòa vi quý" để được việc, nên khi ông Dũng với khối tài sản khổng lồ tạo dựng được trên địa bàn Bình Dương qua nhiều năm, bỗng đột ngột có quyết định "liều lĩnh" là tố cáo lãnh đạo tỉnh không khỏi khiến người ta "sốc".
Dù bản thân ông Dũng cũng xác định rõ "là một chủ doanh nghiệp, đầu tư trên địa bàn, mà đi tố cáo, đối đầu với người lãnh đạo chính quyền là đối đầu với sóng gió, nhưng tôi không còn đường nào khác".
Chia sẻ với báo chí về vụ "dám" đâm đơn tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương, ông Dũng nói “nếu tôi không đủ uy tín và tiền bạc thì suốt 7 năm bị “giam hãm” quy hoạch chi tiết trong điều kiện phải vay vốn ngân hàng với số tiền rất lớn như thế thì 100 ông Dũng “lò vôi” như tôi cũng phải chết chứ đừng nói chỉ một mình tôi”.
Vì vậy, dù câu chuyện kết luận đúng-sai thế nào giữa trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể là những người đứng đầu tỉnh Bình Dương và việc thực thi luật pháp của doanh nghiệp-đứng đầu là ông Huỳnh Uy Dũng ra sao, thì việc doanh nghiệp vốn phần đông vẫn muốn dĩ hòa vi quý để yên ổn giữ sinh kế làm ăn, phải vác đơn đi tố cáo lãnh đạo tỉnh, cũng là chuyện bất đắc dĩ. Và là đơn tố cáo không thể nói là không gây chấn động và ít nhiều sứt mẻ niềm tin vào môi trường đầu tư lâu nay vốn được coi là hấp dẫn bậc nhất nước.
Và Bình dương, sau khi nhận có thiếu sót trong việc chậm trễ trả lời doanh nghiệp, có lẽ cũng còn nhiều việc phải làm để giữ được hình ảnh mà lãnh đạo tỉnh này qua nhiều thế hệ đã dày công gây dựng được.
Ông chủ khu du lịch được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á – Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sau đó đổi tên là Huỳnh Uy Dũng. Sinh ra và lớn lên ở Bình Định, khởi nghiệp và thành danh tại Bình Dương, biệt danh Dũng "lò vôi", nổi tiếng với những quyết định "không giống ai" và sự giàu có ít ai bì kịp.
Sau khi chuyển từ việc kinh doanh lò vôi sang phụ trách xí nghiệp Sơn mài Thành Lễ (khi đó đang thua lỗ nặng), ông Huỳnh Uy Dũng từng đưa ra điều kiện: nếu làm ăn thua lỗ, ông sẽ bỏ tiền túi ra bồi thường, còn ngược lại, phải trích cho ông 10% tiền lời thu được. Ngoài ra, mọi việc kinh doanh, bố trí nhân sự đều phải do ông tự sắp xếp. Ngay trong năm đầu tiên đảm nhận cương vị, vị giám đốc này đã đưa công ty cán mốc lợi nhuận 28,8 tỷ đồng.
Để có được giấy phép kinh doanh của tỉnh Bình Dương, ông Huỳnh Uy Dũng từng làm một điều mà giới đầu tư cho là “khùng”, khi quyết định rót vốn vào khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam – Bình Đường.
Sau Bình Đường, ông chủ Đại Nam tự đứng ra đầu tư 2 khu công nghiệp khác là Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3, cùng với nhiều dự án khu dân cư khác. Thời điểm ông xây dựng Sóng Thần 3 cũng là lúc thị trường nhà đất đang lên cơn sốt, nhiều người gợi ý ông nên chuyển 500 ha đất để chuyển sang xây dựng khu đô thị, nhưng vị này từ chối.
Đại Nam Văn Hiến được ông Dũng “lò vôi” bắt tay vào xây dựng từ tháng 9/2007, với mục tiêu trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á. Dự án này cũng khiến ông chủ Đại Nam mang tiếng “hâm rót vào 3.000 tỷ đồng và huy động 2.000 nhân công xây dựng.
Sau Bình Đường, ông chủ Đại Nam còn đầu tư 2 khu công nghiệp khác là Sóng thần 1 và Sóng thần 3. Theo nhiều thông tin trên báo chí, thời điểm ông đầu tư vào Sóng thần 3 là lúc thị trường nhà đất đang lên cơn sốt, và nhiều người gợi ý ông nên chuyển 500ha đất xây dựng khu công nghiệp sang làm khu đô thị, nhưng ông từ chối.
Ông Dũng còn biết đến bởi sự chơi trội khi đầu tư khu du lịch hoành tráng với vườn nuôi động vật quý hiếm lớn nhất nước.
Vườn thú của khu du lịch Đại Nam được coi là một trong những vườn thú quý và lớn nhất nước có tới 100 loài thú quý hiếm.
Theo Infonet
Bình luận