(VTC News) – Nguyên Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Tối cao chia sẻ xung quanh vụ án oan Huỳnh Văn Nén.
Năm 2015, việc ông Huỳnh Văn Nén (SN 1962, ngụ tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) được đình chỉ điều tra, trả lại tự do sau 17 năm ngồi tù oan đã khiến nhiều người bàng hoàng.
Đây là vụ việc còn gây chấn động dư luận hơn cả trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Bởi vì, thời gian tù oan của Huỳnh Văn Nén đã kéo dài gần gấp đôi so với ông Chấn. Thêm vào đó, Huỳnh Văn Nén là trường hợp “án oan chồng án oan”.
Tết năm nay, ông Huỳnh Văn Nén sẽ được đón cái Tết đầu tiên bên người thân sau 17 năm ngồi tù oan.
Nhân dịp này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Lương Quang Tuấn - Luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư An Thái, nguyên Kiểm sát viên Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án Trị an - Xã hội Vụ 2B cũ, nay là Vụ 1A - Viện KSNDTối cao.
- Ông nghĩ thế nào về việc một người phải ngồi tù oan tới 17 năm như ông Huỳnh Văn Nén?
Người xưa từng có câu “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Chúng ta biết rằng, hình phạt tù giam được áp dụng để cải tạo, giáo dục những đối tượng phạm tội.
Như vậy, việc một người không có tội mà phải ngồi tù, mà ngồi tù tới 17 năm là điều quá kinh khủng. Trước khi công tác tại Vụ 2B (cũ), Vụ 1A hiện tại VKSND Tối cao, tôi từng có khoảng 10 năm làm công tác kiểm sát Giam giữ và cải tạo nên tôi hiểu rất rõ điều đó.
Trường hợp án oan của ông Huỳnh Văn Nén là điều mà chúng ta không ai mong muốn xảy ra. Đây là bài học đắt giá cho công tác điều tra, truy tố, xét xử trong tất cả các vụ án của chúng ta sau này.
- Ông Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan vì bị tình nghi liên quan đến 2 vụ trọng án. Cả 2 vụ án này đều đã qua nhiều cấp điều tra, xét xử. Theo ông, vì sao, lỗi từ khâu nào mà phải tới năm 2015 thì ông Huỳnh Văn Nén mới được minh oan?
Lỗi trước tiên thuộc về cơ quan điều tra đã trực tiếp điều tra các vụ án này. Có thể ngay từ đầu các điều tra viên đã không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, không phát hiện ra, hoặc không làm rõ những điểm bất thường, mâu thuẫn trong vụ án. Sau này, khi các cơ quan khác vào cuộc điều tra lại rất khó xác minh chính xác tình tiết vụ án.
Tôi lấy ví dụ, sau khi ông Huỳnh Văn Nén được công bố vô tội, báo chí có đăng tải lời ông Cao Văn Hùng (nguyên điều tra viên chính trong cả hai vụ án vườn điều năm 1993 và vụ án bà Lê Thị Bông) nói về một số vấn đề trong quá trình điều tra vụ án bà Lê Thị Bông bị sát hại.
Trong đó, ông Hùng cho rằng, ông đã làm đúng quy trình và không có gì phải ân hận vì ông không trực tiếp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và chỉ kế thừa toàn bộ chứng cứ mà các điều tra viên khác đã làm.
Đó chỉ là cách bao biện của ông Cao Văn Hùng mà thôi. Bởi vì, nếu thấy cần thiết, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể dựng lại hiện trường vụ án. Không thể lấy lý do không trực tiếp khám nghiệm hiện trường để bao biện được.
Cũng theo ông Hùng, khi ông Nguyễn Phúc Thành có đơn tố cáo 2 người bạn là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt mới là hung thủ thực sự của vụ án chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén.
Điều tra viên Cao Văn Hùng đã được ông Thành trình bày tóm tắt việc được Thọ và Việt kể cho nghe đã giết bà Bông. Khi hai người bảo “tao vừa giết bà Bông”, Thành không tin, Thọ và Việt vạch chân ra chỉ vết máu ở quần.
Ông Cao Văn Hùng cũng như Công an tỉnh Bình Thuận khi đó lại cho rằng lời khai của ông Thành là không có cơ sở. Sau đó họ cũng loại trừ Thọ và Việt ra khỏi diện tình nghi.
Lý do mà ông Hùng cho biết, đó là do cơ quan điều tra nhận định, khi đối mặt với án tử hình thì tâm lý phải che giấu, nhưng Thọ và Việt giết người xong lại chỉ dấu máu để làm chứng. Vết máu đó trái với kết quả khám nghiệm tử thi là bà Bông bị chết ngạt, không có máu.
Nếu những điều trên là đúng sự thật tình tiết của vụ án thì có thể nói, một trong những đầu mối quan trọng của vụ án đã được ông Cao Văn Hùng cũng như Công an tỉnh Bình Thuận khi đó bỏ qua một cách quá dễ dàng.
Trên thực tế, phần lới các đối tượng phạm tội thường sử dụng mọi cách để che giấu hành vi của mình. Tuy nhiên, có không ít đối tượng đi kể với bạn bè, người thân. Có thể vì họ lỡ miệng nói ra, nhưng cũng có thể họ coi mình đã làm điều mà không ai dám làm. Họ kể ra để “khoe khoang”, “ra mặt ta đây” với người khác...
Trong trường hợp nhận được đơn tố cáo của ông Thành, đáng ra, cơ quan điều tra, điều tra viên phải triệu tập cả đối tượng Thọ và Việt tới để lấy lời khai, đối chất. Từ những lời khai đó, kết hợp với hồ sơ vụ án, dựng lại hiện trường... Từ đó, họ có thể sớm nhận ra những tình tiết mâu thuẫn, bất hợp lý trước đó của vụ án.
- Vậy cựu điều tra viên Cao Văn Hùng có phải là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ án oan ông Huỳnh Văn Nén?
Trong vụ việc này, tất nhiên là ông Cao Văn Hùng - nguyên điều tra viên Phòng CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận phải có trách nhiệm. Bởi ông Hùng là điều tra viên chính trong cả hai vụ án vườn điều năm 1993 và vụ án bà Lê Thị Bông 1998.
Tuy nhiên, bên cạnh các điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án, một số vị trí khác có thể phải chịu trách nhiệm như: Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra ký kết luận điều tra, Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện kiểm sát ký cáo trạng, Thẩm phán xét xử vụ án….
Tôi cũng phải nói thêm, trong vụ việc này, lãnh đạo, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm sát điều tra vụ án Viện kiểm sát tỉnh Bình Thuận phải chịu trách nhiệm lớn hơn các điều tra viên.
Lý do là vì, việc khởi tố, bắt giam, truy tố ông Huỳnh Văn Nén phải có sự chấp thuận từ phía Viện kiểm sát. Trước khi phê chuẩn các văn bản này, Lãnh đạo Viện kiểm sát, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm sát điều tra vụ án phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ vụ án có dấu hiệu tội phạm không, có đủ cơ sở khởi tố và để bắt ông Nén hay chưa. Khi kết thúc điều tra phải xem các tình tiết vụ án có cơ sở không để viết Cáo trạng truy tố.
Cho dù việc điều tra có sai sót, nhưng nếu Viện kiểm sát sớm nhận ra những điều mâu thẫn trong lời khai của “bị can“ Huỳnh Văn Nén và các lời khai nhân chứng, hiện trường…. thì có lẽ ông Huỳnh Văn Nén đã không bị bắt oan như vậy.
- Vậy phía Tòa án, VKSND Tối cao có phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này hay không?
Vụ án của ông Huỳnh Văn Nén đã được đưa ra xét xử nhiều lần, từ cấp tỉnh tới Trung ương. Do đó, tất nhiên là các cơ quan tố tụng cấp cao cũng phải có trách nhiệm trong việc ông Nén bị oan.
Việc ai, cơ quan nào sai ở đâu, chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào thì cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ.
- Vậy ông Huỳnh Văn Nén có phải làm đơn đề nghị điều tra, khởi tố những người liên quan để xảy ra oan sai cho bản thân ông hay không?
Ông Huỳnh Văn Nén không cần thiết phải làm đơn. Khi cơ quan tố tụng đã tuyên ông vô tội thì cơ quan chức năng sẽ tự phải vào cuộc để điều tra, xử lý. Ai sai ở đâu, sai như thế nào, phải chịu trách nhiệm ra sao sẽ được làm rõ.
Cũng giống như vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn trước đó, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cũng đã khởi tố một số cán bộ có liên quan đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử, trong đó có một cựu Thẩm phán Toà Phúc thẩm TAND Tối cao.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quyết
Năm 2015, việc ông Huỳnh Văn Nén (SN 1962, ngụ tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) được đình chỉ điều tra, trả lại tự do sau 17 năm ngồi tù oan đã khiến nhiều người bàng hoàng.
Đây là vụ việc còn gây chấn động dư luận hơn cả trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Bởi vì, thời gian tù oan của Huỳnh Văn Nén đã kéo dài gần gấp đôi so với ông Chấn. Thêm vào đó, Huỳnh Văn Nén là trường hợp “án oan chồng án oan”.
Tết năm nay, ông Huỳnh Văn Nén sẽ được đón cái Tết đầu tiên bên người thân sau 17 năm ngồi tù oan.
Nhân dịp này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Lương Quang Tuấn - Luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư An Thái, nguyên Kiểm sát viên Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án Trị an - Xã hội Vụ 2B cũ, nay là Vụ 1A - Viện KSNDTối cao.
Luật sư Lương Quang Tuấn. |
Người xưa từng có câu “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Chúng ta biết rằng, hình phạt tù giam được áp dụng để cải tạo, giáo dục những đối tượng phạm tội.
Như vậy, việc một người không có tội mà phải ngồi tù, mà ngồi tù tới 17 năm là điều quá kinh khủng. Trước khi công tác tại Vụ 2B (cũ), Vụ 1A hiện tại VKSND Tối cao, tôi từng có khoảng 10 năm làm công tác kiểm sát Giam giữ và cải tạo nên tôi hiểu rất rõ điều đó.
Trường hợp án oan của ông Huỳnh Văn Nén là điều mà chúng ta không ai mong muốn xảy ra. Đây là bài học đắt giá cho công tác điều tra, truy tố, xét xử trong tất cả các vụ án của chúng ta sau này.
- Ông Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan vì bị tình nghi liên quan đến 2 vụ trọng án. Cả 2 vụ án này đều đã qua nhiều cấp điều tra, xét xử. Theo ông, vì sao, lỗi từ khâu nào mà phải tới năm 2015 thì ông Huỳnh Văn Nén mới được minh oan?
Lỗi trước tiên thuộc về cơ quan điều tra đã trực tiếp điều tra các vụ án này. Có thể ngay từ đầu các điều tra viên đã không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, không phát hiện ra, hoặc không làm rõ những điểm bất thường, mâu thuẫn trong vụ án. Sau này, khi các cơ quan khác vào cuộc điều tra lại rất khó xác minh chính xác tình tiết vụ án.
Tôi lấy ví dụ, sau khi ông Huỳnh Văn Nén được công bố vô tội, báo chí có đăng tải lời ông Cao Văn Hùng (nguyên điều tra viên chính trong cả hai vụ án vườn điều năm 1993 và vụ án bà Lê Thị Bông) nói về một số vấn đề trong quá trình điều tra vụ án bà Lê Thị Bông bị sát hại.
Trong đó, ông Hùng cho rằng, ông đã làm đúng quy trình và không có gì phải ân hận vì ông không trực tiếp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và chỉ kế thừa toàn bộ chứng cứ mà các điều tra viên khác đã làm.
Đó chỉ là cách bao biện của ông Cao Văn Hùng mà thôi. Bởi vì, nếu thấy cần thiết, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể dựng lại hiện trường vụ án. Không thể lấy lý do không trực tiếp khám nghiệm hiện trường để bao biện được.
Cũng theo ông Hùng, khi ông Nguyễn Phúc Thành có đơn tố cáo 2 người bạn là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt mới là hung thủ thực sự của vụ án chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén.
Điều tra viên Cao Văn Hùng đã được ông Thành trình bày tóm tắt việc được Thọ và Việt kể cho nghe đã giết bà Bông. Khi hai người bảo “tao vừa giết bà Bông”, Thành không tin, Thọ và Việt vạch chân ra chỉ vết máu ở quần.
Ông Cao Văn Hùng cũng như Công an tỉnh Bình Thuận khi đó lại cho rằng lời khai của ông Thành là không có cơ sở. Sau đó họ cũng loại trừ Thọ và Việt ra khỏi diện tình nghi.
Lý do mà ông Hùng cho biết, đó là do cơ quan điều tra nhận định, khi đối mặt với án tử hình thì tâm lý phải che giấu, nhưng Thọ và Việt giết người xong lại chỉ dấu máu để làm chứng. Vết máu đó trái với kết quả khám nghiệm tử thi là bà Bông bị chết ngạt, không có máu.
Nếu những điều trên là đúng sự thật tình tiết của vụ án thì có thể nói, một trong những đầu mối quan trọng của vụ án đã được ông Cao Văn Hùng cũng như Công an tỉnh Bình Thuận khi đó bỏ qua một cách quá dễ dàng.
Ông Huỳnh Văn Nén (trái) vui mừng trong sáng 28/11 khi nhận quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Trong trường hợp nhận được đơn tố cáo của ông Thành, đáng ra, cơ quan điều tra, điều tra viên phải triệu tập cả đối tượng Thọ và Việt tới để lấy lời khai, đối chất. Từ những lời khai đó, kết hợp với hồ sơ vụ án, dựng lại hiện trường... Từ đó, họ có thể sớm nhận ra những tình tiết mâu thuẫn, bất hợp lý trước đó của vụ án.
- Vậy cựu điều tra viên Cao Văn Hùng có phải là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ án oan ông Huỳnh Văn Nén?
Trong vụ việc này, tất nhiên là ông Cao Văn Hùng - nguyên điều tra viên Phòng CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận phải có trách nhiệm. Bởi ông Hùng là điều tra viên chính trong cả hai vụ án vườn điều năm 1993 và vụ án bà Lê Thị Bông 1998.
Tuy nhiên, bên cạnh các điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án, một số vị trí khác có thể phải chịu trách nhiệm như: Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra ký kết luận điều tra, Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện kiểm sát ký cáo trạng, Thẩm phán xét xử vụ án….
Tôi cũng phải nói thêm, trong vụ việc này, lãnh đạo, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm sát điều tra vụ án Viện kiểm sát tỉnh Bình Thuận phải chịu trách nhiệm lớn hơn các điều tra viên.
Lý do là vì, việc khởi tố, bắt giam, truy tố ông Huỳnh Văn Nén phải có sự chấp thuận từ phía Viện kiểm sát. Trước khi phê chuẩn các văn bản này, Lãnh đạo Viện kiểm sát, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm sát điều tra vụ án phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ vụ án có dấu hiệu tội phạm không, có đủ cơ sở khởi tố và để bắt ông Nén hay chưa. Khi kết thúc điều tra phải xem các tình tiết vụ án có cơ sở không để viết Cáo trạng truy tố.
Năm nay, lần đầu tiên ông Nén được đón Tết cùng người thân sau 17 năm ngồi tù oan. Ảnh: Tiền Phong |
- Vậy phía Tòa án, VKSND Tối cao có phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này hay không?
Vụ án của ông Huỳnh Văn Nén đã được đưa ra xét xử nhiều lần, từ cấp tỉnh tới Trung ương. Do đó, tất nhiên là các cơ quan tố tụng cấp cao cũng phải có trách nhiệm trong việc ông Nén bị oan.
Việc ai, cơ quan nào sai ở đâu, chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào thì cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ.
- Vậy ông Huỳnh Văn Nén có phải làm đơn đề nghị điều tra, khởi tố những người liên quan để xảy ra oan sai cho bản thân ông hay không?
Ông Huỳnh Văn Nén không cần thiết phải làm đơn. Khi cơ quan tố tụng đã tuyên ông vô tội thì cơ quan chức năng sẽ tự phải vào cuộc để điều tra, xử lý. Ai sai ở đâu, sai như thế nào, phải chịu trách nhiệm ra sao sẽ được làm rõ.
Cũng giống như vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn trước đó, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cũng đã khởi tố một số cán bộ có liên quan đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử, trong đó có một cựu Thẩm phán Toà Phúc thẩm TAND Tối cao.
- Xin cảm ơn ông!
Video: Lời kể của nạn nhân vụ án oan chấn động
Minh Quyết
Bình luận