Hình thức “mua sắm theo nhóm” đang “hot” hiện nay với hàng hoá có giá thành rẻ hơn thị trường cùng nhiều khuyến mãi. Nhưng lại đi kèm với nhiều mánh bán hàng, làm giá, lừa dối người tiêu dùng.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan
Mô hình mua hàng theo nhóm đang được đánh giá là công cụ hữu hiệu để các tổ chức, doanh nghiệp bán hàng trong giai đoạn khó khăn bởi vì bán hàng cho các nhóm khách hàng qua internet (website, mạng xã hội...) có thể giúp người bán tiết kiệm tiền thuê cửa hàng, kho bãi…
Tiền tiết kiệm lại được doanh nghiệp chuyển cho người tiêu dùng thông qua việc giảm giá, khuyến mãi. Người mua, nhờ cùng nhau mua số lượng nhiều, mua trực tuyến nên chẳng những tiết kiệm được thời gian đi mua sắm mà còn được hưởng nhiều ưu đãi, giảm giá từ các doanh nghiệp.
Điện thoại làm nhái, kém chất lượng là một trong những mặt hàng được bày bán nhiều nhất ở các website giao dịch mua bán |
Các website mua hàng theo nhóm đã trở nên quen thuộc với một bộ phận người tiêu dùng tại các thành phố lớn, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên và nhân viên văn phòng.
Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ và cập nhật về hoạt động của các website mua hàng theo nhóm ở Việt Nam nhưng theo Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2011 vừa được công bố, số liệu từ 15 websites mua hàng theo nhóm phổ biến nhất tại Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu của nhóm 15 websites này trong năm ngoái là hơn 673 tỉ đồng.
Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ và cập nhật về hoạt động của các website mua hàng theo nhóm ở Việt Nam nhưng theo Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2011 vừa được công bố, số liệu từ 15 websites mua hàng theo nhóm phổ biến nhất tại Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu của nhóm 15 websites này trong năm ngoái là hơn 673 tỉ đồng.
Ngoài ưu điểm với nhiều mặt hàng đa dạng, các dạng web mua sắm theo nhóm còn tung ra khá nhiều chương trình khuyến mãi với mức giá “siêu shock” giảm đến 50% - 80% so với giá ngoài thị trường.
Tuy nhiên, nhiều web mua bán theo nhóm cũng dùng đủ “chiêu” để hút khách vào các chương trình khuyến mãi. Không ít trang web mua sắm theo nhóm đang có nhiều “kĩ xảo” bán hàng giảm giá cực “shock”.
Thực chất, “siêu giảm giá” cũng chưa phải là giá rẻ nhất. Chất lượng hàng hoá “siêu giảm giá” kiểu này chủ yếu là… hàng nhái.
Tuy nhiên, nhiều web mua bán theo nhóm cũng dùng đủ “chiêu” để hút khách vào các chương trình khuyến mãi. Không ít trang web mua sắm theo nhóm đang có nhiều “kĩ xảo” bán hàng giảm giá cực “shock”.
Thực chất, “siêu giảm giá” cũng chưa phải là giá rẻ nhất. Chất lượng hàng hoá “siêu giảm giá” kiểu này chủ yếu là… hàng nhái.
Trên hàng loạt các trang web mua sắm theo nhóm như cungmuasam.net, runhau.vn, cucre.vn, dealnambo.com, deal60giay.vn, deal phagia.com, 1top.com… đều đang rao bán rất nhiều loại mĩ phẩm, nước hoa trang sức và các mặt hàng túi xách, thắt lưng, quần áo của các hãng nổi tiếng thế giới.
Giá cả thường rẻ hơn 50 – 70% so với giá ngoài thị trường, thậm chí có mặt hàng “siêu giảm giá” đến 90%.
Giá cả thường rẻ hơn 50 – 70% so với giá ngoài thị trường, thậm chí có mặt hàng “siêu giảm giá” đến 90%.
Chị Thu Phượng (Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ, năm ngoái, cả cơ quan chị “nghiện” hình thức mua sắm theo nhóm kiểu này. Vì hàng hoá có giá rẻ, “chiêu” quen thuộc của các trang web mua sắm theo nhóm là đăng lời giới thiệu tính năng, công dụng, hiệu quả cùng với hình ảnh được chụp từ loại sản phẩm thật, nhưng giá rẻ hơn nhiều so với giá niêm yết chính hãng.
Thấy giá hấp dẫn nên cả cơ quan đã đặt mua theo hình thức chuyển khoản trước hoặc đăng kí đặt hàng rồi nhận giao hàng sau vài ngày. Tuy nhiên, khi nhận được sản phẩm, nhiều người mới biết mình mua phải hàng nhái.
Thấy giá hấp dẫn nên cả cơ quan đã đặt mua theo hình thức chuyển khoản trước hoặc đăng kí đặt hàng rồi nhận giao hàng sau vài ngày. Tuy nhiên, khi nhận được sản phẩm, nhiều người mới biết mình mua phải hàng nhái.
“Đợt nghỉ hè vừa rồi, nhiều chị ở cơ quan còn đặt mua tour “siêu giảm giá” trên các trang web này. Lúc đầu thì quảng cáo là “nghỉ ở khách sạn ba, bốn sao”, ăn uống tại các nhà hàng nổi tiếng, miễn phí nhiều loại dịch vụ.
Khi đến nơi nghỉ mát lại được xếp ở nhà nghỉ bình dân kiểu “ngàn sao”, ăn uống phục vụ kém, dịch vụ nào cũng bị tính thêm cước phí. Bây giờ thì mọi người “tỉnh đòn” lắm rồi, kiên quyết không truy cập vào những trang web kiểu này nữa” chị Phượng nói.
Khi đến nơi nghỉ mát lại được xếp ở nhà nghỉ bình dân kiểu “ngàn sao”, ăn uống phục vụ kém, dịch vụ nào cũng bị tính thêm cước phí. Bây giờ thì mọi người “tỉnh đòn” lắm rồi, kiên quyết không truy cập vào những trang web kiểu này nữa” chị Phượng nói.
Trang web mất uy tín sẽ tự chết
Mua hàng theo nhóm là một dạng hình thức kinh doanh trên nền thương mại điện tử đang rất “hot” hiện nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tham gia mô hình này đã lách luật, lừa đảo người tiêu dùng.
Giao dịch thương mại điện tử chứa đựng nhiều rủi ro |
Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, việc cấp đăng kí cho các sàn giao dịch Thương mại điện tử hiện nay chỉ căn cứ vào hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, có đối chiếu với thông tin thể hiện trên website tại thời điểm đăng kí.
Việc cấp đăng kí không phải là một sự đảm bảo về uy tín của doanh nghiệp hay chất lượng của hàng hóa, dịch vụ quảng bá trên website. Điều này cho thấy, công tác quản lí Thương mại điện tử rất lỏng lẻo, chất lượng hàng hóa đang bị thả nổi, người dân dễ bị mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, thị trường dịch vụ mua theo nhóm hiện cũng đang chứng kiến sự phân hóa mạnh giữa các doanh nghiệp tham gia.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, thị trường dịch vụ mua theo nhóm hiện cũng đang chứng kiến sự phân hóa mạnh giữa các doanh nghiệp tham gia.
Xét về doanh số thì hiện bốn website hàng đầu đang nắm giữ tới 90% thị phần về kinh doanh dịch vụ mua theo nhóm là nhommua.com (36%), hotdeal.vn (26%), muachung.vn (15%), và cungmua.com (13%).
Về khối lượng giao dịch, bốn website này cũng chiếm gần 70% số giao dịch được tiến hành và hơn 80% số các voucher được bán ra của toàn thị trường.
Về khối lượng giao dịch, bốn website này cũng chiếm gần 70% số giao dịch được tiến hành và hơn 80% số các voucher được bán ra của toàn thị trường.
Trong thời gian tới, thị trường sẽ tạo nên cơ chế tự đào thải để loại bỏ những doanh nghiệp không thích ứng hay đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Việc một số website kinh doanh dịch vụ theo nhóm phải đóng cửa cũng là điều không thể tránh khỏi nếu doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới đối tác đủ mạnh để làm phong phú cho danh mục sản phẩm của mình, hay không biết giữ chữ tín đối với khách hàng.
Việc một số website kinh doanh dịch vụ theo nhóm phải đóng cửa cũng là điều không thể tránh khỏi nếu doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới đối tác đủ mạnh để làm phong phú cho danh mục sản phẩm của mình, hay không biết giữ chữ tín đối với khách hàng.
Hiện, Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo một nghị định về thương mại điện tử nhằm thay thế cho Nghị định 57/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006. Năm 2006, mô hình này còn sơ khai nên việc ban hành nghị định chỉ mới nhằm nâng cao nhận thức của người dân, vì thế qui định còn rất chung chung.
Do đó, nghị định mới được kì vọng sẽ “quản” thương mại điện tử một cách tổng thể hơn, giúp cho lĩnh vực này hoạt động đúng hướng và phát huy được tiềm năng.
Theo VietQ
Do đó, nghị định mới được kì vọng sẽ “quản” thương mại điện tử một cách tổng thể hơn, giúp cho lĩnh vực này hoạt động đúng hướng và phát huy được tiềm năng.
Theo VietQ
Bình luận