Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược Johns Hopkins ở Baltimore (Mỹ) vừa cấy ghép thành công một bên tai mới cho một phụ nữ bị mất tai do ung thư bằng phương pháp nuôi dưỡng sụn trên cánh tay.
Sherrie Walter - một giám đốc bán hàng 42 tuổi đến từ Bel Air, Bang Maryland - đã trải qua hàng loạt ca phẫu thuật từ tháng 1/2011 đến 9/2012 để tìm lại thính lực.
Bà được chẩn đoán là mắc phải ung thư biểu mô tế bào đáy - một dạng phổ biến của bệnh ung thư da ở Mỹ. Thường thì loại ung thư này tiến triển chậm nhưng riêng Walter phát bệnh rất nhanh.
Năm 2008, bà được các bác sĩ chẩn đoán bị ung thư, được xạ trị cường độ cao và sinh thiết thường xuyên.
Thế nhưng, đến năm 2010, sau khi có hiện tượng chảy máu tai, Walter biết rằng căn bệnh đã trở lại. Lúc đó, ung thư đã di căn sang cả vùng đầu buộc các bác sĩ phải cắt bỏ tai và một số bộ phận lân cận để cứu sống bà.
“Khi các bác sĩ nói rằng có thể tái tạo lại tai, tôi vô cùng mừng rỡ và nghĩ chuyện này như khoa học viễn tưởng” - Walter cho biết.
Tuy nhiên, để làm được điều này là cả một thách thức về chuyên môn. Những ca phẫu thuật tái tạo tai truyền thống thường dùng tai giả bằng nhựa để thay thế. Riêng trường hợp này, các bác sĩ đã phải tạo ra một bên tai cho bệnh nhân bằng sụn từ các bộ phận khác trên cơ thể. Sau đó, người ta nuôi dưỡng đôi tai bằng sụn trên cánh tay hơn 4 tháng rồi mới ghép vào đầu.
Bác sĩ phẫu thuật Walter, Tiến sĩ Patrick Byrne - Phó Giáo sư Khoa Tai Mũi Họng tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, nói rằng sau 4 tháng được nuôi trên cánh tay, tai bằng sụn đã được ghép vào đầu bệnh nhân và hoạt động khá tốt.
Hiện Walter sẽ tiếp tục trải qua 2 ca tiểu phẫu nữa nhưng các bác sĩ hy vọng rằng bên tai này có thể sử dụng được tới vài chục năm sau.
Sherrie Walter - một giám đốc bán hàng 42 tuổi đến từ Bel Air, Bang Maryland - đã trải qua hàng loạt ca phẫu thuật từ tháng 1/2011 đến 9/2012 để tìm lại thính lực.
Tai được ghép lên cánh tay 4 tháng trước khi cấy vào đầu |
Năm 2008, bà được các bác sĩ chẩn đoán bị ung thư, được xạ trị cường độ cao và sinh thiết thường xuyên.
Thế nhưng, đến năm 2010, sau khi có hiện tượng chảy máu tai, Walter biết rằng căn bệnh đã trở lại. Lúc đó, ung thư đã di căn sang cả vùng đầu buộc các bác sĩ phải cắt bỏ tai và một số bộ phận lân cận để cứu sống bà.
“Khi các bác sĩ nói rằng có thể tái tạo lại tai, tôi vô cùng mừng rỡ và nghĩ chuyện này như khoa học viễn tưởng” - Walter cho biết.
Tuy nhiên, để làm được điều này là cả một thách thức về chuyên môn. Những ca phẫu thuật tái tạo tai truyền thống thường dùng tai giả bằng nhựa để thay thế. Riêng trường hợp này, các bác sĩ đã phải tạo ra một bên tai cho bệnh nhân bằng sụn từ các bộ phận khác trên cơ thể. Sau đó, người ta nuôi dưỡng đôi tai bằng sụn trên cánh tay hơn 4 tháng rồi mới ghép vào đầu.
Bác sĩ phẫu thuật Walter, Tiến sĩ Patrick Byrne - Phó Giáo sư Khoa Tai Mũi Họng tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, nói rằng sau 4 tháng được nuôi trên cánh tay, tai bằng sụn đã được ghép vào đầu bệnh nhân và hoạt động khá tốt.
Hiện Walter sẽ tiếp tục trải qua 2 ca tiểu phẫu nữa nhưng các bác sĩ hy vọng rằng bên tai này có thể sử dụng được tới vài chục năm sau.
Theo NLĐ
Bình luận