Cùng cạnh tranh với các khuyến mãi về giá nhưng nếu Vinmart "phá giá" tới 50%, Lotte Mart niêm yết theo đơn vị 100 g thì Big C lại cam kết miến phí nếu khách mua được hàng rẻ hơn.
Những ngày cuối năm âm lịch Nhâm Ngọ, cùng với sức mua thị trường tăng mạnh, các hệ thống siêu thị cũng bắt đầu bước vào mùa khuyến mãi với nhiều chiêu độc, lạ. Nếu Vinmart tiếp cận thị trường bằng chiêu "phá giá" với việc bán nhiều hàng hóa với mức giảm 50%, Fivimart mua hai tính tiền một, Big C cam kết hoàn tiền khách thì Lotte Mart bước vào cuộc cạnh tranh với chiêu niêm yết giá tới đơn vị 100 g.
Cụ thể, với Lotte Mart, việc niêm yết giá thực phẩm, hoa quả với đơn vị 100 g khiến mức giá của nhiều sản phẩm trong chương trình khuyến mãi chỉ dao động từ 750 đồng đến dưới 40.000 đồng/100 g. Thậm chí, một số loại thực phẩm nhập khẩu như táo Mỹ, cá hồi Na Uy, bò Úc cũng được áp dụng cách niêm yết kiểu "giá tâm lý" này.
Trong khi đó, "người mới" Vinmart lại tung chương trình mỗi tuần giảm giá 50% một mặt hàng, đồng thời giảm trên 20% cho nhiều sản phẩm khác. Chiêu giảm giá 50% của Vinmart đối với các mặt hàng nông nghiệp như cà chua, khoai tây... không khiến giá của mặt hàng này chênh lệch quá nhiều so với sản phẩm tương tự tại chợ truyền thống. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra ngách thị trường riêng cho chuỗi siêu thị mới bước vào năm đầu tiên khai thác khuyến mãi mùa Tết.
Lãnh đạo một chuỗi siêu thị cho biết, cùng một sản phẩm, nếu bán trong siêu thị, hàng hóa đó sẽ gián tiếp được doanh nghiệp cam kết về chất lượng đồng nghĩa với mang lại lợi ích sử dụng cao hơn cho người dùng. Ngược lại, nếu bán tại chợ, chất lượng và sản phẩm hàng hóa chỉ có sự đảm bảo từ cá nhân người bán. "Thực tế, để hàng đến được tay người dùng, các đơn vị bán lẻ phải bỏ ra rất nhiều chi phí, qua nhiều khâu trung gian, nên khó có thể so sánh giá giữa hàng chợ và hàng siêu thị, trung tâm thương mại", lãnh đạo này chia sẻ.
Còn "ông lớn" Big C lại cam kết bán giá tốt nhất cho khách hàng. Ngoài chương trình khóa giá (cam kết không tăng giá các mặt hàng ngoài sữa, thực phẩm, rau quả...), hệ thống siêu thị này còn cho hay sẽ tặng sản phẩm miễn phí nếu khách tìm được giá rẻ hơn tại siêu thị khác.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Big C cho biết, cam kết bán giá tốt nhất đã được siêu thị này triển khai từ rất lâu, chứ không phải chương trình mới áp dụng cho mùa Tết 2015. Vị này thừa nhận, trong thời gian triển khai, siêu thị từng ghi nhận trường hợp khách đưa hàng giá rẻ hơn từ đơn vị khác đến để so sánh giá.
"Nhận được phản ánh của khách, siêu thị sẽ thực hiện kiểm chứng xem mặt hàng đó có nằm trong chương trình khuyến mãi của đơn vị kia hay không. Trường hợp hàng đang nằm trong chương trình khuyến mãi của siêu thị khác thì không được xem xét để áp dụng cam kết này".
Cảnh đối lập ngày giáp Tết ở các siêu thị Hà Nội
Nhu cầu mua sắm Tết của người dân tuy rất cao nhưng không phải điểm bán hàng nào cũng đông đúc.Tại Hà Nội, trong khi nhiều siêu thị chật cứng khách thì cũng có nơi vắng hoe.
Big C cũng sẽ kiểm tra sản phẩm tương tự đang bày bán tại siêu thị này để so sánh mức giá. Nếu giá của Big C cao hơn so với đơn vị khác, khách hàng sẽ được tặng miễn phí sản phẩm, và siêu thị cũng sẽ thực hiện điều chỉnh ngay để luôn đảm bảo bán giá thấp nhất thị trường.
"Để xử lý mỗi trường hợp này, chúng tôi có thể mất khoảng vài tiếng cho các công đoạn. Nhưng khách hàng chắc chắn nhận được cam kết của siêu thị, vì đây là chương trình dài hạn, chứ không chỉ áp dụng trong một thời điểm".
Việc cam kết bán giá sản phẩm, dịch vụ thấp nhất thị trường cũng đã từng được nhiều đơn vị bán lẻ, hay thậm chí là doanh nghiệp hàng không áp dụng.
Theo đó, Jetstar từng áp dụng chế độ so sánh giá đối với chuyến bay thẳng, một chiều, cùng hành trình và khởi hành vào thời điểm tương đương (chỉ chênh không quá một tiếng). Nếu khách hàng của Jetstar có phản ánh về giá và được kiểm chứng là chính xác thì sẽ được mua vé với giá thấp hơn 10% so với giá được tìm thấy.
"Chương trình này được thực hiện từ rất lâu, khi thị trường mới chỉ có Jetstar và Vietnam Airlines khai thác bay. Tất nhiên, lúc ấy muốn nhận được cam kết này của hãng là chuyện cực kỳ hi hữu. Nhưng năm 2012, khi Vietjet Air nhảy vào khai thác hàng không thì có nhiều trường hợp khách đã tận dung được cam kết này của Jetstar", chủ một đại lý vé máy bay trên đường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Đại diện một siêu thị lớn tại Hà Nội cho biết, việc các chuỗi siêu thị mở rộng khuyến mãi trong dịp Tết không làm cho lợi nhuận thực tế của các đơn vị này giảm, mà ngược lại, tạo ra "cơn lốc" mua sắm và định hình được thị phần trong mùa mua sắm cao điểm.
"Lợi nhuận trên mỗi sản phẩm có thể giảm đi, nhưng tổng thu lại tăng lên đáng kể nếu biết cân đối các chương trình. Ví như tuần trước, mặt hàng bán chạy nhất của các siêu thị là bánh kẹo, giỏ quà, đồ trang trí nhà cửa..., trong khi tuần này là thực phẩm, hàng đông lạnh... Các siêu thị có thể đan xen các chương trình khuyến mãi để thu được lợi nhuận tối đa trên các sản phẩm đang có doanh số tốt nhất vào từng thời điểm nhất định".
Nguồn: Hạ Minh/Zing
Những ngày cuối năm âm lịch Nhâm Ngọ, cùng với sức mua thị trường tăng mạnh, các hệ thống siêu thị cũng bắt đầu bước vào mùa khuyến mãi với nhiều chiêu độc, lạ. Nếu Vinmart tiếp cận thị trường bằng chiêu "phá giá" với việc bán nhiều hàng hóa với mức giảm 50%, Fivimart mua hai tính tiền một, Big C cam kết hoàn tiền khách thì Lotte Mart bước vào cuộc cạnh tranh với chiêu niêm yết giá tới đơn vị 100 g.
Cam kết giá rẻ nhất, tốt nhất từ "từ khóa" của hầu hết các chuỗi siêu thị, nhưng mỗi nơi lại kéo lượng khách khác nhau nhờ những chiêu khuyến mãi độc và đánh trúng tâm lý. Ảnh: Anh Tuấn. |
Cụ thể, với Lotte Mart, việc niêm yết giá thực phẩm, hoa quả với đơn vị 100 g khiến mức giá của nhiều sản phẩm trong chương trình khuyến mãi chỉ dao động từ 750 đồng đến dưới 40.000 đồng/100 g. Thậm chí, một số loại thực phẩm nhập khẩu như táo Mỹ, cá hồi Na Uy, bò Úc cũng được áp dụng cách niêm yết kiểu "giá tâm lý" này.
Trong khi đó, "người mới" Vinmart lại tung chương trình mỗi tuần giảm giá 50% một mặt hàng, đồng thời giảm trên 20% cho nhiều sản phẩm khác. Chiêu giảm giá 50% của Vinmart đối với các mặt hàng nông nghiệp như cà chua, khoai tây... không khiến giá của mặt hàng này chênh lệch quá nhiều so với sản phẩm tương tự tại chợ truyền thống. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra ngách thị trường riêng cho chuỗi siêu thị mới bước vào năm đầu tiên khai thác khuyến mãi mùa Tết.
Lãnh đạo một chuỗi siêu thị cho biết, cùng một sản phẩm, nếu bán trong siêu thị, hàng hóa đó sẽ gián tiếp được doanh nghiệp cam kết về chất lượng đồng nghĩa với mang lại lợi ích sử dụng cao hơn cho người dùng. Ngược lại, nếu bán tại chợ, chất lượng và sản phẩm hàng hóa chỉ có sự đảm bảo từ cá nhân người bán. "Thực tế, để hàng đến được tay người dùng, các đơn vị bán lẻ phải bỏ ra rất nhiều chi phí, qua nhiều khâu trung gian, nên khó có thể so sánh giá giữa hàng chợ và hàng siêu thị, trung tâm thương mại", lãnh đạo này chia sẻ.
Còn "ông lớn" Big C lại cam kết bán giá tốt nhất cho khách hàng. Ngoài chương trình khóa giá (cam kết không tăng giá các mặt hàng ngoài sữa, thực phẩm, rau quả...), hệ thống siêu thị này còn cho hay sẽ tặng sản phẩm miễn phí nếu khách tìm được giá rẻ hơn tại siêu thị khác.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Big C cho biết, cam kết bán giá tốt nhất đã được siêu thị này triển khai từ rất lâu, chứ không phải chương trình mới áp dụng cho mùa Tết 2015. Vị này thừa nhận, trong thời gian triển khai, siêu thị từng ghi nhận trường hợp khách đưa hàng giá rẻ hơn từ đơn vị khác đến để so sánh giá.
"Nhận được phản ánh của khách, siêu thị sẽ thực hiện kiểm chứng xem mặt hàng đó có nằm trong chương trình khuyến mãi của đơn vị kia hay không. Trường hợp hàng đang nằm trong chương trình khuyến mãi của siêu thị khác thì không được xem xét để áp dụng cam kết này".
Cảnh đối lập ngày giáp Tết ở các siêu thị Hà Nội
Nhu cầu mua sắm Tết của người dân tuy rất cao nhưng không phải điểm bán hàng nào cũng đông đúc.Tại Hà Nội, trong khi nhiều siêu thị chật cứng khách thì cũng có nơi vắng hoe.
Big C cũng sẽ kiểm tra sản phẩm tương tự đang bày bán tại siêu thị này để so sánh mức giá. Nếu giá của Big C cao hơn so với đơn vị khác, khách hàng sẽ được tặng miễn phí sản phẩm, và siêu thị cũng sẽ thực hiện điều chỉnh ngay để luôn đảm bảo bán giá thấp nhất thị trường.
"Để xử lý mỗi trường hợp này, chúng tôi có thể mất khoảng vài tiếng cho các công đoạn. Nhưng khách hàng chắc chắn nhận được cam kết của siêu thị, vì đây là chương trình dài hạn, chứ không chỉ áp dụng trong một thời điểm".
Việc cam kết bán giá sản phẩm, dịch vụ thấp nhất thị trường cũng đã từng được nhiều đơn vị bán lẻ, hay thậm chí là doanh nghiệp hàng không áp dụng.
Theo đó, Jetstar từng áp dụng chế độ so sánh giá đối với chuyến bay thẳng, một chiều, cùng hành trình và khởi hành vào thời điểm tương đương (chỉ chênh không quá một tiếng). Nếu khách hàng của Jetstar có phản ánh về giá và được kiểm chứng là chính xác thì sẽ được mua vé với giá thấp hơn 10% so với giá được tìm thấy.
"Chương trình này được thực hiện từ rất lâu, khi thị trường mới chỉ có Jetstar và Vietnam Airlines khai thác bay. Tất nhiên, lúc ấy muốn nhận được cam kết này của hãng là chuyện cực kỳ hi hữu. Nhưng năm 2012, khi Vietjet Air nhảy vào khai thác hàng không thì có nhiều trường hợp khách đã tận dung được cam kết này của Jetstar", chủ một đại lý vé máy bay trên đường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Đại diện một siêu thị lớn tại Hà Nội cho biết, việc các chuỗi siêu thị mở rộng khuyến mãi trong dịp Tết không làm cho lợi nhuận thực tế của các đơn vị này giảm, mà ngược lại, tạo ra "cơn lốc" mua sắm và định hình được thị phần trong mùa mua sắm cao điểm.
"Lợi nhuận trên mỗi sản phẩm có thể giảm đi, nhưng tổng thu lại tăng lên đáng kể nếu biết cân đối các chương trình. Ví như tuần trước, mặt hàng bán chạy nhất của các siêu thị là bánh kẹo, giỏ quà, đồ trang trí nhà cửa..., trong khi tuần này là thực phẩm, hàng đông lạnh... Các siêu thị có thể đan xen các chương trình khuyến mãi để thu được lợi nhuận tối đa trên các sản phẩm đang có doanh số tốt nhất vào từng thời điểm nhất định".
Nguồn: Hạ Minh/Zing
Bình luận