Những hạn chế trong nhập khẩu kết hợp với tỷ lệ lạm phát cao khiến đất nước lớn thứ hai ở Nam Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt một lượng lớn băng vệ sinh, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trong vài năm trở lại đây.
Tại Argentina đang xảy ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng các băng vệ sinh. Điều này dấy lên một tranh cãi về việc điều gì đã khiến các sản phẩm này vắng mặt trên kệ hàng? Các quan chức Chính phủ và doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thì đổ lỗi cho nhau.
Cụ thể, vào thứ 4, nhà chức trách Argentina nói bóng gió rằng các doanh nghiệp nhập khẩu đang điều chỉnh giá. Các doanh nghiệp thì nói chính phủ chậm chạp trong quá cấp phép nhập khẩu cho họ.
Ngoài ra, thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm này có thể là hậu quả của việc Argentina “qua cầu rút ván” với các chủ nợ nước ngoài dẫn đến việc bị họ thắt chặt nguồn cung ngoại tệ và gây ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
Trả lời với phóng viên, Trưởng Nội các Jorge Capitanich nói rằng không có một sự cản trở đặc biệt nào với hoạt động nhập khẩu băng vệ sinh, cái gọi là “sản phẩm thiết yếu” và đổ lỗi cho sự thiếu “chiến lược” thương mại của những nhà nhập khẩu.
Trong khi đó, Miguel Ponce – trưởng phòng nhập khẩu thì đổ lỗi cho những quy định của chính phủ. Ông nói rằng các nhà chức trách chậm cấp giấy phép nhập khẩu với hàng loạt sản phẩm và một vài công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận với ngoại tệ.
Thực tế những tháng gần đây, Argentina đã thắt chặt biện pháp kiểm soát ngoại tệ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Chính phủ hy vọng rằng, bằng việc thắt chặt trao đổi ngoại tệ, quốc gia này sẽ bảo vệ được nguồn dự trữ cần thiết để trả số nợ khổng lồ đang gánh trên vai.
Điều này đã khiến các nhà nhập khẩu khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để mua sản phẩm từ nước ngoài.
Những vướng mắc của Argentina trong việc đàm phán với các chủ nợ là quỹ đầu cơ khiến nước này rơi nào tình trạng “vỡ nợ kỹ thuật” vào năm ngoái.
Những hạn chế trong nhập khẩu kết hợp với tỷ lệ lạm phát cao khiến đất nước lớn thứ hai ở Nam Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt một lượng lớn sản phẩm y tế bao gồm găng tay và kim chỉ trong vài năm trở lại đây.
Đặc biệt, băng vệ sinh trở nên cực kỳ hiếm trong vòng 2 tuần gần đây. Marcelo Yarmaian, người phát ngôn của Johnson & Johnson – một trong những nhà cung cấp băng vệ sinh lớn nhất tại Argentina nói rằng sự thiếu hụt xảy ra với hầu hết những sản phẩm phổ biến nhất. Công ty nói rằng đang làm việc với các nhà phân phối để đảm bảo “sản phẩm xuất hiện trở lại trên kệ hàng sớm nhất”.
Tại Argentina, các sản phẩm như băng vệ sinh thường được nhập khẩu từ các nước láng giềng như Brazil, Ponce – chủ một phòng nhập khẩu cho biết. Ông nói rằng phải mất vài tuần để bình thường hóa việc này một phần bởi tình trạng hoảng loạn của khách hàng.
“Mọi người xem tin tức, nghe thấy những lời cảnh báo và sau đó họ đổ xô đi mua về tích trữ”, ông nói với tờ tin tức Infobae.
Thậm chí, những ngày gần đây, Twitter lan tràn những lời phàn nàn hài ước về sự thiếu hụt kể trên. Một vài nói rằng Argentina sẽ trở thành một Cuba và Venezuela thứ hai khi những sản phẩm thiết yếu luôn bị thiếu và rất khó tìm.
Claudia Guerschuny – một dược sỹ tại Buenos Aires nói với kênh truyền hình Todo Noticias rằng ngoài băng vệ sinh, các loại bỉm cũng đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Cô nói: “Chúng tôi hiện không có bất kỳ loại băng vệ sinh nào. Các cửa hàng thuốc không có câu trả lời và bản thân họ cũng không nhận được câu trả lời nào từ chính phủ”.
Cụ thể, vào thứ 4, nhà chức trách Argentina nói bóng gió rằng các doanh nghiệp nhập khẩu đang điều chỉnh giá. Các doanh nghiệp thì nói chính phủ chậm chạp trong quá cấp phép nhập khẩu cho họ.
Ngoài ra, thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm này có thể là hậu quả của việc Argentina “qua cầu rút ván” với các chủ nợ nước ngoài dẫn đến việc bị họ thắt chặt nguồn cung ngoại tệ và gây ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
Tại Argentina đang xảy ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng các sản phẩm vệ sinh thiết yếu của phụ nữ |
Trong khi đó, Miguel Ponce – trưởng phòng nhập khẩu thì đổ lỗi cho những quy định của chính phủ. Ông nói rằng các nhà chức trách chậm cấp giấy phép nhập khẩu với hàng loạt sản phẩm và một vài công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận với ngoại tệ.
Thực tế những tháng gần đây, Argentina đã thắt chặt biện pháp kiểm soát ngoại tệ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Chính phủ hy vọng rằng, bằng việc thắt chặt trao đổi ngoại tệ, quốc gia này sẽ bảo vệ được nguồn dự trữ cần thiết để trả số nợ khổng lồ đang gánh trên vai.
Điều này đã khiến các nhà nhập khẩu khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để mua sản phẩm từ nước ngoài.
Những vướng mắc của Argentina trong việc đàm phán với các chủ nợ là quỹ đầu cơ khiến nước này rơi nào tình trạng “vỡ nợ kỹ thuật” vào năm ngoái.
Những hạn chế trong nhập khẩu kết hợp với tỷ lệ lạm phát cao khiến đất nước lớn thứ hai ở Nam Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt một lượng lớn sản phẩm y tế bao gồm găng tay và kim chỉ trong vài năm trở lại đây.
Đặc biệt, băng vệ sinh trở nên cực kỳ hiếm trong vòng 2 tuần gần đây. Marcelo Yarmaian, người phát ngôn của Johnson & Johnson – một trong những nhà cung cấp băng vệ sinh lớn nhất tại Argentina nói rằng sự thiếu hụt xảy ra với hầu hết những sản phẩm phổ biến nhất. Công ty nói rằng đang làm việc với các nhà phân phối để đảm bảo “sản phẩm xuất hiện trở lại trên kệ hàng sớm nhất”.
Tại Argentina, các sản phẩm như băng vệ sinh thường được nhập khẩu từ các nước láng giềng như Brazil, Ponce – chủ một phòng nhập khẩu cho biết. Ông nói rằng phải mất vài tuần để bình thường hóa việc này một phần bởi tình trạng hoảng loạn của khách hàng.
“Mọi người xem tin tức, nghe thấy những lời cảnh báo và sau đó họ đổ xô đi mua về tích trữ”, ông nói với tờ tin tức Infobae.
Thậm chí, những ngày gần đây, Twitter lan tràn những lời phàn nàn hài ước về sự thiếu hụt kể trên. Một vài nói rằng Argentina sẽ trở thành một Cuba và Venezuela thứ hai khi những sản phẩm thiết yếu luôn bị thiếu và rất khó tìm.
Claudia Guerschuny – một dược sỹ tại Buenos Aires nói với kênh truyền hình Todo Noticias rằng ngoài băng vệ sinh, các loại bỉm cũng đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Cô nói: “Chúng tôi hiện không có bất kỳ loại băng vệ sinh nào. Các cửa hàng thuốc không có câu trả lời và bản thân họ cũng không nhận được câu trả lời nào từ chính phủ”.
TheoVietnamnet
Bình luận