• Zalo

Không tăng giá, chấp nhận rủi ro ‘chảy máu’ xăng dầu

Kinh tếThứ Ba, 05/03/2013 07:25:00 +07:00Google News

(VTC News) - Bộ Công Thương cho biết để ổn định thị trường, cần thiết phải sử dụng quỹ bình ổn để giữ giá xăng dầu.

(VTC News) - Bộ Công Thương cho biết để ổn định thị trường, cần thiết phải sử dụng quỹ bình ổn để giữ giá xăng dầu, chấp nhận rủi ro “chảy máu” xăng dầu qua biên giới.

Giữ giá xăng dầu bằng quỹ bình ổn
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 2/2013 của Bộ Công Thương, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước – ông Võ Văn Quyền cho biết những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2010, giá xăng dầu thế giới thường tăng cao đột biến vào cuối Quý 1, tức là thời điểm sau Tết Nguyên đán. 
“Thời điểm sau Tết, giá xăng dầu vẫn tiếp tục tăng cao, Liên bộ đã đề xuất phương án sử dụng quỹ bình ổn bởi vì theo đánh giá của liên bộ thì đây là việc tăng giá cao bất thường nhưng lại mang tính quy luật, hiện tượng này sẽ sớm giảm vào khoảng tháng 3 và tháng 4”, ông Quyền cho biết.
Trước Tết Qúy Tỵ, để đối phó với tình hình biến động giá xăng dầu, Liên bộ Tài Chính - Công Thương thay việc sử dụng biện pháp tăng giá và thuế, đã hai lần sử dụng quỹ bình ổn giá để giữ giá xăng dầu - đây là động thái nằm khiểm soát ổn định giá cả thị trường, không để giá xăng dầu tăng làm cho giá các mặt hàng khác leo thang.
Sau Tết, Liên bộ lại một lần nữa sdụng Quỹ bình ổn giá để tránh tăng giá xăng dầu. Mặc dù trước ngày 26/2, quỹ bình ồn còn rất “mỏng”, nhưng Bộ Công Thương vẫn quyết định dùng nguyên tắc “ứng trước, bù sau” để tránh tình trạng giá xăng dầu tăng cao đột biến trong thời điểm nhạy cảm. 
Trả lời về việc sử dụng Quỹ bình ổn để giữ giá xăng dầu có thể khiến quỹ “âm”, Bộ Công Thương khẳng định: "Khi giá xăng dầu thế giới giảm xuống, kinh tế vĩ môn ổn định sẽ phục hồi lại nguồn quỹ để điều hành". 
Ông Quyền cũng cho biết, theo như đúng nhận định của Bộ Công Thương, giá xăng dầu thế giới đang có chiều hướng giảm, từ mốc 132 USD/thùng trong ngày 26/2, giảm xuống còn 123 USD/thùng trong ngày 3/3.
Quyết định dùng Quỹ bình ổn giá để kiểm soát giá xăng dầu là phù hợp với Nghị định 84, tác động tích cực đến việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng CPI, củng cố niềm tin vào thị trường, và đưa hệ thống nhập khu, điều phối xăng dầu nhanh chóng trở lại bình thường.
Nguy cơ “chảy máu” xăng dầu
Trong hai này 22/2 và 23/2 vừa qua, báo chí từng nêu ra trường hợp cây xăng ở một số địa phương Hải Phòng, Đắc Lắc... đột nhiên ngừng bán, găm hàng.
Lý giải cho sự việc này, ông Đỗ Thanh Lam - Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết vào lúc giá xăng dầu thế giới tăng cao, một vài cửa hàng xăng dầu trong nước thường “gi trò” nghỉ bán, găm hàng. Không có tình trạng khan hiếm hàng xăng dầu bởi nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp đầu mối cũng như nguồn dự trữ xăng dầu vẫn đang ổn định và được đảm bảo.
Hiện Cục đã gửi văn bản chỉ đạo về cơ quan quản lý thị trường ở các thành phố lớn, các địa phương vùng sâu vùng xa để xác định các vấn đề sai phạm và xử lý kịp thời.
“Nhiều cây xăng đã ngừng bán hàng từ lâu, nhiều cây xăng dây dưa về công nợ với đại lý cung ứng nên đã có tranh chấp khi giá cả biến động. Một vài cây xăng dùng rất nhiều chiêu trò nghỉ ăn cơm, đi đón con để tạm nghỉ bán trong một khoản thời gian rất ngắn. Sau khi quản lý thị trường nhắc nhở đã trở lại bán hàng bình thường”, ông Lam cho biết.
Bên cạnh đó, giá xăng dầu trong nước đang thấp hơn các nước trong khu vực khiến cho tình trạng “chảy máu” xăng dầu qua biên giới càng thêm nhức nhối.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, mặt hàng xăng A92, mức giá đang áp dụng tại Việt Nam là 23.150 đ/lít, cao hơn 4.060 đồng/lít so giá xăng tại Lào, cao hơn giá bán ở Campuchia 5.326 đồng/lít và cao hơn Trung Quốc 1.401 đồng.
Giá xăng A95 cao hơn Lào 6.795 đồng/lít, cao hơn Campuchia 5.895 đồng/lít. Giá dầu diesel 0,25S cao hơn Campuchia 5.498 đồng/lít và cao hơn Trung Quốc 4.031 đồng/lít và giá dầu diesel 0,05S cao hơn Lào 2.565 đồng/lít.
Hôm đầu tháng,ngày 2/3, Cảnh sát biển Vùng 2 (Quảng Nam) đã bắt giữ một vụ mua bán trái phép lớn 10.000 lít dầu diesel trái phép (không có hóa đơn chứng từ) do tàu PVT Dragon của CTCP Vận tải dầu khí vận chuyển, bán cho tàu Quảng Hà 09 thuộc Công ty kinh doanh xăng dầu Dung Quất là minh chứng cụ thể cho tình trạng buôn bán vận chuyển trái phép gia tăng do chênh lệch giá.
Ông Lam nhấn mạnh: “Để giữ bình ổn giá xăng dầu sdễ xảy ra tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do giá xăng trong nước thấp hơn 4.000 – 6.000 đồng so với các nước láng giềng như Lào hay Campuchia. Tuy nhiên, vì cục diện bình ổn an sinh xã hội, Bộ chấp nhận rủi ro “chảy máu” xăng dầu và sẽ có những biện pháp để quản lý, xử phạt chặt chẽ hơn”.
Tuy vậy, các biện pháp được Bộ Công thương đưa ra để giải quyết triệt để tình trạng này còn rất chung chung như cần có cơ chế kiểm soát giá cần linh hoạt để vừa bình ổn giá vừa giảm độ vênh giá với các nước, xử lý nghiêm triệt để các hành vi vi phạm, phối hợp với các lực lượng địa phương và trung ương. 
Đồng thời, cần tuyên truyền pháp luật để bà con buôn giới không tiếp tay buôn lậu. Hợp tác với chức năng các nước bạn có cùng đường biên giới. Xây dựng lực lượng chức năng chống buôn lậu đủ mạnh...
Linh San

Bình luận
vtcnews.vn