(VTC News) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đề nghị cơ quan báo chí cần bình đẳng trong tuyên truyền bầu cử.
Sáng 15/4, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã phát biểu khai mạc tại buổi Tập huấn báo chí tuyên truyền về Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định từ nay đến ngày bầu cử toàn quốc chỉ còn hơn 1 tháng nữa, do đó công tác tuyên truyền cuộc bầu cử cần được tập trung, đẩy mạnh hơn nữa.
Ông Tuấn khẳng định công tác thông tin báo chí góp phần rất quan trọng vào thành công của bầu cử. Qua công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này.
Báo chí cần cần tập trung tuyên truyền vào các nội dung quan trọng như tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa cuộc bầu cử; làm rõ một số điểm mới của cuộc bầu cử lần này, trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng đại biểu, việc giảm tỷ lệ ĐBQH kiêm nhiệm tăng ĐBQH chuyên trách, bổ sung hợp lý ĐBQH khối các hội, hiệp đoàn nghề nghiệp; tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của công dân đi bầu cử, thể thức bầu cử…
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa sự kiện, cơ quan báo chí cần giới thiệu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, báo chí cần làm rõ một số điểm mới trong Chỉ thị 51-CT/TW như không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm...
Sáng 15/4, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã phát biểu khai mạc tại buổi Tập huấn báo chí tuyên truyền về Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đề nghị báo chí cần bình đẳng trong tuyên truyền bầu cử. (Ảnh: T.H) |
Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định từ nay đến ngày bầu cử toàn quốc chỉ còn hơn 1 tháng nữa, do đó công tác tuyên truyền cuộc bầu cử cần được tập trung, đẩy mạnh hơn nữa.
Ông Tuấn khẳng định công tác thông tin báo chí góp phần rất quan trọng vào thành công của bầu cử. Qua công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này.
Báo chí cần cần tập trung tuyên truyền vào các nội dung quan trọng như tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa cuộc bầu cử; làm rõ một số điểm mới của cuộc bầu cử lần này, trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng đại biểu, việc giảm tỷ lệ ĐBQH kiêm nhiệm tăng ĐBQH chuyên trách, bổ sung hợp lý ĐBQH khối các hội, hiệp đoàn nghề nghiệp; tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của công dân đi bầu cử, thể thức bầu cử…
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa sự kiện, cơ quan báo chí cần giới thiệu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, báo chí cần làm rõ một số điểm mới trong Chỉ thị 51-CT/TW như không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm...
Bổ sung tỷ lệ hợp lý đại biểu đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Video: Khi nghệ sĩ tự ứng cử đại biểu Quốc hội
Bình luận