Vào những ngày đầu tháng 10/2017, nhiều người cho rằng Mỹ đang thực hiện một số cuộc đối thoại với Triều Tiên bởi tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đăng các đoạn tweet nói về việc từ chối thương lượng qua ngoại giao với Triều Tiên.
Nhưng trên thực tế, dù Mỹ chưa bao giờ và không bao giờ có ý định từ chối đối thoại với Triều Tiên song ở thời điểm hiện tại Mỹ không có cuộc đối thoại nào với Triều Tiên cả.
Trong cuộc trao đổi ngắn gọn với một nhóm phóng viên tại Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết Mỹ vẫn đang tiếp tục khảo sát về khả năng đối thoại với Triều Tiên và ông nói phía Mỹ đã đưa ra câu hỏi “Các vị có muốn đối thoại không?” cho phía Triều Tiên.
Cũng trong cuộc trao đổi ngắn này, ông Tillerson cho biết hiện Washington có đến 3 kênh liên lạc với Bình Nhưỡng và nhận định tình hình hiện tại không hề bế tắc, Mỹ có khả năng và đang thực hiện đối thoại với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cũng khẳng định sẽ đối thoại trực tiếp với Triều Tiên qua các kênh riêng của mình, chứ không cần có 1 bên làm trung gian, ví dụ như Trung Quốc.
Xem xét kỹ mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, Mỹ từng sử dụng vài kênh liên lạc để gửi thông điệp trực tiếp đến Triều Tiên và đạt được một số kết quả. Kênh thứ 1, là Thụy Sĩ, quốc gia trung lập cung cấp bảo lãnh lãnh sự cho cả Mỹ và Triều Tiên.
Kênh thứ 2 có biệt danh “Kênh New York”, đó là đại sứ Triều Tiên tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và kênh thứ 3 là thông qua các chuyên gia phi chính phủ.
Ngoại trưởng Tillerson khẳng định, Mỹ và Triều Tiên chưa thực hiện đàm phán mà phía Mỹ đang tìm kiếm cơ hội để đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Song về phía Triều Tiên, quốc gia này vẫn giữ quan điểm theo đuổi chương trình hạt nhân của mình với lý do tự vệ. Mỹ và Triều Tiên đều có cái lý của riêng mình và do đó 2 nước vẫn chưa đi đến được bất cứ cuộc đàm phán nào.
Video: Biển người đổ về Bình Nhưỡng phản đối tống thổng Mỹ Donald Trump
Thông tin về cuộc trao đổi ngắn gọn của ông Tillerson với các phóng viên được đăng tải lại, trong đó CNN và Reuters đều đăng tải thông tin về việc Mỹ đang tìm kiếm một cuộc đối thoại với Triều Tiên thông qua các kênh trực tiếp.
Biên tập viên Jeffrey Lewis của Foreign Policy chỉ ra rằng, tờ New York Times đã sử dụng cụm từ “đang đối thoại trực tiếp” để nói về cuộc trao đổi với ông Tillerson khiến nhiều người hiểu nhầm rằng Mỹ và Triều Tiên đang thực hiện đối thoại. Ông Lewis nhận định rằng thông tin của New York Times gây hiểu nhầm sâu sắc về vấn đề này.
Biên tập viên Lewis còn nói, có thông tin ông Trump lấy thông tin từ truyền hình và báo chí, chứ không phải các bản báo cáo khiến những thông tin sai lệch báo chí Mỹ đưa ra làm Tổng thống Mỹ đăng tải những đoạn tweet gây tranh cãi trong những ngày vừa qua.
Theo ông Lewis, những đoạn tweet mà Tổng thống Mỹ đăng tải chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nỗ lực của Ngoại trưởng Mỹ Tillerson xung quanh vấn đề căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã nhiều lần phản ứng rất dữ dội trước những tuyên bố của ông Trump, kể cả trong những bài phát biểu chính thức lẫn những đoạn tweet của vị tổng thống này.
Do đó, biên tập viên Jeffrey Lewis nhận định rằng, những tin tức giả mạo đang đe dọa gây ra một cuộc chiến tranh thực sự. Thêm vào đó, Lewis cũng khẳng định Triều Tiên thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân, thực sự có tên lửa có tầm bắn tới Mỹ và điều này đã được Cộng đồng tình báo Mỹ xác nhận, nhưng nhiều quan chức Nhà Trắng vẫn đánh giá thấp năng lực của Triều Tiên.
Cần nhắc lại rằng, Mỹ đã nhiều lần sử dụng các kênh liên lạc trực tiếp với Triều Tiên để giải quyết những bất đồng giữa hai bên, trong đó có trường hợp của sinh viên xấu số người Mỹ Otto Warmbier.
Và trong tương lai Mỹ sẽ tiếp tục dùng các kênh liên lạc này để đối thoại với Triều Tiên, bởi nếu chiến tranh xảy ra ở bán đảo Triều Tiên thì chắc chắn đây không phải là điều tốt đẹp cho cả 2 phía.
Bình luận