Theo RT, trong cuộc phỏng vấn với báo giới, Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh lực lượng tên lửa thuộc Vệ binh Cách mạng Iran khẳng định loại bom này được phát triển theo yêu cầu đặc biệt của IRGC.
"Tổ chức Công nghiệp Quốc phòng Iran (IDIO) đã sản xuất một loại bom nặng 10 tấn. Chúng có thể được thả từ máy bay Ilyushin va có sức hủy diệt cực lớn", PressTV dẫn lời ông Hajizadeh cho hay.
Vị thiểu tướng gọi thiết bị này là "cha của các loại bom" (FAOB), đồng thời so sánh nó với mẹ của các loại bom (MOAB) GBU-43 / B của Mỹ.
MOAB, nặng 9,8 tấn được phát triển vào năm 2003 và lần đầu tiên được đưa vào sử dụng hồi tháng 4 trong một chiến dịch không kích các phần tử IS ở Afghanistan.
Thông tin mà ông Hajizadeh tuyên bố vẫn đang gây khá nhiều tranh cãi bởi vị thiếu tướng Iran mới chỉ đề cập tới trọng lượng của loại bom mới thay vì đưa ra những thông số về sức công phá của nó. Nhiều người hoài nghi liệu nó có sức hủy diệt như cái tên "cha của các loại bom" mà ông này gọi hay không. Bởi trên thực tế, chỉ duy nhất có Nga đang được cho là sở hữu FAOB.
Hồi đầu tháng 9, nhiều nhân chứng từng khẳng định Matxcơva đã thả loại siêu bom này để tiêu diệt các phần tử IS ở Syria. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có bất cứ báo cáo nào từ phía Nga cập nhật về thông tin này. Bộ Quốc phòng Nga cũng không hề đưa ra một tuyên bố chính thức nào nói họ thả FOAB như đồn đoán.
FOAB, loại bom phi hạt nhân mạnh nhất được phát triển tại Nga còn được gọi với cái tên ATBIP (bom chân không tăng cường sức công phá) được thử nghiệm lần đầu tiên và duy nhất vào ngày 11/9/2007.
Mặc dù Maxcơva không tiết lộ thông tin về siêu vũ khí mà họ đang sở hữu nhưng nhiều chuyên gia cho rằng sức công phá của FOAB tương đương 44 tấn thuốc nổ TNT trong khi sức công phá của MOAB là 11 tấn TNT.
Video: Nga thử nghiệm "cha của các loại bom"
Bán kính hủy diệt của FOAB là khoảng 300 m, gấp đôi bán kính của GBU-43. Theo các chuyên gia, FOAB có sức công phá lớn gấp 4 lần "mẹ của các loại bom" GBU-43 (MOAB) mà Mỹ sở hữu.
Giống như các loại bom nhiệt hạch khác, FOAB phát nổ giữa không trung, đốt cháy hỗn hợp gồm nhiên liệu và không khí, phá hủy các cấu trúc, gây ra những vụ nổ lớn kéo theo dư chấn mạnh ngang với vũ khí hạt nhân.
Cho đến nay, FOAB vẫn chưa được sử dụng trên chiến trường. Lần đầu tiên mà nó được thử nghiệm là vào ngày 11/9/2007. "Sức hủy diệt do sóng xung kích siêu âm và nhiệt độ cực cao do FOAB gây ra khiến mọi sinh vật sống đều bị bốc hơi", báo cáo sau vụ thử nghiệm đánh giá.
Bình luận