(VTC News) - Knight Frank vừa đăng tải báo cáo Thịnh vượng 2016 (Wealth Report) công bố top 3 nước có số người siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới, trong đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng dẫn đầu.
Năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu (là cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên - theo Knight Frank), tăng 12 người so với trước đó và được dự đoán sẽ là 403 người vào năm 2025.
Trong khi đó nhóm người có tổng tài sản trên mức 100 triệu USD là 18 người, trong 10 năm nữa con số này được cho là sẽ tăng lên 43 người.
Cũng theo báo cáo của Knight Frank, nếu như cuối 2014, số lượng triệu phú USD là 11.200 người thì chỉ đúng một năm sau con số này đã tăng lên đến 12.100.
Con số triệu phú USD của Việt Nam cũng được dự đoán là sẽ tăng mạnh lên 29.000 người vào năm 2025.
Quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh thứ 2 thế giới là Mozambique (129%) và thứ 3 là Ấn Độ (105%).
Theo báo cáo của Knight Frank, lần đầu tiên số người siêu giàu trên thế giới giảm 3%, chỉ còn 187.500 người do khủng hoảng tài chính.
Tổng tài sản của nhóm giảm xuống 19.300 tỷ USD (năm trước đó là 22.000 tỷ USD). Nguyên nhân chính là do chứng khoán toàn cầu năm ngoái lao dốc, giá hàng hóa giảm và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng như nhiều nước khác chậm lại.
Tuy nhiên, trong 1 thập kỉ tới, số người siêu giàu trên thế giới sẽ tăng 42%, lên hơn 263.000 người. Nhóm này sẽ tập trung chủ yếu ở Mỹ (thêm 19.000 người, tăng 30%), Trung Quốc (75%) và Ấn Độ (105%).
Nghiên cứu cũng chỉ ra các lĩnh vực đầu tư ưa thích của người siêu giàu thế giới là nghệ thuật, xe hơi, tem và trang sức.
Ngoài ra, Việt Nam còn được báo cáo của Knight Frank đánh giá là một trong 3 quốc gia đáng đầu tư vào bất động sản nhà ở nhất thế giới, cùng Mỹ và Đức.
Kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển, đang trong quỹ đạo đi lên do thực hiện cải tổ cấu trúc.
Được biết, mới đây, tạp chí Forbes cũng đã công bố tỷ phú giàu nhất hành tinh 2016. Trong đó, đại diện duy nhất của Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup xếp ở vị trí 1011, tức là tăng lên 107 bậc so với năm trước.
Tính tới ngày 29/2/2016, ông Phạm Nhật Vượng đã nâng khối tài sản ròng lên 1,76 tỷ USD, xếp thứ 1.011 những người giàu nhất thế giới hiện nay. Như vậy, thứ hạng trong danh sách tỷ phú thế giới của ông Vượng đã tăng 107 bậc so với năm 2015 (năm 2015, ông Vượng giàu thứ 1.118 thế giới).
Với khối tài sản trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam và là tỷ phú duy nhất của Việt Nam góp mặt vào danh sách tỷ phú "đô la" của Forbes. Bên cạnh đó, Knight Frank dự đoán từ nay tới 2025 sẽ xuất hiện thêm người thứ 2.
Huyền Trân
Năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu (là cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên - theo Knight Frank), tăng 12 người so với trước đó và được dự đoán sẽ là 403 người vào năm 2025.
Trong khi đó nhóm người có tổng tài sản trên mức 100 triệu USD là 18 người, trong 10 năm nữa con số này được cho là sẽ tăng lên 43 người.
Năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 400 người siêu giàu. Ảnh: Bloomberg |
Con số triệu phú USD của Việt Nam cũng được dự đoán là sẽ tăng mạnh lên 29.000 người vào năm 2025.
Quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh thứ 2 thế giới là Mozambique (129%) và thứ 3 là Ấn Độ (105%).
Theo báo cáo của Knight Frank, lần đầu tiên số người siêu giàu trên thế giới giảm 3%, chỉ còn 187.500 người do khủng hoảng tài chính.
Tổng tài sản của nhóm giảm xuống 19.300 tỷ USD (năm trước đó là 22.000 tỷ USD). Nguyên nhân chính là do chứng khoán toàn cầu năm ngoái lao dốc, giá hàng hóa giảm và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng như nhiều nước khác chậm lại.
Tuy nhiên, trong 1 thập kỉ tới, số người siêu giàu trên thế giới sẽ tăng 42%, lên hơn 263.000 người. Nhóm này sẽ tập trung chủ yếu ở Mỹ (thêm 19.000 người, tăng 30%), Trung Quốc (75%) và Ấn Độ (105%).
Nghiên cứu cũng chỉ ra các lĩnh vực đầu tư ưa thích của người siêu giàu thế giới là nghệ thuật, xe hơi, tem và trang sức.
Ngoài ra, Việt Nam còn được báo cáo của Knight Frank đánh giá là một trong 3 quốc gia đáng đầu tư vào bất động sản nhà ở nhất thế giới, cùng Mỹ và Đức.
Kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển, đang trong quỹ đạo đi lên do thực hiện cải tổ cấu trúc.
Được biết, mới đây, tạp chí Forbes cũng đã công bố tỷ phú giàu nhất hành tinh 2016. Trong đó, đại diện duy nhất của Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup xếp ở vị trí 1011, tức là tăng lên 107 bậc so với năm trước.
Tính tới ngày 29/2/2016, ông Phạm Nhật Vượng đã nâng khối tài sản ròng lên 1,76 tỷ USD, xếp thứ 1.011 những người giàu nhất thế giới hiện nay. Như vậy, thứ hạng trong danh sách tỷ phú thế giới của ông Vượng đã tăng 107 bậc so với năm 2015 (năm 2015, ông Vượng giàu thứ 1.118 thế giới).
Với khối tài sản trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam và là tỷ phú duy nhất của Việt Nam góp mặt vào danh sách tỷ phú "đô la" của Forbes. Bên cạnh đó, Knight Frank dự đoán từ nay tới 2025 sẽ xuất hiện thêm người thứ 2.
Huyền Trân
Bình luận