(VTC News) - Sáng 5/4, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em (sửa đổi) với việc giữ nguyên phương án trẻ em dưới 16 tuổi.
Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em (sửa đổi) được thông qua với 449 đại biểu tham gia biểu quyết (91%), trong đó 444 (90%) người tán thành, không tán thành 3 người, 2 người không có ý kiến.
Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước đó cho biết sau phiên thảo luận tại hội trường, Quốc hội đã phát phiếu lấy ý kiến đại biểu về nội dung đang bàn cãi là độ tuổi trẻ em dưới 16 hay 18.
Kết quả, có 340/397 đại biểu đồng ý với phương án trẻ em dưới 16 tuổi, chỉ 50/397 nghiêng về phương án tuổi trẻ em dưới 18 (chiếm 12%).
Như vậy, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, trong đó độ tuổi trẻ em được giữ như Luật cũ là dưới 16 tuổi.
Quy định nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 đã nhận nhiều ý kiến phản đối gay gắt tại phiên thảo luận trước đó.
Minh Đức
Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em (sửa đổi) được thông qua với 449 đại biểu tham gia biểu quyết (91%), trong đó 444 (90%) người tán thành, không tán thành 3 người, 2 người không có ý kiến.
Quốc hội không đồng tình nâng mức tuổi trẻ em dưới 18 tuổi |
Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước đó cho biết sau phiên thảo luận tại hội trường, Quốc hội đã phát phiếu lấy ý kiến đại biểu về nội dung đang bàn cãi là độ tuổi trẻ em dưới 16 hay 18.
Kết quả, có 340/397 đại biểu đồng ý với phương án trẻ em dưới 16 tuổi, chỉ 50/397 nghiêng về phương án tuổi trẻ em dưới 18 (chiếm 12%).
Như vậy, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, trong đó độ tuổi trẻ em được giữ như Luật cũ là dưới 16 tuổi.
Quy định nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 đã nhận nhiều ý kiến phản đối gay gắt tại phiên thảo luận trước đó.
Phát ngôn ấn tượng của các đại biểu Quốc hội
Trong đó, đại biểu TP.HCM Trương Trọng Nghĩa phân tích, trẻ em trên nhiều quốc gia ngày càng trưởng thành, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, dân sự đang trẻ dần. Nếu trước đây là 16, thì bây giờ 14, có quốc gia chỉ 11, 12 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự, 7-8 tuổi đã chịu trách nhiệm dân sự.
Ở Việt Nam trẻ em là dưới 16 tuổi, 16-18 là vị thành niên, 18 trở lên là thành niên. Luật pháp có đầy đủ quy định cho ba lứa tuổi này. "Nếu thay đổi, chúng ta sẽ phải sửa Bộ luật hình sự: vấn đề kết hôn, giao cấu với trẻ em...", ông Nghĩa nói.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền thì nhấn mạnh, nếu quan tâm đến trẻ em thì nên quan tâm đối tượng từ 16 tháng tuổi đến dưới 4 tuổi. Vì hiện nhà nước mới quy định trẻ 5 tuổi phải cho đến trường, còn 16 tháng đến 4 tuổi thì gửi vào đâu.
"Trường mầm non thiếu nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Nhiều công nhân phải bỏ việc để chăm con. Vậy tại sao những cái đáng sửa thì chúng ta không sửa", ông Thuyền đặt câu hỏi.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng không đồng tình khi quy định trẻ em được nâng lên từ 16 -18 tuổi.
“Các tập tục tảo hôn trên miền núi, khi chúng ta đi giám sát thấy rồi. Để thay đổi một tập tục không phải chỉ ngày một ngày hai, nếu xây dựng luật không có những lộ trình, những biện pháp để luật đi vào cuộc sống, xây luật để trang trí thì xây luật làm gì, đôi khi còn bị chế giễu”, bà Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm.
Ở Việt Nam trẻ em là dưới 16 tuổi, 16-18 là vị thành niên, 18 trở lên là thành niên. Luật pháp có đầy đủ quy định cho ba lứa tuổi này. "Nếu thay đổi, chúng ta sẽ phải sửa Bộ luật hình sự: vấn đề kết hôn, giao cấu với trẻ em...", ông Nghĩa nói.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền thì nhấn mạnh, nếu quan tâm đến trẻ em thì nên quan tâm đối tượng từ 16 tháng tuổi đến dưới 4 tuổi. Vì hiện nhà nước mới quy định trẻ 5 tuổi phải cho đến trường, còn 16 tháng đến 4 tuổi thì gửi vào đâu.
"Trường mầm non thiếu nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Nhiều công nhân phải bỏ việc để chăm con. Vậy tại sao những cái đáng sửa thì chúng ta không sửa", ông Thuyền đặt câu hỏi.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng không đồng tình khi quy định trẻ em được nâng lên từ 16 -18 tuổi.
“Các tập tục tảo hôn trên miền núi, khi chúng ta đi giám sát thấy rồi. Để thay đổi một tập tục không phải chỉ ngày một ngày hai, nếu xây dựng luật không có những lộ trình, những biện pháp để luật đi vào cuộc sống, xây luật để trang trí thì xây luật làm gì, đôi khi còn bị chế giễu”, bà Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm.
Minh Đức
Bình luận