Hãy lắng nghe và cùng làm bạn với trẻ thay vì dùng vũ lực,bạn sẽ thấy rằng trẻ không bướng bỉnh và khó bảo như bạn nghĩ.
1. Hiểu con hơn
Hiểu con hơn chính là một trong những phương pháp giáo dục trẻ vô cùng hiệu quả. Cha mẹ không những phải nắm được các hoạt động của con khi ở nhà mà còn phải thường xuyên trao đổi với các thầy cô của trẻ ở trường lớp hay bảo mẫu để biết trẻ có những dấu hiệu hay thay đổi gì.
Tuy nhiên, việc hiểu con bằng cách nắm bắt các hoạt động cả về tâm lý lẫn thể chất của con khác với việc cha mẹ kiểm soát con quá chặt, dẫn đến hiện tượng con cảm thấy bí bách, tù túng và có tâm lý phản kháng.
2. Nhận thức giáo dục
Cùng với sự phát triển của xã hội, phương pháp giáo dục trẻ cũng cần phải có những thay đổi để phù hợp hơn.
Trước kia, người lớn thường dạy trẻ theo phương pháp truyền thống và sử dụng roi vọt như là hình phạt khi trẻ không vâng lời. Còn bây giờ, cha mẹ nên tìm hiểu xem vì sao con không nghe lời và từ đó giúp trẻ cởi mở hơn, tâm sự với cha mẹ nhiều hơn.
3. Kiên nhẫn lắng nghe con
Việc quát mắng hay dùng đòn roi sẽ chỉ khiến trẻ thêm chai lì và có tâm lý xa lánh bố mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho biết, có rất nhiều trường hợp con sa chân vào con đường hư hỏng là do xuất phát từ cách giáo dục quá nghiêm khắc và phải hứng chịu vũ lực ngay từ khi còn bé.
Vì vậy, thay vì đánh mắng trẻ, người lớn phải học cách kiên nhẫn, lắng nghe con nói và giúp con cởi bỏ áp lực, thoát khỏi tâm lý trầm cảm và không còn những cảm xúc tiêu cực.
4. Tôn trọng trẻ
Nhiều cha mẹ thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của cháu chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Trẻ sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.
Người lớn nên dành cho trẻ sự tôn trọng, như thế trẻ sẽ cảm thấy mình không bị lạc lõng, không cô đơn. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ rất thương yêu mình và sẽ ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.
5. Nói đạo lý với trẻ
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện về đạo lý trong cuộc sống, có thể dùng cách cùng trẻ nói chuyện và lắng nghe sự chia sẻ, quan điểm riêng của cá nhân bé.
6. Cho trẻ trải nghiệm thực tế
Để cho trẻ thấy những tấm gương trong thực tế về việc nghe lời và không nghe lời cha mẹ. Khi nhìn thấy những sự việc trong thực tế, trẻ sẽ có nhận thức và biết mình phải làm gì.
7. “Thỏa hiệp” với trẻ
Người lớn không nên ép trẻ phải nghe và làm theo những yêu cầu của mình. Hãy để trẻ thực hiện những điều trẻ muốn trong phạm vi cho phép.
Hãy “thỏa hiệp” với trẻ, tránh dùng câu từ chối tuyệt đối. Ví dụ, khi trẻ muốn xem bộ phim nào đó, thay vì nói rằng “Con không được xem”, bạn hãy nói rằng “Con sẽ được xem phim khi con làm xong bài tập”.
Khi nghe nói như vậy, trẻ sẽ thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng.
8. Không nên dạy con lúc giận dữ
Khi tinh thần không được thoải mái hoặc đang tức giận, người lớn không nên trút hết lên đầu trẻ, tốt nhất hãy tránh “tranh thủ” lúc đang cáu mà mượn trẻ làm nơi để mình cởi bỏ cảm giác bực bội.
9. Chân thành với trẻ
Hãy chân thành với những mong muốn, kỳ vọng hay sự chia sẻ của trẻ. Bạn đừng bao giờ mang những mơ ước của trẻ ra làm trò đùa hoặc cười nhạo, như vậy trẻ sẽ bị tổn thương.
Hiểu con hơn chính là một trong những phương pháp giáo dục trẻ vô cùng hiệu quả. Cha mẹ không những phải nắm được các hoạt động của con khi ở nhà mà còn phải thường xuyên trao đổi với các thầy cô của trẻ ở trường lớp hay bảo mẫu để biết trẻ có những dấu hiệu hay thay đổi gì.
Tuy nhiên, việc hiểu con bằng cách nắm bắt các hoạt động cả về tâm lý lẫn thể chất của con khác với việc cha mẹ kiểm soát con quá chặt, dẫn đến hiện tượng con cảm thấy bí bách, tù túng và có tâm lý phản kháng.
2. Nhận thức giáo dục
Cùng với sự phát triển của xã hội, phương pháp giáo dục trẻ cũng cần phải có những thay đổi để phù hợp hơn.
Trước kia, người lớn thường dạy trẻ theo phương pháp truyền thống và sử dụng roi vọt như là hình phạt khi trẻ không vâng lời. Còn bây giờ, cha mẹ nên tìm hiểu xem vì sao con không nghe lời và từ đó giúp trẻ cởi mở hơn, tâm sự với cha mẹ nhiều hơn.
3. Kiên nhẫn lắng nghe con
Việc quát mắng hay dùng đòn roi sẽ chỉ khiến trẻ thêm chai lì và có tâm lý xa lánh bố mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho biết, có rất nhiều trường hợp con sa chân vào con đường hư hỏng là do xuất phát từ cách giáo dục quá nghiêm khắc và phải hứng chịu vũ lực ngay từ khi còn bé.
Vì vậy, thay vì đánh mắng trẻ, người lớn phải học cách kiên nhẫn, lắng nghe con nói và giúp con cởi bỏ áp lực, thoát khỏi tâm lý trầm cảm và không còn những cảm xúc tiêu cực.
4. Tôn trọng trẻ
Nhiều cha mẹ thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của cháu chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Trẻ sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.
Người lớn nên dành cho trẻ sự tôn trọng, như thế trẻ sẽ cảm thấy mình không bị lạc lõng, không cô đơn. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ rất thương yêu mình và sẽ ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.
5. Nói đạo lý với trẻ
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện về đạo lý trong cuộc sống, có thể dùng cách cùng trẻ nói chuyện và lắng nghe sự chia sẻ, quan điểm riêng của cá nhân bé.
6. Cho trẻ trải nghiệm thực tế
Để cho trẻ thấy những tấm gương trong thực tế về việc nghe lời và không nghe lời cha mẹ. Khi nhìn thấy những sự việc trong thực tế, trẻ sẽ có nhận thức và biết mình phải làm gì.
7. “Thỏa hiệp” với trẻ
Người lớn không nên ép trẻ phải nghe và làm theo những yêu cầu của mình. Hãy để trẻ thực hiện những điều trẻ muốn trong phạm vi cho phép.
Hãy “thỏa hiệp” với trẻ, tránh dùng câu từ chối tuyệt đối. Ví dụ, khi trẻ muốn xem bộ phim nào đó, thay vì nói rằng “Con không được xem”, bạn hãy nói rằng “Con sẽ được xem phim khi con làm xong bài tập”.
Khi nghe nói như vậy, trẻ sẽ thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng.
8. Không nên dạy con lúc giận dữ
Khi tinh thần không được thoải mái hoặc đang tức giận, người lớn không nên trút hết lên đầu trẻ, tốt nhất hãy tránh “tranh thủ” lúc đang cáu mà mượn trẻ làm nơi để mình cởi bỏ cảm giác bực bội.
9. Chân thành với trẻ
Hãy chân thành với những mong muốn, kỳ vọng hay sự chia sẻ của trẻ. Bạn đừng bao giờ mang những mơ ước của trẻ ra làm trò đùa hoặc cười nhạo, như vậy trẻ sẽ bị tổn thương.
Theo Afamily
Bình luận