'Đất lành chim đậu, nhưng chim đậu nhiều thì cành cây gãy vì quá tải' - đó là ví von của lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình trạng dân di cư tự do.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như trên tại Hội nghị về dân di cư tự do, bố trí dân cư vùng Tây Bắc và Tây nguyên, do Ban chỉ đạo Tây nguyên, Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 13-8 ở Hà Nội.
Theo báo cáo tại hội nghị, từ năm 1975 đến đầu năm 2014 có hơn 937.000 dân di cư tự do đến Tây nguyên.
Hàng nghìn dân di cư đang làm thuê
Đại diện lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk ví von “đất lành chim đậu, nhưng chim đậu nhiều thì cành cây gãy vì quá tải”. Đến hết năm 2013, số dân di cư vào khu vực Tây nguyên đã giảm tới hơn 83% nhưng vẫn còn phức tạp và khó kiểm soát, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc.
Thời điểm dân di cư tự do trong năm như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói “thường vào tháng 3, mùa em đi phát rẫy làm nương”.
Cho rằng tình trạng di dân tự do đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý hiện nay vẫn còn gần 24.000 hộ dân di cư sinh sống phân tán, cần được bố trí ổn định vào vùng quy hoạch, đặc biệt gần 1.000 hộ đi làm thuê do không có đất, “việc để người dân sống không ổn định như vậy dẫn đến nhiều hệ quả xấu như phá rừng, an ninh trật tự, y tế, giáo dục...”.
Phó thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương cần thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để chăm lo đời sống, giải quyết những khó khăn cho người dân “cả nơi đi và nơi đến”.
Ngay trong năm 2014, rà soát và có kế hoạch cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt ra với toàn bộ số dân di cư tự do chưa được sắp xếp ổn định. Các bộ ngành liên quan căn cứ trên kết quả rà soát đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước khoản kinh phí nhất định đầu tư một số công trình hạ tầng cần thiết.
Bảo vệ rừng không chỉ cho Tây nguyên
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo một số tỉnh Tây nguyên có chung kiến nghị Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí để sớm hoàn thành các dự án ổn định dân di cư tự do. Đơn cử riêng tỉnh Đắk Nông đến nay còn 10/14 dự án đang thực hiện dở dang.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp, ngân sách đang khó khăn, năm 2014 cần 190.000 tỉ đồng để trả nợ, tuy nhiên mới bố trí được 135.000 tỉ đồng, nghĩa là phải vay để đảo nợ.
Ông Nghiệp nói: “Hội nghị này diễn ra đúng thời điểm chúng ta đang làm ngân sách 2015. Do vậy nếu coi việc giải quyết tình trạng dân di cư tự do là ưu tiên thì trong làm ngân sách cần ưu tiên bố trí dự toán”.
Là một trong những tác giả đầu tiên tham gia xây dựng chính sách giải quyết tình trạng dân di cư tự do, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước thẳng thắn nhận xét việc triển khai các chính sách trong thời gian vừa qua còn kéo dài.
“Năm 1992, thủ tướng Võ Văn Kiệt đến làm việc với Tây nguyên, tôi báo cáo với thủ tướng tình hình di dân tự do thì thủ tướng nói cũng vừa nghe Đắk Lắk nêu vấn đề căng thẳng. Ngay tối hôm đó thủ tướng điện ra cho một số tỉnh phía Bắc để dừng ngay việc đưa dân di cư tự do vào Tây nguyên. Rồi thủ tướng giao các bộ ngành chức năng kiểm tra, đề ra giải pháp. Nhưng cho đến nay vẫn chậm lắm” - ông Ksor Phước nói.
Theo ông Ksor Phước, lúc bấy giờ thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói rằng việc bảo vệ rừng không chỉ cho Tây nguyên mà liên quan trực tiếp đến môi trường sống của người dân khu vực rộng lớn bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Ksor Phước cho rằng hiện nay cần tập trung khắc phục các nguyên nhân cơ bản dẫn đến di cư tự do, không khuyến khích đồng bào di cư tự do vào Tây nguyên để bảo vệ rừng vì thực tế cho thấy “người càng vào gần rừng thì rừng càng dễ mất”.
Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến hình ảnh xúc động về người phụ nữ Mông bồng con trước ngực, đeo gùi trên vai, chống gậy lên núi đá chọc lỗ trồng ngô và nhấn mạnh: “Dân tộc Việt Nam là một. 54 dân tộc anh em chúng ta phải chia sẻ, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau”.
Phó thủ tướng nêu rõ việc nghiêm cấm giao dịch quyền sử dụng đất đối với diện tích đất Nhà nước giao cho người nghèo, hộ dân tộc thiểu số khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Hạn chế tối đa xây dựng thủy điện nhỏ ở khu vực Tây nguyên, rà soát loại bỏ các dự án hiệu quả thấp làm ảnh hưởng đến đất sản xuất của đồng bào.
Về lâu dài cần xây dựng và triển khai một chiến lược quốc gia đối với vấn đề dân di cư tự do, trong đó có việc nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cơ sở về quản lý dân cư, thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo...
Theo TTO
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như trên tại Hội nghị về dân di cư tự do, bố trí dân cư vùng Tây Bắc và Tây nguyên, do Ban chỉ đạo Tây nguyên, Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 13-8 ở Hà Nội.
Theo báo cáo tại hội nghị, từ năm 1975 đến đầu năm 2014 có hơn 937.000 dân di cư tự do đến Tây nguyên.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị - Ảnh: V.V.T. |
Đại diện lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk ví von “đất lành chim đậu, nhưng chim đậu nhiều thì cành cây gãy vì quá tải”. Đến hết năm 2013, số dân di cư vào khu vực Tây nguyên đã giảm tới hơn 83% nhưng vẫn còn phức tạp và khó kiểm soát, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc.
Thời điểm dân di cư tự do trong năm như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói “thường vào tháng 3, mùa em đi phát rẫy làm nương”.
|
Phó thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương cần thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để chăm lo đời sống, giải quyết những khó khăn cho người dân “cả nơi đi và nơi đến”.
Ngay trong năm 2014, rà soát và có kế hoạch cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt ra với toàn bộ số dân di cư tự do chưa được sắp xếp ổn định. Các bộ ngành liên quan căn cứ trên kết quả rà soát đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước khoản kinh phí nhất định đầu tư một số công trình hạ tầng cần thiết.
Bảo vệ rừng không chỉ cho Tây nguyên
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo một số tỉnh Tây nguyên có chung kiến nghị Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí để sớm hoàn thành các dự án ổn định dân di cư tự do. Đơn cử riêng tỉnh Đắk Nông đến nay còn 10/14 dự án đang thực hiện dở dang.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp, ngân sách đang khó khăn, năm 2014 cần 190.000 tỉ đồng để trả nợ, tuy nhiên mới bố trí được 135.000 tỉ đồng, nghĩa là phải vay để đảo nợ.
Ông Nghiệp nói: “Hội nghị này diễn ra đúng thời điểm chúng ta đang làm ngân sách 2015. Do vậy nếu coi việc giải quyết tình trạng dân di cư tự do là ưu tiên thì trong làm ngân sách cần ưu tiên bố trí dự toán”.
Là một trong những tác giả đầu tiên tham gia xây dựng chính sách giải quyết tình trạng dân di cư tự do, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước thẳng thắn nhận xét việc triển khai các chính sách trong thời gian vừa qua còn kéo dài.
“Năm 1992, thủ tướng Võ Văn Kiệt đến làm việc với Tây nguyên, tôi báo cáo với thủ tướng tình hình di dân tự do thì thủ tướng nói cũng vừa nghe Đắk Lắk nêu vấn đề căng thẳng. Ngay tối hôm đó thủ tướng điện ra cho một số tỉnh phía Bắc để dừng ngay việc đưa dân di cư tự do vào Tây nguyên. Rồi thủ tướng giao các bộ ngành chức năng kiểm tra, đề ra giải pháp. Nhưng cho đến nay vẫn chậm lắm” - ông Ksor Phước nói.
Theo ông Ksor Phước, lúc bấy giờ thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói rằng việc bảo vệ rừng không chỉ cho Tây nguyên mà liên quan trực tiếp đến môi trường sống của người dân khu vực rộng lớn bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Ksor Phước cho rằng hiện nay cần tập trung khắc phục các nguyên nhân cơ bản dẫn đến di cư tự do, không khuyến khích đồng bào di cư tự do vào Tây nguyên để bảo vệ rừng vì thực tế cho thấy “người càng vào gần rừng thì rừng càng dễ mất”.
Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến hình ảnh xúc động về người phụ nữ Mông bồng con trước ngực, đeo gùi trên vai, chống gậy lên núi đá chọc lỗ trồng ngô và nhấn mạnh: “Dân tộc Việt Nam là một. 54 dân tộc anh em chúng ta phải chia sẻ, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau”.
Phó thủ tướng nêu rõ việc nghiêm cấm giao dịch quyền sử dụng đất đối với diện tích đất Nhà nước giao cho người nghèo, hộ dân tộc thiểu số khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Hạn chế tối đa xây dựng thủy điện nhỏ ở khu vực Tây nguyên, rà soát loại bỏ các dự án hiệu quả thấp làm ảnh hưởng đến đất sản xuất của đồng bào.
Về lâu dài cần xây dựng và triển khai một chiến lược quốc gia đối với vấn đề dân di cư tự do, trong đó có việc nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cơ sở về quản lý dân cư, thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo...
Bình luận