(VTC News) - TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ 4 phương pháp dạy con đúng đắn dành cho các bậc phụ huynh đang chưa tìm được cách nuôi, dạy con.
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy "rối như canh hẹ" trong nuôi dạy con. Điều này là do hội chứng " loạn thông tin" và tư duy " bầy đàn". Điều quan trọng là phải thật bình tĩnh, nghiêm túc và luôn học hỏi để nâng cao nhận thức về sứ mệnh cao cả này.
Ngày nay,áp lực của công việc rất lớn. Bố mẹ các cháu bận lu bù. Thời gian dành cho con thực sự ít.
Thế cho nên nhiều khi quá lo lắng song không có khả năng tự xử lý nên thành bấn loạn. Khi đã rơi vào tình trạng " như gà mắc tóc" thì tất yếu chả đâu vào đâu, các con cũng khổ lây vì có khi " lợn lành chữa thành lợn què" cũng nên."
Vì vậy, tôi cho rằng cần chú ý đến các nguyên tắc sau:
Hãy dành cho con thời gian nhiều hơn nữa
Có không ít các cha mẹ than thở là đã quá bận rộn rồi nên không thể quan tâm đến con.Thật sự hiếm có câu nói nào vô trách nhiệm hơn thế.
Chính họ đã tạo ra các em bé. Chính họ đã cho các em một số phận. Vậy thì hãy hoàn thành trách nhiệm của mình đi. Không ai bắt họ phải đẻ các em bé ra cả.
Đã lựa chọn sinh con thì phải dành thời gian, công sức và tình yêu cho con. Không có lý do nào có thể bao biện được hành vi thiếu quan tâm đến con.
Trau dồi kiến thức khoa học của cuộc sống
Nhiều cha mẹ tập trung quá nhiều vào Toán, Ngoại ngữ trong khi quên mất rằng thực ra, Toán không phải là kiến thức cuộc sống, Ngoại ngữ thì lại nhấn mạnh về văn hóa sống của dân tộc khác chứ không phải dân tộc Việt.
Như vậy, nghĩa là học Toán và Ngoại ngữ xong thì kiến thức khoa học của cuộc sống đương thời tại nơi mình sinh sống là không có gì cả.
Sinh vật "con người" sinh ra thế nào, tồn tại thế nào? Môi trường tác động gì vào chúng. Con người cần gì để sống, để tồn tại tốt trong môi trường tự nhiên (ngày càng khắc nghiệt) và cộng đồng chính là thứ kiến thức mà ai cũng cần.
Nếu nắm được các nguyên lý khoa học, ảnh hưởng của "loạn thông tin" đến cuộc sống chính mình sẽ không thể xảy ra.
Tôi lấy ví dụ: Khi nghe được câu quảng cáo này của 1 trung tâm Anh ngữ "Não con người được thiết kế để học ngoại ngữ càng sớm càng tốt". Nghe thì có vẻ rất khoa học nhưng thực sự là không có khoa học.
Não con người không phải là bộ nhớ máy tính để thiết kế với phần học ngoại ngữ riêng biệt.
Nhận định mọi thứ khoa học sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sáng suốt trong mọi việc của cuộc sống mà đặc biệt là những quyết định dành cho trẻ nhỏ.
Dũng cảm vượt qua tâm lý bầy đàn
Tôi biết có cha mẹ hiểu và biết những tác hại của mọi quyết định sai lầm ảnh hưởng đến trẻ, nhưng họ không đủ dũng cảm vượt qua tâm lý bầy đàn. Suy nghĩ “ai cũng thế” đã ảnh hưởng vô cùng lớn và sâu rộng đến mọi gia đình, mọi tầng lớp trong xã hội.
Ngày xưa, các bạn ở nông thôn ra ai cũng rất chăm chỉ và khéo tay vì được làm việc nhà nhiều.
Ngày nay, bố mẹ ở nông thôn cũng chiều con. Các con cũng không phải làm việc nhà. Đám trẻ bị hạn chế hoạt động nên năng lượng dư thừa trở nên dễ phá phách và gây đổ vỡ. Lúc này chúng lại được kết tội là nghịch ngợm và thậm chí là tăng động.
Tâm lý bầy đàn theo các luồng thông tin về từng ngõ ngách và phá hỏng từng giờ phút đẹp đẽ của đám trẻ. Chỉ có sự dũng cảm của cha mẹ mới có thể đem lại hạnh phúc cho con trong hiện tại và đảm bảo tương lai vững chắc cho con.
Dũng cảm đối mặt với mọi lời khoe khoang
“Hãy yêu đứa con mình có chứ đừng yêu đứa con mà mình muốn có”- các cha mẹ hãy suy ngẫm cho kĩ.
Một đứa trẻ con của ông bố thi tốt nghiệp được 4 điểm và 1 bà mẹ học sinh tiên tiến thì không thể “tự dưng” giỏi mà đỗ trường chuyên khi không hề ôn luyện. Ngay cả trường hợp bố mẹ giỏi giang thì cũng không có gì chắc chắn là IQ của con cũng cao hơn người khác.
Vì thế, bỏ qua mọi lời khoe khoang đi, hãy chú trọng vào con mình, hãy tự hào vì nó là chính nó. Mọi đứa trẻ đều là sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa, chúng xứng đáng được tự hào như nhau chứ không có đứa trẻ nào xứng đáng hơn đứa trẻ nào.
Bỏ qua mọi lời khoe của mọi người mà hãy tìm và tự hào ở chính con mình sẽ là cách hay nhất để vượt qua tâm lý "sính thành tích". Có lẽ chỉ có vậy cha mẹ mới có thể tạo dựng cho con được tính cách riêng cũng như con đường riêng phù hợp với chính con mình.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
TS Vũ Thu Hương (Khoa sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội)
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy "rối như canh hẹ" trong nuôi dạy con. Điều này là do hội chứng " loạn thông tin" và tư duy " bầy đàn". Điều quan trọng là phải thật bình tĩnh, nghiêm túc và luôn học hỏi để nâng cao nhận thức về sứ mệnh cao cả này.
Không nên đưa ra lý do bận rộn với công việc mà không dành thời gian cho con |
Ngày nay,áp lực của công việc rất lớn. Bố mẹ các cháu bận lu bù. Thời gian dành cho con thực sự ít.
Thế cho nên nhiều khi quá lo lắng song không có khả năng tự xử lý nên thành bấn loạn. Khi đã rơi vào tình trạng " như gà mắc tóc" thì tất yếu chả đâu vào đâu, các con cũng khổ lây vì có khi " lợn lành chữa thành lợn què" cũng nên."
Vì vậy, tôi cho rằng cần chú ý đến các nguyên tắc sau:
Hãy dành cho con thời gian nhiều hơn nữa
Có không ít các cha mẹ than thở là đã quá bận rộn rồi nên không thể quan tâm đến con.Thật sự hiếm có câu nói nào vô trách nhiệm hơn thế.
Chính họ đã tạo ra các em bé. Chính họ đã cho các em một số phận. Vậy thì hãy hoàn thành trách nhiệm của mình đi. Không ai bắt họ phải đẻ các em bé ra cả.
Đã lựa chọn sinh con thì phải dành thời gian, công sức và tình yêu cho con. Không có lý do nào có thể bao biện được hành vi thiếu quan tâm đến con.
Trau dồi kiến thức khoa học của cuộc sống
Nhiều cha mẹ tập trung quá nhiều vào Toán, Ngoại ngữ trong khi quên mất rằng thực ra, Toán không phải là kiến thức cuộc sống, Ngoại ngữ thì lại nhấn mạnh về văn hóa sống của dân tộc khác chứ không phải dân tộc Việt.
Như vậy, nghĩa là học Toán và Ngoại ngữ xong thì kiến thức khoa học của cuộc sống đương thời tại nơi mình sinh sống là không có gì cả.
Sinh vật "con người" sinh ra thế nào, tồn tại thế nào? Môi trường tác động gì vào chúng. Con người cần gì để sống, để tồn tại tốt trong môi trường tự nhiên (ngày càng khắc nghiệt) và cộng đồng chính là thứ kiến thức mà ai cũng cần.
Nếu nắm được các nguyên lý khoa học, ảnh hưởng của "loạn thông tin" đến cuộc sống chính mình sẽ không thể xảy ra.
Tôi lấy ví dụ: Khi nghe được câu quảng cáo này của 1 trung tâm Anh ngữ "Não con người được thiết kế để học ngoại ngữ càng sớm càng tốt". Nghe thì có vẻ rất khoa học nhưng thực sự là không có khoa học.
Não con người không phải là bộ nhớ máy tính để thiết kế với phần học ngoại ngữ riêng biệt.
Nhận định mọi thứ khoa học sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sáng suốt trong mọi việc của cuộc sống mà đặc biệt là những quyết định dành cho trẻ nhỏ.
Hãy dạy con đúng cách |
Dũng cảm vượt qua tâm lý bầy đàn
Tôi biết có cha mẹ hiểu và biết những tác hại của mọi quyết định sai lầm ảnh hưởng đến trẻ, nhưng họ không đủ dũng cảm vượt qua tâm lý bầy đàn. Suy nghĩ “ai cũng thế” đã ảnh hưởng vô cùng lớn và sâu rộng đến mọi gia đình, mọi tầng lớp trong xã hội.
Ngày xưa, các bạn ở nông thôn ra ai cũng rất chăm chỉ và khéo tay vì được làm việc nhà nhiều.
Ngày nay, bố mẹ ở nông thôn cũng chiều con. Các con cũng không phải làm việc nhà. Đám trẻ bị hạn chế hoạt động nên năng lượng dư thừa trở nên dễ phá phách và gây đổ vỡ. Lúc này chúng lại được kết tội là nghịch ngợm và thậm chí là tăng động.
Tâm lý bầy đàn theo các luồng thông tin về từng ngõ ngách và phá hỏng từng giờ phút đẹp đẽ của đám trẻ. Chỉ có sự dũng cảm của cha mẹ mới có thể đem lại hạnh phúc cho con trong hiện tại và đảm bảo tương lai vững chắc cho con.
Dũng cảm đối mặt với mọi lời khoe khoang
“Hãy yêu đứa con mình có chứ đừng yêu đứa con mà mình muốn có”- các cha mẹ hãy suy ngẫm cho kĩ.
Một đứa trẻ con của ông bố thi tốt nghiệp được 4 điểm và 1 bà mẹ học sinh tiên tiến thì không thể “tự dưng” giỏi mà đỗ trường chuyên khi không hề ôn luyện. Ngay cả trường hợp bố mẹ giỏi giang thì cũng không có gì chắc chắn là IQ của con cũng cao hơn người khác.
Vì thế, bỏ qua mọi lời khoe khoang đi, hãy chú trọng vào con mình, hãy tự hào vì nó là chính nó. Mọi đứa trẻ đều là sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa, chúng xứng đáng được tự hào như nhau chứ không có đứa trẻ nào xứng đáng hơn đứa trẻ nào.
Bỏ qua mọi lời khoe của mọi người mà hãy tìm và tự hào ở chính con mình sẽ là cách hay nhất để vượt qua tâm lý "sính thành tích". Có lẽ chỉ có vậy cha mẹ mới có thể tạo dựng cho con được tính cách riêng cũng như con đường riêng phù hợp với chính con mình.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
TS Vũ Thu Hương (Khoa sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội)
Bình luận