(VTC News)- Đó là kết luận của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga sau buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.
Không có điểm sàn riêng
Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hôm qua (5/3) Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập xung quanh những kiến nghị khẩn thiết của Hiệp hội.
Cuộc họp diễn ra gần 4 giờ đồng hồ với nhiều ý kiến của đại diện các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và lãnh đạo Bộ GD-ĐT. Buổi làm việc diễn ra dưới sự chủ trì trực tiếp của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Trình bày tại buổi làm việc, GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng: “Chủ trương xã hội hóa giáo dục là đúng nhưng chỉ đúng khi chủ trương này có một cơ chế chính sách hợp lí, đối xử công bằng như các trường công lập”.
Lãnh đạo Hiệp hội mong muốn Bộ GD-ĐT thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản đã ban hành để từ đó có cơ chế chính sách phù hợp, tạo cơ chế công bằng đối với các trường ngoài công lập.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã trao đổi với báo chí về những kết quả làm việc giữa hai bên.
Trước kiến nghị của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập về những mức điểm sàn khác nhau, thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Bộ GD-ĐT không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập để đảm bảo quyền lợi cho người học sau khi tốt nghiệp”.
Nếu trường ngoài công lập có điểm sàn riêng thì khi sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ bị xã hội phân biệt và gây khó khăn trong quá trình sinh viên đi xin việc.
Khi thí sinh vào trường với mức điểm sàn thấp thì khi ra trường chất lượng cũng không được đảm bảo. Như vậy, sinh viên ra trường không xin được việc làm thì các trường sẽ rơi vào bế tắc lớn hơn.
“ Chất lượng phải đạt ngưỡng tối thiểu. Không để điểm sàn xuống thấp quá mức khiến không đảm bảo chất lượng”. Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy, không phải trường ĐH,CĐ ngoài công lập nào cũng gặp khó khăn trong khâu tuyển sinh. Một số trường đại học dân lập hàng năm vẫn tuyển được nhiều thí sinh như ĐH Duy Tân, ĐH Thăng Long, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Võ Trường Toản…
Những trường này đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, đào tạo có chất lượng nên đã tạo được uy tín trong nhân dân.
Nhiều ý kiến cho rằng, đối với một số trường đại học mới được thành lập chưa có đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên thì Bộ GD-ĐT nên có sự giúp đỡ để giúp các trường này tránh việc giải thể.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “ Không vì một số trường ngoài công lập tuyển sinh khó mà Bộ GD-ĐT hạ chất lượng đầu vào. Bộ không bao giờ làm điều này”.
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho rằng các trường muốn phát triển bền vững thì cần đầu tư lâu dài về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy. Việc chỉ chăm chăm tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu không phải là một biện pháp lâu dài.
Thứ trưởng Ga cho biết, một số đại biểu khối các trường ngoài công lập cũng cho rằng sắp tới một số trường có khả năng sẽ phải sát nhập với nhau để tạo nên sức mạnh trong đào tạo.
Bên cạnh đó, trước ý kiến của nhiều trường muốn được tự chủ trong khâu tuyển sinh ngay trong năm 2013, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết các trường này cần phải gấp rút xây dựng đề án tuyển sinh và trình Bộ xem xét.
“Nếu đề án của các trường làm tốt, Bộ GD-ĐT sẽ cho các trường chủ động tuyển sinh ngay trong năm nay”. Thứ trưởng Ga khẳng định.
Giảm thuế cho trường ngoài công lập
Ngoài những nội dung còn bất đồng, Bộ GD-ĐT và Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng đạt đồng thuận trong việc giảm thuế trong các trường ngoài công lập.
Theo quy định, các trường ngoài công lập phải đáp ứng tiêu chí về diện tích đất tối thiểu là 55 m2/sinh viên thì mới thuộc đối tượng cơ sở xã hội hóa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%. Hiện tại, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập không đáp ứng được tiêu chí này vẫn phải đóng mức thuế 25%. Quy định này hiện đang gây khó cho các trường mới thành lập.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT đang đề nghị Chính phủ giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10% đối với tất cả các trường để những cơ sở này có điều kiện phát triển.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng có công văn đề nghị các tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các trường mới thành lập xa khu dân cư trong việc giải phóng mặt bằng, làm đường giao thông…
Ngoài ra, để giảm sự khác biệt giữa sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập, Bộ GD-ĐT đang xem xét việc sẽ cấp kinh phí đào tạo cho tất cả mọi sinh viên. Đối với những sinh viên có điểm thi đầu vào đạt ngưỡng quy định sẽ được cấp kinh phí đào tạo dù là sinh viên trường công lập hay ngoài công lập.
Không có điểm sàn riêng
Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hôm qua (5/3) Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập xung quanh những kiến nghị khẩn thiết của Hiệp hội.
Cuộc họp diễn ra gần 4 giờ đồng hồ với nhiều ý kiến của đại diện các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và lãnh đạo Bộ GD-ĐT. Buổi làm việc diễn ra dưới sự chủ trì trực tiếp của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định sẽ không có mức điểm sàn riêng cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Trình bày tại buổi làm việc, GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng: “Chủ trương xã hội hóa giáo dục là đúng nhưng chỉ đúng khi chủ trương này có một cơ chế chính sách hợp lí, đối xử công bằng như các trường công lập”.
Lãnh đạo Hiệp hội mong muốn Bộ GD-ĐT thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản đã ban hành để từ đó có cơ chế chính sách phù hợp, tạo cơ chế công bằng đối với các trường ngoài công lập.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã trao đổi với báo chí về những kết quả làm việc giữa hai bên.
Trước kiến nghị của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập về những mức điểm sàn khác nhau, thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Bộ GD-ĐT không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập để đảm bảo quyền lợi cho người học sau khi tốt nghiệp”.
Nếu trường ngoài công lập có điểm sàn riêng thì khi sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ bị xã hội phân biệt và gây khó khăn trong quá trình sinh viên đi xin việc.
Khi thí sinh vào trường với mức điểm sàn thấp thì khi ra trường chất lượng cũng không được đảm bảo. Như vậy, sinh viên ra trường không xin được việc làm thì các trường sẽ rơi vào bế tắc lớn hơn.
“ Chất lượng phải đạt ngưỡng tối thiểu. Không để điểm sàn xuống thấp quá mức khiến không đảm bảo chất lượng”. Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
|
Những trường này đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, đào tạo có chất lượng nên đã tạo được uy tín trong nhân dân.
Nhiều ý kiến cho rằng, đối với một số trường đại học mới được thành lập chưa có đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên thì Bộ GD-ĐT nên có sự giúp đỡ để giúp các trường này tránh việc giải thể.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “ Không vì một số trường ngoài công lập tuyển sinh khó mà Bộ GD-ĐT hạ chất lượng đầu vào. Bộ không bao giờ làm điều này”.
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho rằng các trường muốn phát triển bền vững thì cần đầu tư lâu dài về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy. Việc chỉ chăm chăm tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu không phải là một biện pháp lâu dài.
Thứ trưởng Ga cho biết, một số đại biểu khối các trường ngoài công lập cũng cho rằng sắp tới một số trường có khả năng sẽ phải sát nhập với nhau để tạo nên sức mạnh trong đào tạo.
Bên cạnh đó, trước ý kiến của nhiều trường muốn được tự chủ trong khâu tuyển sinh ngay trong năm 2013, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết các trường này cần phải gấp rút xây dựng đề án tuyển sinh và trình Bộ xem xét.
“Nếu đề án của các trường làm tốt, Bộ GD-ĐT sẽ cho các trường chủ động tuyển sinh ngay trong năm nay”. Thứ trưởng Ga khẳng định.
Giảm thuế cho trường ngoài công lập
ĐH Thăng Long có cơ sở hiện đại bậc nhất trong các trường ĐH ngoài công lập hiện nay |
Ngoài những nội dung còn bất đồng, Bộ GD-ĐT và Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng đạt đồng thuận trong việc giảm thuế trong các trường ngoài công lập.
Theo quy định, các trường ngoài công lập phải đáp ứng tiêu chí về diện tích đất tối thiểu là 55 m2/sinh viên thì mới thuộc đối tượng cơ sở xã hội hóa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%. Hiện tại, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập không đáp ứng được tiêu chí này vẫn phải đóng mức thuế 25%. Quy định này hiện đang gây khó cho các trường mới thành lập.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT đang đề nghị Chính phủ giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10% đối với tất cả các trường để những cơ sở này có điều kiện phát triển.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng có công văn đề nghị các tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các trường mới thành lập xa khu dân cư trong việc giải phóng mặt bằng, làm đường giao thông…
Ngoài ra, để giảm sự khác biệt giữa sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập, Bộ GD-ĐT đang xem xét việc sẽ cấp kinh phí đào tạo cho tất cả mọi sinh viên. Đối với những sinh viên có điểm thi đầu vào đạt ngưỡng quy định sẽ được cấp kinh phí đào tạo dù là sinh viên trường công lập hay ngoài công lập.
Phạm Thịnh
Bình luận