Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 28/10, trả lời báo chí về công tác quản lý vàng và thương hiệu vàng miếng SJC, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện thương hiệu SJC đang chiếm khoảng trên 90% thị trường vàng miếng cả nước. Thời gian tới, thương hiệu vàng miếng này sẽ thuộc về Nhà nước và do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp sản xuất. SJC sẽ không được sản xuất vàng miếng nữa mà chỉ là đơn vị gia công cho Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cũng đang tích cực phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn-SJC để điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm việc làm giả thương hiệu vàng SJC.
Ông Huy cũng khẳng định, tất cả các thương hiệu vàng miếng khác được cấp phép sản xuất đều được lưu thông trên thị trường. SJC sẽ là nhãn hiệu thuộc ngân hàng nhà nước
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết thêm, để xảy ra việc một bộ phận người dân nghe thông tin là đi dập lại vàng và làm giả nhãn vàng, một phần do thông tin của Ngân hàng Nhà nước đến với dân chưa được đầy đủ, minh bạch, để họ hiểu rằng vàng mình giữ trong tay vẫn là vàng.
"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường thông tin hơn nữa. Trong buổi họp hôm nay, Chính phủ cũng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nếu cần thiết phải lên truyền hình để trả lời cho người dân hiểu rõ", Bộ trưởng Đam đề nghị.
Về vấn đề chuyển đổi vàng sang quan hệ mua – bán, ông Nguyễn Quang Huy cho biết, năm 2000 Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 432 cho phép các tổ chức tín dụng cho vay bằng vàng và chuyển đổi 30% thành VNĐ.Tuy nhiên từ 2008 đến nay, giá vàng diễn biến phức tạp, tăng tới 300%, Ngân hàng Nhà nước với chức năng là cơ quan quản lý nhận thấy các tổ chức tín dụng đứng trước rủi ro lớn.
“Dư nợ cho vay vàng ở các tổ chức tín dụng hiện nay chủ yếu là mua nhà và đầu tư vào bất động sản. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang khó khăn như hiện này thì khả năng thu nợ từ các khoản vay đối với các tổ chức tín dụng là rất khó khăn; cũng như khả năng chi trả của người dân cũng không dễ dàng gì”, ông Huy nói.
Việc quyết định chuyển dần quan hệ huy động và cho vay sang quan hệ mua – bán để tiến đến Ngân hàng Nhà nước sẽ là người cuối cùng trên thị trường mua nếu người dân có nhu cầu muốn bán.
Theo ông Huy, vấn đề này là quá trình không thể ngày một ngày hai, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện mở mạng lưới mua bán vàng thông qua việc cấp phép cho các tổ chức tín dụng đứng ra mua lại.Nếu thực hiện tốt quá trình chuyển đổi vàng sang quan hệ mua bán sẽ đạt được hai mục tiêu tích cực là chống “vàng hóa” nền kinh tế và huy động nguồn vốn này trong dân để phát triển kinh tế.
Còn theo Bộ trưởng Đam, quản lý vàng không chỉ là câu chuyện của Việt Nam mà của tất cả các nước. Ở Việt Nam, người dân mua vàng không chỉ là như đồ trang sức, mà là như là giữ của, nên lượng vàng trong dân rất lớn, rất lãng phí vì không sinh lời.
"Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện hàng loạt chính sách. Về cơ bản, quản lý lại vàng là đúng hướng. Một ví dụ cụ thể là giá vàng liên quan đến tỷ giá vì nhập vàng bằng ngoại tệ, nhưng giờ vàng trong nước chênh với giá vàng thế giới như thế nhưng tỷ giá ngoại tệ vẫn rất ổn định. Việc chuyển từ cho vay sang mua bán vàng đều nằm trong lộ trình", Bộ trưởng Đam khẳng định.
Châu Anh
'Không có chuyện độc quyền trong kinh doanh vàng'
(VTC News) - Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, không có chuyện độc quyền doanh nghiệp trong kinh doanh vàng.
(VTC News) - Trả lời báo chí về công tác quản lý vàng và thương hiệu vàng miếng SJC, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, không có chuyện độc quyền doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh vàng.
Bình luận