(VTC News) - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh nếu không cần thiết thì không phải thay bản dịch bài thơ “Nam quốc sơn hà” trong sách giáo khoa lớp 7.
Bài thơ “Sông núi nước Nam” vốn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, với những câu thơ quen thuộc, nay đã được dịch khác đi và in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 khiến nhiều phụ huynh sốc.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng việc tự ý thay đổi bản dịch cũ trong bài "Sông núi nước Nam" đã tồn tại bao đời nay, có chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân, được coi là "bản tuyên ngôn" đầu tiên của dân tộc bằng một bản dịch mới không nhận được sự đồng tình.
“Khi đọc bản dịch mới thì từ nhà nghiên cứu lịch sử, nhà nghiên cứu văn học cho tới người bình thường đều không thể đồng tình”, đại biểu Lai nêu quan điểm.
Thí dụ, đó câu thứ hai trong bài “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt: “Rành rành định phận tại sách trời/Vằng vặc sách trời chia xứ sở”.
“Theo tôi, câu thứ hai trong bản dịch cũ là bất khả sửa và không còn có chỗ nào thể hiện chất lượng hơn, nhất là trong tình hình bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay", đại biểu Lai nêu quan điểm.
Đại biểu Lai cho rằng nhìn dưới bất kỳ góc độ nào, về phân tích ngôn ngữ, về ý nghĩa lịch sử hay tính sát nghĩa của nguyên tác thì không thể có sự tương đồng giữa “tuyệt nhiên” với “vằng vặc” và giữa “định phận” với “chia xứ sở”.
"Tôi đề nghị, Bộ Giáo dục cần lưu tâm đặc biệt đến những vấn đề nhạy cảm, để khắc phục sai sót không đáng có, nhằm hoàn thành đề án cải cách chương trình đề án cải cách sách giáo khoa phổ thông đã được Quốc hội phê chuẩn”, ông Lai kiến nghị.
Chiều 16/11, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận đã trả lời chất vấn của đại biểu Lê Văn Lai.
Bộ trưởng Luận cho biết quan điểm cá nhân là làm sách giáo khoa lần này nếu không cần thiết và không có hiệu quả cao thì không thay thế bản dịch mới.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục một cách cầu thị.
Trước đó, trao đổi về những vấn đề dư luận đặt ra, GS Nguyễn Khắc Phi Tổng chủ biên sách Ngữ văn lớp 7, tập 1 cho biết, bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền là của danh tướng Lý Thường Kiệt, ngay cả văn bản chữ Hán cũng có nhiều dị bản khác nhau.
Ông Phi cho biết hiện có khoảng hơn 30 dị bản. Vì vậy, bản dịch trong sách giáo khoa lớp 7 không phải là bản dịch mới. Trong khi đó, ai là người dịch đầu tiên thì hiện tại vẫn là một ẩn số.
Vị Tổng chủ biên sách Ngữ văn lớp 7 cho biết khi chọn các bản dịch để đưa vào sách đã được cân nhắc rất kỹ nên dùng bản chữ Hán nào vì không có bản nào dịch hoàn thiện cả. Đây là văn bản cổ. Cuối cùng, các tác giả đã chọn bản theo Đại Việt sử ký toàn thư.
Bên cạnh đó, GS Nguyễn Khắc Phi cũng phân tích bản dịch phổ biến dù nghe êm tai nhưng có chỗ chưa ổn.
Ví dụ, chữ "định phận" ở bản trước chưa đạt, giữ y như nguyên văn, có thể gây ra hiểu nhầm là số phận đã định đoạt, không thể hay và chuẩn bằng "vằng vặc sách trời chia xứ sở" của bản dịch trong SGK.
“Việc hai dịch giả Lê Thước - Nam Trân chuyển từ vần bằng trong nguyên văn sang vần trắc ở bản dịch không phải là không có dụng ý", GS Nguyễn Khắc Phi nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, ông Phi cho biết tác giả dịch Nam Trân và Lê Thước là 2 nhà Hán Nôm học lớn của Việt Nam. Lê Thước là một bậc trí giả uyên bác,một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20 và Nam Trân là nhà thơ nổi tiếng, là người chủ trì dịch tập Ngục Trung nhật ký của Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, trong sách cũng đã giới thiệu hai bản dịch khác nữa để học sinh tham khảo, là bản dịch của Ngô Linh Ngọc (trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1980) và một bản dịch trên bức sơn mài ở Viện Bảo tàng lịch sử.
Vì vậy, GS Nguyễn Khắc Phi khẳng định hội đồng thẩm định bộ sách này là các nhà giáo nhân dân nên Nhà xuất bản giáo dục và Bộ GD-ĐT đã chọn lựa kỹ càng khi đưa vào sách.
Ông Phi cũng cho rằng học sinh và những người quan tâm có thể tìm các bản dịch khác của bài thơ này trên các sách và internet.
Phạm Thịnh
Bài thơ “Sông núi nước Nam” vốn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, với những câu thơ quen thuộc, nay đã được dịch khác đi và in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 khiến nhiều phụ huynh sốc.
Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) |
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng việc tự ý thay đổi bản dịch cũ trong bài "Sông núi nước Nam" đã tồn tại bao đời nay, có chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân, được coi là "bản tuyên ngôn" đầu tiên của dân tộc bằng một bản dịch mới không nhận được sự đồng tình.
“Khi đọc bản dịch mới thì từ nhà nghiên cứu lịch sử, nhà nghiên cứu văn học cho tới người bình thường đều không thể đồng tình”, đại biểu Lai nêu quan điểm.
Thí dụ, đó câu thứ hai trong bài “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt: “Rành rành định phận tại sách trời/Vằng vặc sách trời chia xứ sở”.
“Theo tôi, câu thứ hai trong bản dịch cũ là bất khả sửa và không còn có chỗ nào thể hiện chất lượng hơn, nhất là trong tình hình bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay", đại biểu Lai nêu quan điểm.
Cuốn sách Ngữ Văn lớp 7 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành |
Phần dịch thơ trong sách Ngữ văn lớp 7 tập một mới |
"Tôi đề nghị, Bộ Giáo dục cần lưu tâm đặc biệt đến những vấn đề nhạy cảm, để khắc phục sai sót không đáng có, nhằm hoàn thành đề án cải cách chương trình đề án cải cách sách giáo khoa phổ thông đã được Quốc hội phê chuẩn”, ông Lai kiến nghị.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời đại biểu Quốc hội chiều 16/11 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Bộ trưởng Luận cho biết quan điểm cá nhân là làm sách giáo khoa lần này nếu không cần thiết và không có hiệu quả cao thì không thay thế bản dịch mới.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục một cách cầu thị.
Trước đó, trao đổi về những vấn đề dư luận đặt ra, GS Nguyễn Khắc Phi Tổng chủ biên sách Ngữ văn lớp 7, tập 1 cho biết, bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền là của danh tướng Lý Thường Kiệt, ngay cả văn bản chữ Hán cũng có nhiều dị bản khác nhau.
Ông Phi cho biết hiện có khoảng hơn 30 dị bản. Vì vậy, bản dịch trong sách giáo khoa lớp 7 không phải là bản dịch mới. Trong khi đó, ai là người dịch đầu tiên thì hiện tại vẫn là một ẩn số.
Vị Tổng chủ biên sách Ngữ văn lớp 7 cho biết khi chọn các bản dịch để đưa vào sách đã được cân nhắc rất kỹ nên dùng bản chữ Hán nào vì không có bản nào dịch hoàn thiện cả. Đây là văn bản cổ. Cuối cùng, các tác giả đã chọn bản theo Đại Việt sử ký toàn thư.
Bên cạnh đó, GS Nguyễn Khắc Phi cũng phân tích bản dịch phổ biến dù nghe êm tai nhưng có chỗ chưa ổn.
Ví dụ, chữ "định phận" ở bản trước chưa đạt, giữ y như nguyên văn, có thể gây ra hiểu nhầm là số phận đã định đoạt, không thể hay và chuẩn bằng "vằng vặc sách trời chia xứ sở" của bản dịch trong SGK.
“Việc hai dịch giả Lê Thước - Nam Trân chuyển từ vần bằng trong nguyên văn sang vần trắc ở bản dịch không phải là không có dụng ý", GS Nguyễn Khắc Phi nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, ông Phi cho biết tác giả dịch Nam Trân và Lê Thước là 2 nhà Hán Nôm học lớn của Việt Nam. Lê Thước là một bậc trí giả uyên bác,một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20 và Nam Trân là nhà thơ nổi tiếng, là người chủ trì dịch tập Ngục Trung nhật ký của Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, trong sách cũng đã giới thiệu hai bản dịch khác nữa để học sinh tham khảo, là bản dịch của Ngô Linh Ngọc (trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1980) và một bản dịch trên bức sơn mài ở Viện Bảo tàng lịch sử.
Vì vậy, GS Nguyễn Khắc Phi khẳng định hội đồng thẩm định bộ sách này là các nhà giáo nhân dân nên Nhà xuất bản giáo dục và Bộ GD-ĐT đã chọn lựa kỹ càng khi đưa vào sách.
Ông Phi cũng cho rằng học sinh và những người quan tâm có thể tìm các bản dịch khác của bài thơ này trên các sách và internet.
Phạm Thịnh
Bình luận