Chưa bao giờ mà làn sóng startup (công ty khởi nghiệp) lại phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như vậy.
Ông Hoàng Quang Phòng (Phó chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho biết: “Nước ta đang có khoảng 1.500 công ty khởi nghiệp. Xét theo mật độ, các công ty khởi nghiệp trên đầu người ở Việt Nam nhiều hơn cả các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ)”.
Trong đó, doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác.
Điểm đáng chú ý là trong số đó, nhiều startup chọn cho mình hướng đi lựa chọn công nghệ (Tech startup). Đặc điểm của ‘startup công nghệ’ là không cần quá nhiều vốn ban đầu (so với các ngành nghề khác) và có thể dễ dàng học hỏi từ những mô hình đi trước trên thế giới.
Các startup công nghệ tại Việt Nam đang có rất nhiều. Việt Nam cũng là nước duy nhất trên thế giới trong nhóm nước đang phát triển có số người sử dụng internet lớn hơn một nửa dân số.
Hiện nay, cộng đồng khởi nghiệp cũng nhận được sự hỗ trợ dưới nhiều hình thức khác nhau, từ nơi làm việc (co-working space), mạng kết nối cho tới các sự kiện, chương trình liên kết nhằm giúp những công ty này dễ dàng nhận được đầu tư hay có được lượng người dùng đáng kể.
Năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam. Đây là một tín hiệu vui cho thấy Chính phủ đang dành những sự quan tâm cho việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam.
Startup là một cuộc chơi đường dài đầy khó khăn và chỉ những "con ngựa" khoẻ nhất, hay nhất mới về đến đích.
Năm 2015 được xem là năm khá thành công của startup Việt Nam khi nhiều dự án khởi nghiệp đã huy động được số vốn lên tới hàng chục triệu USD từ các quỹ đầu tư lớn trên thế giới.
Thế nhưng, số doanh nghiệp bị giải thể và ngưng hoạt động tính trong tháng 9 tháng đầu năm 2015 đã vọt lên hơn 10.000, tức gần gấp đôi so với năm 2014.
Theo khảo sát của CB Insights (công ty chuyên xây dựng phần mềm dự đoán xu hướng công nghệ mới) tỷ lệ startup công nghệ thất bại ngay từ khi bắt đầu dao động trong khoảng 75-90%.
Video: Chàng trai 8X tài năng từ bỏ việc làm ở tập đoàn lớn của thế giới để về Việt Nam khởi nghiệp
Đối với những ‘tân binh’ có tiềm lực nhưng lại non nớt kinh nghiệm, vai trò của những nhân tố mang tính định hướng là vô cùng quan trọng. Không phải những kiến thức từ cuốn sách kinh doanh dày hàng trăm trang, kinh nghiệm thực tế được chia sẻ từ người đi trước mới thật sự là điều mà các startup hiện nay đang rất “khát”.
Có thể thấy, thị trường Việt Nam tuy có nhiều cơ hội cho khởi nghiệp, song lại thiếu hụt sự định hướng, chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp startup thành công trong nước và quốc tế.
Nói cách khác, việc khuyến khích tinh thần startup cần phải có những hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể hơn như đưa ra ý tưởng hoặc dự án hỗ trợ vốn, cố vấn đồng hành để các bạn trẻ thực hiện, thử sức mình.
Tất cả sẽ được giải đáp trong một chương trình cố vấn hướng tới khởi nghiệp thông của một startup công nghệ hàng đầu tại thung lũng Silicon. Chương trình này đã nhận được sự hưởng ứng lớn ở Ấn Độ và sẽ được thực hiện tại Việt Nam.
> > > Đọc thêm: Nhóm sinh viên tài năng khởi nghiệp từ mô hình phòng thí nghiệm ảo
Bình luận