(VTC News) - Chuyện thuê bao điện thoại hết tiền giữa chừng không chỉ xảy ra với học sinh, sinh viên, bởi tài chính không rủng rỉnh và tài khoản thường xuyên “báo động”.
Với những người đã đi làm, việc hết tiền tài khoản khi đang gọi điện cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Điện thoại hết tiền đến… nhớ đời
Anh Nguyễn Đức Minh, nhân viên phát triển thị trường của một công ty hàng thủ công mỹ nghệ đang trên tàu đi Yên Bái tìm hiểu mở rộng thị trường thì gặp một sự cố… xưa nay hiếm.
Trong lúc đang gọi cho đối tác để trao đổi công việc thì điện thoại của anh Minh bỗng dưng hết tiền.Tàu đang chạy, trên tàu lại không bán thẻ điện thoại. Đợi một lúc không thấy đối tác gọi lại anh đành làm phiền mượn điện thoại người ngồi cạnh nhắn tin về nhờ vợ mua giúp thẻ nạp. Khổ nỗi, vợ anh, nhân viên tín dụng một ngân hàng lúc đấy cũng đang phải tiếp xúc một khách hàng VIP (khách hàng lớn) nên đã phải nhắn cho người nhà mua hộ.
Đến khi thẻ nạp tới điện thoại của anh Minh thì thời gian tổng cộng đã mất… 40 phút. Dù rất ngại nhưng anh Minh vẫn gọi lại cho đối tác, đồng thời chữa cháy việc đang gọi dở thì điện thoại bị gặp sự cố không gọi được. Lần đầu tiên gặp phải sự cố “trớ trêu” như trên nhưng đây thực sự là một trường hợp bất tiện“nhớ đời” đối với anh Minh, dù rằng lần nào anh cũng nạp tới 200 nghìn đồng thẻ nạp.
Trường hợp của chị Nguyễn Mai Lan, phóng viên một tờ báo tại Hà Nội cũng trớ trêu không kém. Với thói quen thích ngồi quán cafe làm việc, một lần, khi đang ngồi trên quan Cafe Star trên đường Nguyễn Khánh Toàn, chị gọi điện phỏng vấn một anh cán bộ địa chính huyện Từ Liêm (thời điểm chưa chia tách thành Q. Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm) về việc giá đất đền bù và tình hình giải phóng mặt bằng đối với các công trình công cộng tại xã.
Trong tài khoản còn khoảng 30 nghìn đồng vì thế chị Lan đinh ninh đủ cho một cuộc phỏng vấn ngắn. Nhưng không ngờ cuộc phỏng vấn có quá nhiều thông tin thú vị từ anh cán bộ địa chính huyện chia sẻ nên chị Lan đã không kiểm soát được cuộc gọi. Đến khi, chưa kịp tìm cách ngắt lời kết thúc phỏng vấn thì máy điện thoại của chị đã… tự tắt, bằng âm thanh tít tít tít.
Tức tốc thanh toán tiền cafe và phóng vội đi mua thẻ nạp, gần 30 phút sau chị Lan mới mua được thẻ và gọi lại cho anh địa chính huyện trên, kèm lời xin lỗi máy điện thoại… “bị lỗi”.
Khỏi lo với điện thoại bỗng dưng… hết tiền
Hai trường hợp trên chỉ là số rất ít trong vô vàn thuê bao điện thoại trả trước đã và đang rơi vào cảnh “dở khóc” khi đang gọi thì máy hết tiền và cũng không ít cuộc gọi bị ngắt quãng tới 30 phút, 1 tiếng, thậm chí vài giờ sau đó mới liên lạc lại được sau khi người dùng mua được thẻ nạp điện thoại.
Ngay cả khi nhiều thuê bao có thói quen thường xuyên kiểm tra tài khoản hoặc áng chừng khoảng thời dùng để nạp thẻ nhưng đôi lúc vẫn không tránh khỏi rơi vào cảnh bất tiện ngắt quãng vì máy hết tiền.
Trước nhu cầu bức thiết trên của thuê bao, đầu tháng 4/2014, mạng di động MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ cho thuê bao trả trước được ứng tiền khi tài khoản chỉ còn từ 5.000 đồng trở xuống, với giá trị tiền ứng lên tới 50.000 đồng, mức tiền đủ cho thuê bao gọi được hơn nửa tiếng đồng hồ.
Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết, khi cung cấp dịch vụ ứng tiền trước (Fast Credit), nhà mạng đã tự đặt mình trở thành “người đi mua thẻ nạp điện thoại siêu tốc” cho thuê bao, nhờ đó các thuê bao sẽ không phải mất khoảng thời gian quá lâu để nối lại cuộc gọi hoặc tự tin cho những cuộc liên lạc dù máy sắp hết tiền mà trong những hoàn cảnh không thể mua thẻ điện thoại để nạp ngay được.
Dịch vụ Fast Credit cho phép mỗi thuê bao trả trước MobiFone khi rơi vào trạng thái có số dư tài khoản thấp (5.000 đồng), hệ thống ứng tiền dịch vụ Fast Credit sẽ gửi tin nhắn đến thuê bao đề nghị việc ứng tiền (số tiền cụ thể đã được hệ thống tín toán) và thông báo số tiền phí. Sau đó thuê bao của MobiFone chỉ cần soạn tin nhắn theo hướng dẫn và gửi đến đầu số 9015 là được ứng tiền.
Số tiền mỗi thuê bao trả trước được ứng là từ 5.000 - 50.000 đồng/lần. Sau khi thuê bao nạp thẻ, hệ thống sẽ trừ đi khoản tiền ứng trước cộng với phí dịch vụ tương ứng với số tiền được ứng.
“Sau khi MobiFone cung cấp Fast Credit, đầu số 9015 trở thành một trong những đầu số với hiệu suất hoạt động cao nhất, với hàng trăm tin nhắn đề nghị được ứng tiền gửi về mỗi ngày. Điều đó cho thấy nhu cầu của người dùng điện thoại với dịch vụ này là rất cao”, ông Nguyễn Đình Chiến chia sẻ.
Chị Nguyễn Mai Lan, phóng viên một tờ báo tại Hà Nội trên nói vui, nếu như dịch vụ ứng tiền trước Fast Credit của MobiFone có trước khi cuộc phỏng vấn anh địa chính huyện Từ Liêm nọ thì chị đã không phải tức tốc phóng ra ngoài tìm mua thẻ điện thoại, chui vào mấy ngõ phố mới tìm được quán bán thẻ. Và khi nối lại được cuộc điện thoại thì đã mất tới 30 phút.
Trong khi đó, anh Nguyễn Đức Minh, nhân viên phát triển thị trường của một công ty hàng thủ công mỹ nghệ trên cho rằng, hầu hết các thuê bao trả trước sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ ứng tiền trước nếu như giá trị ứng lên tới 40.000 - 50.000 đồng, bởi tính hữu ích của dịch vụ là rất cần thiết.
“Việc nhà mạng ứng tiền cho thuê bao khi tài khoản sắp hết tiền sẽ không chỉ “cứu” người dùng điện thoại trong những lúc có nhu cầu liên lạc, nhất là cho công việc nhưng chưa thể mua thẻ nạp ngay được, đồng thời cũng giúp cho thuê bao tự tin, chủ động trong các cuộc liên lạc mà không phải thường trực kiểm tra tài khoản xem còn bao nhiêu”, anh Minh nói.
P.V
Bình luận