GS.TS Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Trong một nghiên cứu mới đây, tỷ lệ mắc động kinh ở Việt Nam tương đương tỷ lệ bệnh nhân mắc động kinh ở châu Âu, tức là có khoảng 4,9 hoặc 7,5/1.000 người (0,49 - 0,75%) bị động kinh, tùy từng vùng.
Trong số đó, có khoảng 70% người bệnh khống chế được cơn động kinh do được chẩn đoán đúng và điều trị hợp lý, còn lại là những người bị động kinh kháng trị. Điều này khiến việc điều trị động kinh vẫn là một thách thức lớn đối với các bác sỹ".
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), động kinh chiếm 1% gánh nặng về kinh tế thế giới do các bệnh gây ra, tương tự như ung thư phổi ở đàn ông hay ung thư vú ở phụ nữ.
Nếu không được điều trị, động kinh sẽ gây tàn phế và những hệ lụy lâu dài cho người bệnh và người thân của họ
Động kinh mà dân gian vẫn thường gọi là giật kinh phong, là một bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não (chất xám), gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát.
Điều này làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác và mất ý thức tạm thời từ nhận thức đến hành vi vận động. Các cơn co giật của động kinh thường xuất hiện một cách đột ngột, lặp lại theo chu kỳ, giữa các lần xảy ra đều có đặc điểm tương đối giống nhau.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến 12 tuổi và người lớn trên 65. Với một số dạng động kinh, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh vẫn có khả năng kiểm soát được, ngoài ra còn có thể hạn chế được những cơn co giật cho người bệnh.
Ngày nay, ngày càng có nhiều bệnh nhân không thể khống chế cơn động kinh bằng thuốc, điều trị động kinh từ việc chẩn đoán, điều trị nội khoa bằng việc phối hợp thuốc cho tới phẫu thuật cắt bỏ ổ gây động kinh trong những bệnh nhân kháng thuốc là một trong những giải pháp đang được áp dụng ở các nước phát triển và cho kết quả khả quan.
Video: Trêu nhầm kẻ động kinh, cháu bé bị chém chết thương tâm
Bình luận