(VTC News) - Hoàng Anh Gia Lai còn phải chịu 32.641 tỷ đồng nợ phải trả tính đến hết ngày 31/12/2015, song ông chủ công ty vẫn sắm một chiếc phản lực riêng bằng tiền "ghi sổ" với số phận của 14 triệu cổ phiếu HNGvẫn chưa rõ đã đi về đâu?
Lỗ trăm tỷ, nợ nghìn tỷ
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG - HoSE) mới đây vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV cho thấy lợi nhuận hợp nhất bất ngờ báo lỗ 588 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động kinh doanh trong quý IV đạt 1.049,14 tỷ đồng, tăng mạnh 60% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ bán sản phẩm, hàng hóa và doanh thu từ hợp đồng XD tăng trưởng tốt.
Tập đoàn này cho biết hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc cung cấp cho ngành Nông nghiệp tăng cùng việc triển khai các hợp đồng mới xây dựng chuồng trại cho các công ty chăn nuôi được triển khai là nguyên nhân chính khiến hai mảng này tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, mảng bán căn hộ giảm do dự án Bàu Thạc Gián đã bán gần hết.
Tuy nhiên, giá vốn lại tăng vọt lên gấp đôi kéo tỷ suất lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh, từ 29,4% xuống còn 11,8%. Lãi gộp do vậy giảm 35,82 % so với quý IV/2014, còn 123,58 tỷ đồng.
Trong quý IV, doanh thu tài chính tăng 13,94%, đạt 232,54 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính lại tăng 70,68%, xấp xỉ 374,57 tỷ đồng. Nguyên nhân là do HAGL phát hành thêm trái phiếu mới và tăng vay ngân hàng, đồng thời lỗ chênh lệch tỷ giá cũng tăng thêm 13 tỷ đồng.
Bất chấp doanh thu tăng 60%, giá vốn cùng chi phí tài chính tăng vọt đã khiến HAGL phải báo lỗ trước thuế 554 tỷ đồng. Lỗ ròng sau thuế 588 tỷ đồng, riêng công ty mẹ báo lỗ 566 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2014, lãi ròng công ty mẹ HAGL đạt 28,4 tỷ đồng.
Lỗ quý IV đã kéo giảm kết quả kinh doanh 3 quý trước đó. Doanh thu hoạt động kinh doanh dù tăng gấp đôi nhưng lãi gộp chỉ tăng 61%. Doanh thu tài chính "hụt" hơn 400 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh.
Trong năm 2015, doanh thu hợp nhất của Hoàng Anh Gia Lai có bước tăng trưởng mạnh, đặc biệt doanh thu từ bán bò chiếm tỷ trọng tới 40,6% tổng nguồn thu của toàn tập đoàn.
Tính lũy kế cả năm, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu 6.252 tỷ đồng – tăng hơn gấp đôi so với năm 2014. Tỷ trọng cơ cấu doanh thu chuyển dịch sang mảng chăn nuôi bò thịt và hợp đồng xây dựng, “soán ngôi”quán quân của mía đường trong các các năm trước.
Kết quả là lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 882,96 tỷ đồng, giảm 47% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 58,5% xuống còn vỏn vẹn 574 tỷ đồng. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu xấp xỉ 701 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, các khoản mục chi phí cũng tăng mạnh không kém như giá vốn hàng bán tăng 131%, chi phí bán hàng tăng 43%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 31%.
Khoản mục đáng chú ý nhất trong BCTC quý 4/2015 do Hoàng Anh Gia Lai công bố là chi phí lãi vay ngân hàng và trái phiếu trong năm đã tăng tới 70% từ 681 tỷ đồng lên mức 1.152 tỷ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn cũng phải chịu ảnh hưởng do lỗ tỷ giá trong năm.
Tính đến ngày 31/12/2015, Hoàng Anh Gia Lai còn phải chịu 32.641 tỷ đồng nợ phải trả, tăng hơn 11.500 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, khoản vay ngắn hạn và dài hạn bao gồm vay ngân hàng và trái phiếu là 27.100 tỷ đồng.
So với kế hoạch 2.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế mà HAGL tự tin đề ra đầu năm, kết quả thực hiện chỉ mới đạt 42%.
Bầu Đức mua máy bay bằng tiền... "treo sổ"
Trước đó, CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã bị Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh nhắc nhở đến hai lần vì việc chậm nộp Báo cáo tài chính quý 4/2015 công ty mẹ và hợp nhất, cũng không có động thái nào cho việc giải trình hay công bố thông tin về tình hình kinh doanh trong năm 2015 đầy sóng gió.
Trong khoảng thời gian này, cái tên Bầu Đức cũng bắt đầu trở nên nổi đình nổi đám khi người ta nhắc đến ông như một vị đại gia đầu tiên của Việt Nam có máy bay riêng, không những thế lại là một chiếc chiếc phản lực Legacy 600 có giá 27,5 triệu USD.
Chiếc Legacy 600 này có nội thất xa xỉ, chở được tối đa 13 người, có vận tốc cao nhất 834 km/h, hoạt bay ở độ cao 12.000 m và chặng bay tối đa hơn 6.000 km. Máy bay được trang bị 2 động cơ AE3007A-1E của Rolls Royce, được sản xuất bởi nhà chế tạo máy bay Embraer (Brasil).
Tuy nhiên, đến thời điểm này chiếc phi cơ phản lực Legacy 600 không thuộc quyền sở hữu của ông Đoàn Nguyên Đức hay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, mà chỉ thực hiện thuê mua (thuê sau một thời gian mới được chuyển quyền sở hữu) của Công ty Cổ phần Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt - Vietstar Airlines.
Hiện số tiền thuê mua chiếc máy bay từ Công ty Vietstar Airlines vẫn do Hoàng Anh Gia Lai đứng ra chi trả.
Báo cáo tài chính quý 3/2015 do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai công bố chỉ rõ, Tập đoàn còn treo sổ khoản phải thu 108,5 tỷ đồng đối với ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch Hội đồng Quản trị, liên quan tới chi phí thuê mua máy bay trên với VSA theo hợp đồng Ủy thác đầu tư ngày 8/10/2014.
Hoàng Anh Gia Lai cũng cho biết, ông Đoàn Nguyên Đức sẽ trở thành chủ sở hữu chiếc may bay và có quyền khai thác cũng như sử dụng May bay theo quy định pháp luật hiện hành. Số dư vào ngày 30 tháng 9 năm 2015 thể hiện khoản đặt cọc và chi phí thuê máy bay cho VSA.
14 triệu cổ phiếu HNG vẫn chưa rõ "tung tích"
Ngoài ra mới đây, theo HAGL Agrico, công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là tổ chức có liên quan của HNG đã đăng ký bán 14.202.500 cổ phiếu HNG từ ngày 15/02/2016 nhưng vẫn chưa báo cáo kết quả hoàn tất giao dịch.
Trước đó, thông tin về việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - Chi nhánh Gia Lai đã bán giải chấp 5,82 triệu cổ phiếu HNG thuộc sở hữu của Hoàng Anh Gia Lai từ ngày 1 - 4/03/2016 để thu hồi nợ vay đã gây chú ý của các nhà đầu tư.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đăng ký bán hơn 14 triệu cổ phiếu HNG từ ngày 15/02/2016
Với mức giá cổ phiếu HNG thời điểm trên dao động từ 7.500 đồng đến 8.100 đồng, ACB đã thu về khoảng trên 43 tỷ đồng để thu nợ của Hoàng Anh Gia Lai.
Điểm đáng chú ý của thương vụ này là theo báo cáo mới nhất về tình hình quản trị công ty năm 2015 của HNG được công bố ngày 25/1/2016, HAGL vẫn đang nắm hơn 563 cổ phiếu HNG. Thế nhưng đến ngày 10/03, HAGL lại công bố giảm tỷ lệ sở hữu từ 548,9 triệu cổ phiếu xuống còn 543 triệu cổ phiếu.
Trong khoảng thời gian trên, cả HNG và HAG đều không có thông báo nào về giao dịch cổ phiếu của cổ đông có liên quan.
Cũng liên quan đến cổ phiếu HNG, từ ngày 19 - 24/02/2016, bà Võ Thị Mỹ Hạnh – Phó Tổng Giám đốc của HAGL Agrico đã mua 4.550 cổ phiếu HNG và bán 4.550 cổ phiếu HNG nhưng cũng không công bố thông tin trước khi giao dịch.
Tiệp Tiệp(tổng hợp)
Lỗ trăm tỷ, nợ nghìn tỷ
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG - HoSE) mới đây vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV cho thấy lợi nhuận hợp nhất bất ngờ báo lỗ 588 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động kinh doanh trong quý IV đạt 1.049,14 tỷ đồng, tăng mạnh 60% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ bán sản phẩm, hàng hóa và doanh thu từ hợp đồng XD tăng trưởng tốt.
Tập đoàn này cho biết hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc cung cấp cho ngành Nông nghiệp tăng cùng việc triển khai các hợp đồng mới xây dựng chuồng trại cho các công ty chăn nuôi được triển khai là nguyên nhân chính khiến hai mảng này tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, mảng bán căn hộ giảm do dự án Bàu Thạc Gián đã bán gần hết.
Trong quý IV, doanh thu tài chính tăng 13,94%, đạt 232,54 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính lại tăng 70,68%, xấp xỉ 374,57 tỷ đồng. Nguyên nhân là do HAGL phát hành thêm trái phiếu mới và tăng vay ngân hàng, đồng thời lỗ chênh lệch tỷ giá cũng tăng thêm 13 tỷ đồng.
Bất chấp doanh thu tăng 60%, giá vốn cùng chi phí tài chính tăng vọt đã khiến HAGL phải báo lỗ trước thuế 554 tỷ đồng. Lỗ ròng sau thuế 588 tỷ đồng, riêng công ty mẹ báo lỗ 566 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2014, lãi ròng công ty mẹ HAGL đạt 28,4 tỷ đồng.
Lỗ quý IV đã kéo giảm kết quả kinh doanh 3 quý trước đó. Doanh thu hoạt động kinh doanh dù tăng gấp đôi nhưng lãi gộp chỉ tăng 61%. Doanh thu tài chính "hụt" hơn 400 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh.
Trong năm 2015, doanh thu hợp nhất của Hoàng Anh Gia Lai có bước tăng trưởng mạnh, đặc biệt doanh thu từ bán bò chiếm tỷ trọng tới 40,6% tổng nguồn thu của toàn tập đoàn.
Tính lũy kế cả năm, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu 6.252 tỷ đồng – tăng hơn gấp đôi so với năm 2014. Tỷ trọng cơ cấu doanh thu chuyển dịch sang mảng chăn nuôi bò thịt và hợp đồng xây dựng, “soán ngôi”quán quân của mía đường trong các các năm trước.
Kết quả là lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 882,96 tỷ đồng, giảm 47% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 58,5% xuống còn vỏn vẹn 574 tỷ đồng. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu xấp xỉ 701 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, các khoản mục chi phí cũng tăng mạnh không kém như giá vốn hàng bán tăng 131%, chi phí bán hàng tăng 43%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 31%.
Khoản mục đáng chú ý nhất trong BCTC quý 4/2015 do Hoàng Anh Gia Lai công bố là chi phí lãi vay ngân hàng và trái phiếu trong năm đã tăng tới 70% từ 681 tỷ đồng lên mức 1.152 tỷ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn cũng phải chịu ảnh hưởng do lỗ tỷ giá trong năm.
Tính đến ngày 31/12/2015, Hoàng Anh Gia Lai còn phải chịu 32.641 tỷ đồng nợ phải trả, tăng hơn 11.500 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, khoản vay ngắn hạn và dài hạn bao gồm vay ngân hàng và trái phiếu là 27.100 tỷ đồng.
So với kế hoạch 2.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế mà HAGL tự tin đề ra đầu năm, kết quả thực hiện chỉ mới đạt 42%.
Bầu Đức mua máy bay bằng tiền... "treo sổ"
Trước đó, CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã bị Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh nhắc nhở đến hai lần vì việc chậm nộp Báo cáo tài chính quý 4/2015 công ty mẹ và hợp nhất, cũng không có động thái nào cho việc giải trình hay công bố thông tin về tình hình kinh doanh trong năm 2015 đầy sóng gió.
Trong khoảng thời gian này, cái tên Bầu Đức cũng bắt đầu trở nên nổi đình nổi đám khi người ta nhắc đến ông như một vị đại gia đầu tiên của Việt Nam có máy bay riêng, không những thế lại là một chiếc chiếc phản lực Legacy 600 có giá 27,5 triệu USD.
Tuy nhiên, đến thời điểm này chiếc phi cơ phản lực Legacy 600 không thuộc quyền sở hữu của ông Đoàn Nguyên Đức hay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, mà chỉ thực hiện thuê mua (thuê sau một thời gian mới được chuyển quyền sở hữu) của Công ty Cổ phần Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt - Vietstar Airlines.
Hiện số tiền thuê mua chiếc máy bay từ Công ty Vietstar Airlines vẫn do Hoàng Anh Gia Lai đứng ra chi trả.
Báo cáo tài chính quý 3/2015 do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai công bố chỉ rõ, Tập đoàn còn treo sổ khoản phải thu 108,5 tỷ đồng đối với ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch Hội đồng Quản trị, liên quan tới chi phí thuê mua máy bay trên với VSA theo hợp đồng Ủy thác đầu tư ngày 8/10/2014.
Hoàng Anh Gia Lai cũng cho biết, ông Đoàn Nguyên Đức sẽ trở thành chủ sở hữu chiếc may bay và có quyền khai thác cũng như sử dụng May bay theo quy định pháp luật hiện hành. Số dư vào ngày 30 tháng 9 năm 2015 thể hiện khoản đặt cọc và chi phí thuê máy bay cho VSA.
14 triệu cổ phiếu HNG vẫn chưa rõ "tung tích"
Ngoài ra mới đây, theo HAGL Agrico, công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là tổ chức có liên quan của HNG đã đăng ký bán 14.202.500 cổ phiếu HNG từ ngày 15/02/2016 nhưng vẫn chưa báo cáo kết quả hoàn tất giao dịch.
Trước đó, thông tin về việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - Chi nhánh Gia Lai đã bán giải chấp 5,82 triệu cổ phiếu HNG thuộc sở hữu của Hoàng Anh Gia Lai từ ngày 1 - 4/03/2016 để thu hồi nợ vay đã gây chú ý của các nhà đầu tư.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đăng ký bán hơn 14 triệu cổ phiếu HNG từ ngày 15/02/2016
Với mức giá cổ phiếu HNG thời điểm trên dao động từ 7.500 đồng đến 8.100 đồng, ACB đã thu về khoảng trên 43 tỷ đồng để thu nợ của Hoàng Anh Gia Lai.
Điểm đáng chú ý của thương vụ này là theo báo cáo mới nhất về tình hình quản trị công ty năm 2015 của HNG được công bố ngày 25/1/2016, HAGL vẫn đang nắm hơn 563 cổ phiếu HNG. Thế nhưng đến ngày 10/03, HAGL lại công bố giảm tỷ lệ sở hữu từ 548,9 triệu cổ phiếu xuống còn 543 triệu cổ phiếu.
Trong khoảng thời gian trên, cả HNG và HAG đều không có thông báo nào về giao dịch cổ phiếu của cổ đông có liên quan.
Cũng liên quan đến cổ phiếu HNG, từ ngày 19 - 24/02/2016, bà Võ Thị Mỹ Hạnh – Phó Tổng Giám đốc của HAGL Agrico đã mua 4.550 cổ phiếu HNG và bán 4.550 cổ phiếu HNG nhưng cũng không công bố thông tin trước khi giao dịch.
Tiệp Tiệp(tổng hợp)
Bình luận