(VTC News) - Chủ tịch Tập đoàn dầu khí (PVN) yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thành viên quyết định thay nhân sự ở các bộ phận nào có dấu hiệu “ì ạch” trong sản xuất, không theo kịp diễn biến giá dầu...
Tại Hội nghị tổng kết năm 2014 và triển khai công tác năm 2015 của Tập đoàn dầu khí (PVN) vừa qua, Ông Nguyễn Quốc Khánh, tổng giám đốc PVN, cho biết giá dầu giảm từ tháng 10/2014 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm nguồn thu của PVN những tháng cuối năm 2014 và ảnh hưởng đến việc triển khai kế hoạch 2015.
Trong năm 2014, PVN nộp ngân sách 178.000 tỷ đồng, nhưng theo tính toán của ông Khánh, nếu giá dầu thế giới ở mức 60 USD/thùng, số nộp ngân sách của PVN chỉ còn 93.100 tỷ đồng. Nếu giá dầu ở mức 40 USD/thùng, số nộp ngân sách chỉ khoảng 79.800 tỷ đồng, xấp xỉ con số lẻ của năm 2014.
Còn ông Hoàng Ngọc Đang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) cho biết: “PVEP cần đầu tư 1,6 tỷ USD năm 2015. Khi giá dầu dự kiến là 100 USD/thùng thì chúng tôi đi vay 700 triệu USD là đủ, nhưng hiện giá dầu còn 40 - 50 USD/thùng thì mất cân đối, lại phải tăng phần vay lên 1,4 - 1,5 tỷ USD nên việc hoàn thành nhiệm vụ năm nay rất khó khăn".
Ông Đang cho biết trong thời gian tới, PVN sẽ phải giãn tiến độ một số công trình, cắt giảm đầu tư khoảng 500 triệu USD. Một số công trình dự kiến đầu tư cho các năm tiếp theo cũng phải chậm lại.
Ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc liên doanh dầu khí Vietsopetro cho biết doanh thu năm 2015 của liên doanh này dự kiến sẽ đạt dưới 2 tỷ USD, thấp hơn năm 2014.
Để giảm bớt khó khăn, Vietsopetro sẽ cân đối, cắt giảm hàng loạt chi phí nhưng kết quả cũng sẽ không cao, ví dụ như các dịch vụ bay, cũng chỉ có thể giảm được 2 - 3%.
Dù có kế hoạch giảm khó như vậy nhưng ông Đang cho rằng thực hiện cũng không đơn giản do giá dầu thấp, các ngân hàng khó khăn hơn trong việc cho vay.
Ngoài ra, có một số dự án đang phải ngừng triển khai hoặc phải đàm phán lại nên rất cần đến việc các thành viên của PVN liên kết với nhau để chia sẻ, giảm bớt khó khăn.
Nhấn mạnh tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, cảnh báo: Giá dầu được dự báo trong quý 1/2015 có thể xuống dưới 40 USD/thùng, sang quý 2 có thể dao động ở mức 40 - 60 USD, quý 3 có thể có lúc xuống mức 30 USD và quý 4 trong khoảng 60 - 80 USD/thùng.
Lãnh đạo các đơn vị thành viên phải tập trung điều hành theo diễn biến giá dầu, rà soát, cắt giảm mạnh các chi phí sản xuất, đầu tư như thuê dịch vụ ngoài phải giảm 20 - 30%.
Ông Sơn yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thành viên quyết định thay nhân sự ở các bộ phận nào có dấu hiệu “ì ạch” trong sản xuất, không theo kịp diễn biến giá dầu; chuẩn bị kỹ để tranh thủ phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh khi giá dầu phục hồi trở lại như xúc tiến các hoạt động thăm dò, phát hiện dầu khí, mua lại tài sản của các công ty dầu khí nước ngoài với giá thấp...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu PVN phải có giải pháp cấp bách do giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục đứng ở mức thấp trong hai năm tới.
Theo Phó thủ tướng, tuy giá dầu giảm là thách thức lớn nhưng không thể giãn hoặc hoãn các hoạt động thăm dò và khai thác, vì vậy cần phải có giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng.
Hiền Điệp (Tổng hợp)
>> ĐỌC TIẾP... Tại Hội nghị tổng kết năm 2014 và triển khai công tác năm 2015 của Tập đoàn dầu khí (PVN) vừa qua, Ông Nguyễn Quốc Khánh, tổng giám đốc PVN, cho biết giá dầu giảm từ tháng 10/2014 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm nguồn thu của PVN những tháng cuối năm 2014 và ảnh hưởng đến việc triển khai kế hoạch 2015.
Trong năm 2014, PVN nộp ngân sách 178.000 tỷ đồng, nhưng theo tính toán của ông Khánh, nếu giá dầu thế giới ở mức 60 USD/thùng, số nộp ngân sách của PVN chỉ còn 93.100 tỷ đồng. Nếu giá dầu ở mức 40 USD/thùng, số nộp ngân sách chỉ khoảng 79.800 tỷ đồng, xấp xỉ con số lẻ của năm 2014.
Còn ông Hoàng Ngọc Đang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) cho biết: “PVEP cần đầu tư 1,6 tỷ USD năm 2015. Khi giá dầu dự kiến là 100 USD/thùng thì chúng tôi đi vay 700 triệu USD là đủ, nhưng hiện giá dầu còn 40 - 50 USD/thùng thì mất cân đối, lại phải tăng phần vay lên 1,4 - 1,5 tỷ USD nên việc hoàn thành nhiệm vụ năm nay rất khó khăn".
Ông Đang cho biết trong thời gian tới, PVN sẽ phải giãn tiến độ một số công trình, cắt giảm đầu tư khoảng 500 triệu USD. Một số công trình dự kiến đầu tư cho các năm tiếp theo cũng phải chậm lại.
Ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc liên doanh dầu khí Vietsopetro cho biết doanh thu năm 2015 của liên doanh này dự kiến sẽ đạt dưới 2 tỷ USD, thấp hơn năm 2014.
Để giảm bớt khó khăn, Vietsopetro sẽ cân đối, cắt giảm hàng loạt chi phí nhưng kết quả cũng sẽ không cao, ví dụ như các dịch vụ bay, cũng chỉ có thể giảm được 2 - 3%.
Dù có kế hoạch giảm khó như vậy nhưng ông Đang cho rằng thực hiện cũng không đơn giản do giá dầu thấp, các ngân hàng khó khăn hơn trong việc cho vay.
Ngoài ra, có một số dự án đang phải ngừng triển khai hoặc phải đàm phán lại nên rất cần đến việc các thành viên của PVN liên kết với nhau để chia sẻ, giảm bớt khó khăn.
Nhấn mạnh tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, cảnh báo: Giá dầu được dự báo trong quý 1/2015 có thể xuống dưới 40 USD/thùng, sang quý 2 có thể dao động ở mức 40 - 60 USD, quý 3 có thể có lúc xuống mức 30 USD và quý 4 trong khoảng 60 - 80 USD/thùng.
Lãnh đạo các đơn vị thành viên phải tập trung điều hành theo diễn biến giá dầu, rà soát, cắt giảm mạnh các chi phí sản xuất, đầu tư như thuê dịch vụ ngoài phải giảm 20 - 30%.
Ông Sơn yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thành viên quyết định thay nhân sự ở các bộ phận nào có dấu hiệu “ì ạch” trong sản xuất, không theo kịp diễn biến giá dầu; chuẩn bị kỹ để tranh thủ phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh khi giá dầu phục hồi trở lại như xúc tiến các hoạt động thăm dò, phát hiện dầu khí, mua lại tài sản của các công ty dầu khí nước ngoài với giá thấp...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu PVN phải có giải pháp cấp bách do giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục đứng ở mức thấp trong hai năm tới.
Theo Phó thủ tướng, tuy giá dầu giảm là thách thức lớn nhưng không thể giãn hoặc hoãn các hoạt động thăm dò và khai thác, vì vậy cần phải có giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng.
Hiền Điệp (Tổng hợp)
Bình luận