(VTC News) - "Showbiz Việt có những ngôi sao đom đóm "rồ hoa mướp" quanh năm, “đã xấu mà lại còn xa, đã sida lại còn xông pha hiến máu”, thích dệt thị phi mang chuyện đời tư, tố bị hiếp, chửa hoang, con rơi con vãi ra để làm mồi câu dư luận không khác gì những anh Mõ làng xưa"...
Đó là lời nhận xét vừa hài hước nhưng cũng đầy bức bối của nhà biên kịch Chu Thơm, người từng công tác ở vị trí Phó trưởng phòng Nghệ thuật Cục Nghệ thuật Biểu diễn trước thực trạng những scandal ồn ào của showbiz Việt thời gian gần đây, tới mức Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa phải ra chỉ thị chấn chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Trong cuộc trò chuyện thú vị cùng phóng viên VTC News, ông Chu Thơm cũng đưa ra những lý giải và nhiều kiến nghị đáng chú ý để xử lý tình trạng đáng báo động này.
- Xin chào ông, ông đánh giá như thế nào về thực trạng “hỗn loạn” scandal như ở showbiz Việt hiện nay?
- Thời cổ đại Hy Lạp đã có một kẻ muốn nổi tiếng bằng cách đốt bỏ ngôi đền thiêng Artemis- một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, cuối cùng nó cũng nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhưng không ai gọi tên mà chỉ gọi là thằng đốt đền.
Ở làng xã Việt Nam cũng có một người rất nổi tiếng nhưng không ai gọi tên, đó là anh Mõ, kẻ lúc nào cũng vênh váo, rằng “tôi chưa trải chiếu các cụ chưa được ngồi” và, “một mình một chiếu thảnh thơi ngồi” đánh chén, khi cao giọng chả ai đối đáp lại, mà không hiểu rằng, ngồi ăn với Mõ, cãi nhau với Mõ là một điều sỉ nhục! Vậy thì thằng Mõ có nổi tiếng nhưng bị mất tên chỉ được gọi bằng cái danh từ chung: Mõ làng!
Và tôi thấy anh Mõ giống như một số diễn viên hiện nay suốt ngày đóng vai nào cũng nhàn nhạt giống vai nào trong các bộ phim truyền hình nhưng không để lại ấn tượng như Trọng Khôi, chỉ cần một vai Nghị Hách, một vai Trương Ba mà làm nên một Trọng Khôi “độc nhất vô nhị”, không có người đóng thế.
Ở Nga cũng có những nghệ sĩ chỉ cần đóng một vai đã gây dấu ấn suốt đời làm nên tên tuổi lẫy lừng như Smoctunopxki, người đóng vai hoàng thân Mưt-skin trong vở Thằng Ngốc của sân khấu BĐT (Lêningrat) và Glebov trong vai Grigori trong phim Sông đông êm đềm.
Người Mỹ vẫn nói, con người có thể chỉ cần 15 phút có thể nổi tiếng, nhưng có những người sống lay lắt trên cuộc đời như một thằng Mõ, chạy lăng xăng hết chỗ nọ chỗ kia, cao giọng với người này với người khác vẫn chỉ là anh Mõ, không ai biết tên là gì.
Cái bệnh của sao Việt bắt đầu rộ lên cách đây một vài năm, khi họ chưa được như anh Mõ làng, họ tìm mọi cách để nổi tiếng như anh Mõ, bất chấp việc nổi tiếng bằng tai tiếng, bằng clip sex, bằng ăn mặc hở hang, bằng khoe không chồng mà chửa, rồi giờ là khoe đi xét nghiệm AND để nhận con, khoe đi hiếp nữ sinh đang ngồi trên ghế nhà trường...
Nếu chúng ta đóng cửa không cho sai lầm vào thì chân lý sẽ ở ngoài, nhưng chúng ta mở cửa là đón những luồng gió mới, trong đó có cả gió độc.
Giới trẻ vẫn thường nói vui là yếu thì đừng ra gió, còn chúng ta ra gió thì chúng ta phải chấp nhận là có cả gió lành và gió độc. Vậy là ta phải chấp nhận cả cái hay và cái dở của hòa nhập, còn người yếu bóng gió thì chưa hòa nhập đã hòa tan, mất hết bản sắc.
Tôi nhận thấy có một bộ phân thế hệ 9X, thế hệ người ta vẫn gọi là gối ôm và gấu bông, những người thích sống cho bản thân, vùi mình trong thế giới ảo, không thích đọc sách, đòi hỏi gia đình chu cấp cao để được sống hưởng thụ nhưng lại rời xa những chuẩn mực nề nếp của gia đình truyền thống, sống theo lối phải gọi là “kinh khủng”. Họ có một đời sống vật chất rất đầy đủ, nhưng lại suy dinh dưỡng về tâm hồn, cho nên mới có những câu chuyện về những ca sĩ, người mẫu, diễn viên hư hỏng, vì họ không có cái gốc vững.
- Ông đã từng rất nhiều lần nêu quan niệm sân khấu là thánh đường, nhưng dường như cái quan niệm đó đang bị không ít người bóp méo khái niệm?
- Có câu nói: “Sân khấu là thánh đường, người đến đó thì phải bỏ những đôi giày bẩn của mình ngoài cổng". Tiêu chuẩn để có thể bước chân vào thánh đường phải là những người tử tế, những thiên thần, nhưng bây giờ rất nhiều ma quỷ cũng thích đến thánh đường khi muốn thể hiện chúng là thiên thần.
Ở chùa mình còn có ông thiện ông ác, ông thiện thì khuyến thiện, ông ác thì trừ ác, còn giờ thánh đường thì ai muốn vào cũng được.
Thế nên tôi mới mượn lời trong một cuốn sách của giới trẻ rằng, không ít nghệ sĩ “đã xấu mà lại còn xa, đã sida lại còn xông pha hiến máu”.
Có những anh MC pha trò vô duyên, cướp lời của giám khảo, rồi làm MC tệ quá lại đi đóng phim để cho ra đời những thảm họa phim Việt.
Cái bệnh lớn nhất của "sao đom đóm" Việt là cái bệnh huyễn hoặc, không biết mình là ai, bất tài nhưng muốn nổi tiếng bằng mọi cách nên dù kém cỏi đến mấy cũng “cố đấm ăn xôi” làm hết trò nọ đến trò kia, thậm chí là ca sĩ mà ăn cắp cả giọng của người khác để nổi tiếng nên vẫn chỉ là những kẻ “gian hùng vô đạo”.
Tôi gọi những kẻ đó là “Voi đú, ngựa đú, chuột chù cũng nhảy cẫng”, chuột vẫn hoàn chuột. Các cụ đã nói rồi, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, làm một nghề giỏi thì nó ấm vào thân, nhưng ở đây thì ngược lại.
- Theo ông, bản chất của trào lưu mang chuyện đời tư, tố bị hiếp, chửa hoang, con rơi con vãi ra để làm mồi câu dư luận là gì?
- Có câu “chân dài thích dệt thị phi”, người ta cứ thích làm những chuyện chướng tai gai mắt để nổi tiếng. Quê nhà tôi ngày xưa có một ông trưa nào đúng lúc mọi người đang nghỉ cũng ghé miệng vào chum hát cho âm thanh nó khuếch đại lên, cho cả làng nghe thấy. Mặc dù cả làng chửi nhưng anh ta vẫn làm như vậy để được mọi người biết tới “giọng ca vàng” của mình. Kết cục, không ai gọi anh ta là ca sĩ, chỉ gọi là cái thằng bò rống.
Thế thì thích nổi tiếng, thích dệt thị phi, dùng ngay chính scandal sex một cách trơ trẽn để nổi lên. Rồi tự gọi mình là thương hiệu sexy quyến rũ, uốn éo chứ có hát hò gì đâu.
Truyền thông đưa họ lên, rồi một thế hệ gối ôm, gấu bông, fan cuồng khiến họ ảo tưởng về mình.
Nghệ thuật vốn chỉ dung nạp những người thực sự có tài năng, nó như “bánh đúc bày sàng”, cố đến mấy mà không có tài anh cũng chỉ là “thợ gào” chứ không phải ca sĩ, là cái người lăng xăng trên sân khấu, trên phim chứ không thể là nghệ sĩ đúng nghĩa. Rồi lên hết gameshow này đến chương trình truyền hình thực tế kia nhố nhăng dệt thị phi cho mình để nổi tiếng.
Tôi biết có những người muốn nổi tiếng đến mức ngày nào cũng xuất hiện trên báo, kể cả việc báo ấy chỉ dùng để gói xôi, thì tự AQ rằng những người ăn xôi sáng hoặc là cái ông hút thuốc lào trước khi vê lại làm đóm nhìn thấy mặt họ. Có nghĩa là chỉ cần tần suất xuất hiện nhiều, và hàng ngày xuất hiện trên ti vi là trở thành người nổi tiếng, nhưng quan niệm đó là sai, nếu chỉ như vậy anh không khác gì một anh Mõ làng.
Người nghệ sĩ nổi tiếng tức là người phải gây được dấu ấn bằng tác phẩm nghệ thuật. Còn dệt thị phi rằng tôi không chồng mà chửa, tôi vẫn có con, hay tôi vừa lộ clip sex, rồi có những người muốn ngủ với tôi mà tôi chưa đồng ý, hay tôi đi xét nghiệm ADN xem đó có phải con mình không... sẽ chỉ là những kẻ muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng.
- Tại sao những điều chướng tai gai mắt đó vẫn còn đất sống? Càng scandal càng đắt sô và cat-xe cao?
- Sở dĩ hàng nhái, hàng giả tồn tại được vì vẫn có người thích dùng hàng nhái.
Có một số nhà báo cũng thích đưa những tin kiểu lá cải rẻ tiền quá mức và một bộ phận độc giả cũng chỉ thích xem cô A có chửa chưa, cô B bị đánh ghen tơi tả như thế nào.
Nhưng nên nhớ cái đó không bền, nó chỉ là bong bóng xà phòng thôi.
- Dường như nhiều người quan niệm chỉ cần nổi tiếng là kiếm tiền rất dễ khi nhìn vào đời sống hào nhoáng bên ngoài của giới nghệ sĩ?
- Đồng tiền không kiếm dễ như vậy đâu. Anh Thành Lộc, một trong những nghệ sĩ tài năng nhất của TP.HCM phải bao năm tháng vật lộn với nghề để có được chỗ đứng như ngày hôm nay, vậy mà vẫn miệt mài đi diễn với mức cat-xe hết sức khiêm tốn. Và không ít ca sĩ tên tuổi vẫn phải vất vả rèn giũa để có được những đồng thù lao xứng đáng.
Đừng nghĩ rằng người nghệ sĩ giàu có và hào nhoáng như bề ngoài, chỉ có những kẻ đội lốt nghệ sĩ làm những điều nhơ bẩn, sẵn sàng đánh đổi để có được đồng tiền mới nghĩ rằng chỉ cần nổi tiếng bằng mọi cách là sẽ có tiền.
- Từng công tác tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn, theo ông phải làm thế nào để dẹp tình trạng loạn như showbiz Việt hiện nay?
- Biện pháp răn đe của chúng ta chưa mạnh. Chúng ta cần chế tài xử lý nghiêm khắc. Đài truyền hình cũng phải cho duyệt những chương trình có khán giả. Đồng thời truyền thông cũng nên định hướng dư luận một cách đúng đắn nhất.
Tôi không thể hiểu nổi tại sao Minh Hằng có thể mặc một chiếc quần ren như thế trong một sự kiện lớn, rồi mới đây lại trắng trợn thoả hiệp ăn cắp giọng hát của một nghệ sỹ nổi tiếng? Tôi cũng nghĩ rằng chỉ cần thể hiện ca khúc “Ta đã yêu trong mùa gió” Thủy Tiên đã nổi tiếng lắm rồi mà sao lại phải ăn mặc không thể chấp nhận nổi khi lên sân khấu. Để nổi tiếng hơn nhờ tai tiếng ư?
Tôi vô cùng bức xúc khi đi xem ca nhạc hay bật tivi lên thấy các nghệ sĩ dùng chiêu trò, ăn mặc lố lăng, phản cảm, hoặc cố tình tạo scandal để nổi tiếng. Tôi nói rồi, nếu không có tài năng thực sự, thì đừng có “đã xấu lại còn xa, đã sida còn xông pha hiến máu”.
Có một câu như thế này “người dại cởi truồng, người khôn xấu mặt”, tôi không hiểu bố mẹ, gia đình của những người dùng scandal để "nổi lềnh phềnh" đó có ý kiến gì về con em mình không?
- Nói như vậy nghĩa là yếu tố chế tài đóng vai trò gần như quyết định, và khi các chế tài chưa được thực hiện thì chúng ta chấp nhận sống chung với thảm hoạ nghệ thuật?
- Khán giả, những người có lương tri vẫn mong muốn chế tài nghiêm khắc, quy chế công minh, hợp lý.
Còn khi chế tài chưa đủ mạnh, thì dư luận cũng nên nhìn nhận rõ, những kẻ chấp nhận bán rẻ nhân phẩm và tự hạ thấp mình để nổi tiếng bằng mọi giá cũng có nghĩa là họ không còn liêm sỉ nữa và mọi sự phê phán đối với họ chỉ là “Câu nói ác chết trong tai kẻ điếc”.
Vậy thì, hãy để những con người đó là con sâu đục thân, đục chính thân thể của họ. Hãy để họ là những con mối ngu dốt đục đê một cách khoái trá, nhưng khi nước tràn vào, tổ mối sụt, chính chúng cũng bị dòng nước lũ cuốn trôi .
Ngày xưa nó có bệnh "rồ hoa mướp", đầu hè, đàn bà, con gái những người phụ nữ đến tuổi yêu bị dị ứng với phấn hoa, cứ đến mùa hoa mướp nở là người ta bị rồ tình, gọi là rồ hoa mướp. Sau khi hết thời kì phấn hoa mướp người ta lại trở lại bình thường. Nhưng bây giờ bệnh nghiện khoe thân, bệnh nghiện sexy, nghiện tạo scandal... của sao Việt là rồ hoa mướp quanh năm, không thể chữa trị nổi.
Ngay từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên, Hippocrates, tác giả của Lời thề Hippocrates đã nói: “Bệnh mà thuốc không chữa được đã có sắt, sắt không chữa được đã có lửa”, vậy thì cái bệnh thích gây thảm hoạ để nổi tiếng của “các ngôi sao đom đóm” Việt mà lửa không chữa được thì phải coi đó là căn bệnh vô phương cứu chữa”.
Thôi thì cứ coi họ là những con sâu đục thân đang tự đục vào thân mình, làm cho chính mình mục ruỗng.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
An Yên(thực hiện)
Đó là lời nhận xét vừa hài hước nhưng cũng đầy bức bối của nhà biên kịch Chu Thơm, người từng công tác ở vị trí Phó trưởng phòng Nghệ thuật Cục Nghệ thuật Biểu diễn trước thực trạng những scandal ồn ào của showbiz Việt thời gian gần đây, tới mức Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa phải ra chỉ thị chấn chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Trong cuộc trò chuyện thú vị cùng phóng viên VTC News, ông Chu Thơm cũng đưa ra những lý giải và nhiều kiến nghị đáng chú ý để xử lý tình trạng đáng báo động này.
Nhà viết kịch Chu Thơm |
- Thời cổ đại Hy Lạp đã có một kẻ muốn nổi tiếng bằng cách đốt bỏ ngôi đền thiêng Artemis- một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, cuối cùng nó cũng nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhưng không ai gọi tên mà chỉ gọi là thằng đốt đền.
Ở làng xã Việt Nam cũng có một người rất nổi tiếng nhưng không ai gọi tên, đó là anh Mõ, kẻ lúc nào cũng vênh váo, rằng “tôi chưa trải chiếu các cụ chưa được ngồi” và, “một mình một chiếu thảnh thơi ngồi” đánh chén, khi cao giọng chả ai đối đáp lại, mà không hiểu rằng, ngồi ăn với Mõ, cãi nhau với Mõ là một điều sỉ nhục! Vậy thì thằng Mõ có nổi tiếng nhưng bị mất tên chỉ được gọi bằng cái danh từ chung: Mõ làng!
Và tôi thấy anh Mõ giống như một số diễn viên hiện nay suốt ngày đóng vai nào cũng nhàn nhạt giống vai nào trong các bộ phim truyền hình nhưng không để lại ấn tượng như Trọng Khôi, chỉ cần một vai Nghị Hách, một vai Trương Ba mà làm nên một Trọng Khôi “độc nhất vô nhị”, không có người đóng thế.
Ở Nga cũng có những nghệ sĩ chỉ cần đóng một vai đã gây dấu ấn suốt đời làm nên tên tuổi lẫy lừng như Smoctunopxki, người đóng vai hoàng thân Mưt-skin trong vở Thằng Ngốc của sân khấu BĐT (Lêningrat) và Glebov trong vai Grigori trong phim Sông đông êm đềm.
Người Mỹ vẫn nói, con người có thể chỉ cần 15 phút có thể nổi tiếng, nhưng có những người sống lay lắt trên cuộc đời như một thằng Mõ, chạy lăng xăng hết chỗ nọ chỗ kia, cao giọng với người này với người khác vẫn chỉ là anh Mõ, không ai biết tên là gì.
Cái bệnh của sao Việt bắt đầu rộ lên cách đây một vài năm, khi họ chưa được như anh Mõ làng, họ tìm mọi cách để nổi tiếng như anh Mõ, bất chấp việc nổi tiếng bằng tai tiếng, bằng clip sex, bằng ăn mặc hở hang, bằng khoe không chồng mà chửa, rồi giờ là khoe đi xét nghiệm AND để nhận con, khoe đi hiếp nữ sinh đang ngồi trên ghế nhà trường...
Showbiz Việt có những anh Mõ làng, muốn nổi tiếng bằng mọi giá... |
Nếu chúng ta đóng cửa không cho sai lầm vào thì chân lý sẽ ở ngoài, nhưng chúng ta mở cửa là đón những luồng gió mới, trong đó có cả gió độc.
Giới trẻ vẫn thường nói vui là yếu thì đừng ra gió, còn chúng ta ra gió thì chúng ta phải chấp nhận là có cả gió lành và gió độc. Vậy là ta phải chấp nhận cả cái hay và cái dở của hòa nhập, còn người yếu bóng gió thì chưa hòa nhập đã hòa tan, mất hết bản sắc.
Tôi nhận thấy có một bộ phân thế hệ 9X, thế hệ người ta vẫn gọi là gối ôm và gấu bông, những người thích sống cho bản thân, vùi mình trong thế giới ảo, không thích đọc sách, đòi hỏi gia đình chu cấp cao để được sống hưởng thụ nhưng lại rời xa những chuẩn mực nề nếp của gia đình truyền thống, sống theo lối phải gọi là “kinh khủng”. Họ có một đời sống vật chất rất đầy đủ, nhưng lại suy dinh dưỡng về tâm hồn, cho nên mới có những câu chuyện về những ca sĩ, người mẫu, diễn viên hư hỏng, vì họ không có cái gốc vững.
- Ông đã từng rất nhiều lần nêu quan niệm sân khấu là thánh đường, nhưng dường như cái quan niệm đó đang bị không ít người bóp méo khái niệm?
- Có câu nói: “Sân khấu là thánh đường, người đến đó thì phải bỏ những đôi giày bẩn của mình ngoài cổng". Tiêu chuẩn để có thể bước chân vào thánh đường phải là những người tử tế, những thiên thần, nhưng bây giờ rất nhiều ma quỷ cũng thích đến thánh đường khi muốn thể hiện chúng là thiên thần.
Ở chùa mình còn có ông thiện ông ác, ông thiện thì khuyến thiện, ông ác thì trừ ác, còn giờ thánh đường thì ai muốn vào cũng được.
Thế nên tôi mới mượn lời trong một cuốn sách của giới trẻ rằng, không ít nghệ sĩ “đã xấu mà lại còn xa, đã sida lại còn xông pha hiến máu”.
Có những anh MC pha trò vô duyên, cướp lời của giám khảo, rồi làm MC tệ quá lại đi đóng phim để cho ra đời những thảm họa phim Việt.
Cái bệnh lớn nhất của "sao đom đóm" Việt là cái bệnh huyễn hoặc, không biết mình là ai, bất tài nhưng muốn nổi tiếng bằng mọi cách nên dù kém cỏi đến mấy cũng “cố đấm ăn xôi” làm hết trò nọ đến trò kia, thậm chí là ca sĩ mà ăn cắp cả giọng của người khác để nổi tiếng nên vẫn chỉ là những kẻ “gian hùng vô đạo”.
"Gian hùng vô đạo" |
Tôi gọi những kẻ đó là “Voi đú, ngựa đú, chuột chù cũng nhảy cẫng”, chuột vẫn hoàn chuột. Các cụ đã nói rồi, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, làm một nghề giỏi thì nó ấm vào thân, nhưng ở đây thì ngược lại.
- Theo ông, bản chất của trào lưu mang chuyện đời tư, tố bị hiếp, chửa hoang, con rơi con vãi ra để làm mồi câu dư luận là gì?
- Có câu “chân dài thích dệt thị phi”, người ta cứ thích làm những chuyện chướng tai gai mắt để nổi tiếng. Quê nhà tôi ngày xưa có một ông trưa nào đúng lúc mọi người đang nghỉ cũng ghé miệng vào chum hát cho âm thanh nó khuếch đại lên, cho cả làng nghe thấy. Mặc dù cả làng chửi nhưng anh ta vẫn làm như vậy để được mọi người biết tới “giọng ca vàng” của mình. Kết cục, không ai gọi anh ta là ca sĩ, chỉ gọi là cái thằng bò rống.
Thế thì thích nổi tiếng, thích dệt thị phi, dùng ngay chính scandal sex một cách trơ trẽn để nổi lên. Rồi tự gọi mình là thương hiệu sexy quyến rũ, uốn éo chứ có hát hò gì đâu.
Truyền thông đưa họ lên, rồi một thế hệ gối ôm, gấu bông, fan cuồng khiến họ ảo tưởng về mình.
Nghệ thuật vốn chỉ dung nạp những người thực sự có tài năng, nó như “bánh đúc bày sàng”, cố đến mấy mà không có tài anh cũng chỉ là “thợ gào” chứ không phải ca sĩ, là cái người lăng xăng trên sân khấu, trên phim chứ không thể là nghệ sĩ đúng nghĩa. Rồi lên hết gameshow này đến chương trình truyền hình thực tế kia nhố nhăng dệt thị phi cho mình để nổi tiếng.
Tôi biết có những người muốn nổi tiếng đến mức ngày nào cũng xuất hiện trên báo, kể cả việc báo ấy chỉ dùng để gói xôi, thì tự AQ rằng những người ăn xôi sáng hoặc là cái ông hút thuốc lào trước khi vê lại làm đóm nhìn thấy mặt họ. Có nghĩa là chỉ cần tần suất xuất hiện nhiều, và hàng ngày xuất hiện trên ti vi là trở thành người nổi tiếng, nhưng quan niệm đó là sai, nếu chỉ như vậy anh không khác gì một anh Mõ làng.
Người nghệ sĩ nổi tiếng tức là người phải gây được dấu ấn bằng tác phẩm nghệ thuật. Còn dệt thị phi rằng tôi không chồng mà chửa, tôi vẫn có con, hay tôi vừa lộ clip sex, rồi có những người muốn ngủ với tôi mà tôi chưa đồng ý, hay tôi đi xét nghiệm ADN xem đó có phải con mình không... sẽ chỉ là những kẻ muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng.
Nổi tiếng nhờ tai tiếng |
- Tại sao những điều chướng tai gai mắt đó vẫn còn đất sống? Càng scandal càng đắt sô và cat-xe cao?
- Sở dĩ hàng nhái, hàng giả tồn tại được vì vẫn có người thích dùng hàng nhái.
Có một số nhà báo cũng thích đưa những tin kiểu lá cải rẻ tiền quá mức và một bộ phận độc giả cũng chỉ thích xem cô A có chửa chưa, cô B bị đánh ghen tơi tả như thế nào.
Nhưng nên nhớ cái đó không bền, nó chỉ là bong bóng xà phòng thôi.
- Dường như nhiều người quan niệm chỉ cần nổi tiếng là kiếm tiền rất dễ khi nhìn vào đời sống hào nhoáng bên ngoài của giới nghệ sĩ?
- Đồng tiền không kiếm dễ như vậy đâu. Anh Thành Lộc, một trong những nghệ sĩ tài năng nhất của TP.HCM phải bao năm tháng vật lộn với nghề để có được chỗ đứng như ngày hôm nay, vậy mà vẫn miệt mài đi diễn với mức cat-xe hết sức khiêm tốn. Và không ít ca sĩ tên tuổi vẫn phải vất vả rèn giũa để có được những đồng thù lao xứng đáng.
Đừng nghĩ rằng người nghệ sĩ giàu có và hào nhoáng như bề ngoài, chỉ có những kẻ đội lốt nghệ sĩ làm những điều nhơ bẩn, sẵn sàng đánh đổi để có được đồng tiền mới nghĩ rằng chỉ cần nổi tiếng bằng mọi cách là sẽ có tiền.
- Từng công tác tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn, theo ông phải làm thế nào để dẹp tình trạng loạn như showbiz Việt hiện nay?
- Biện pháp răn đe của chúng ta chưa mạnh. Chúng ta cần chế tài xử lý nghiêm khắc. Đài truyền hình cũng phải cho duyệt những chương trình có khán giả. Đồng thời truyền thông cũng nên định hướng dư luận một cách đúng đắn nhất.
Tôi không thể hiểu nổi tại sao Minh Hằng có thể mặc một chiếc quần ren như thế trong một sự kiện lớn, rồi mới đây lại trắng trợn thoả hiệp ăn cắp giọng hát của một nghệ sỹ nổi tiếng? Tôi cũng nghĩ rằng chỉ cần thể hiện ca khúc “Ta đã yêu trong mùa gió” Thủy Tiên đã nổi tiếng lắm rồi mà sao lại phải ăn mặc không thể chấp nhận nổi khi lên sân khấu. Để nổi tiếng hơn nhờ tai tiếng ư?
Thủy Tiên chưa đủ nổi tiếng sao mà còn cần ăn mặc thế này lên sân khấu? |
Tôi vô cùng bức xúc khi đi xem ca nhạc hay bật tivi lên thấy các nghệ sĩ dùng chiêu trò, ăn mặc lố lăng, phản cảm, hoặc cố tình tạo scandal để nổi tiếng. Tôi nói rồi, nếu không có tài năng thực sự, thì đừng có “đã xấu lại còn xa, đã sida còn xông pha hiến máu”.
Có một câu như thế này “người dại cởi truồng, người khôn xấu mặt”, tôi không hiểu bố mẹ, gia đình của những người dùng scandal để "nổi lềnh phềnh" đó có ý kiến gì về con em mình không?
- Nói như vậy nghĩa là yếu tố chế tài đóng vai trò gần như quyết định, và khi các chế tài chưa được thực hiện thì chúng ta chấp nhận sống chung với thảm hoạ nghệ thuật?
- Khán giả, những người có lương tri vẫn mong muốn chế tài nghiêm khắc, quy chế công minh, hợp lý.
Còn khi chế tài chưa đủ mạnh, thì dư luận cũng nên nhìn nhận rõ, những kẻ chấp nhận bán rẻ nhân phẩm và tự hạ thấp mình để nổi tiếng bằng mọi giá cũng có nghĩa là họ không còn liêm sỉ nữa và mọi sự phê phán đối với họ chỉ là “Câu nói ác chết trong tai kẻ điếc”.
Vậy thì, hãy để những con người đó là con sâu đục thân, đục chính thân thể của họ. Hãy để họ là những con mối ngu dốt đục đê một cách khoái trá, nhưng khi nước tràn vào, tổ mối sụt, chính chúng cũng bị dòng nước lũ cuốn trôi .
Ngày xưa nó có bệnh "rồ hoa mướp", đầu hè, đàn bà, con gái những người phụ nữ đến tuổi yêu bị dị ứng với phấn hoa, cứ đến mùa hoa mướp nở là người ta bị rồ tình, gọi là rồ hoa mướp. Sau khi hết thời kì phấn hoa mướp người ta lại trở lại bình thường. Nhưng bây giờ bệnh nghiện khoe thân, bệnh nghiện sexy, nghiện tạo scandal... của sao Việt là rồ hoa mướp quanh năm, không thể chữa trị nổi.
"Người dại cởi truồng người khôn xấu mặt" |
Ngay từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên, Hippocrates, tác giả của Lời thề Hippocrates đã nói: “Bệnh mà thuốc không chữa được đã có sắt, sắt không chữa được đã có lửa”, vậy thì cái bệnh thích gây thảm hoạ để nổi tiếng của “các ngôi sao đom đóm” Việt mà lửa không chữa được thì phải coi đó là căn bệnh vô phương cứu chữa”.
Thôi thì cứ coi họ là những con sâu đục thân đang tự đục vào thân mình, làm cho chính mình mục ruỗng.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
An Yên(thực hiện)
Bình luận