(VTC News) - Ranh giới của đúng sai, của những quy tắc chung, kỷ cương phép nước đã và đang bị phá vỡ bởi 'mối quan hệ', đẩy đất nước đến hiểm họa khôn lường.
Tôn trọng và tuân theo những quy tắc chung là tiền đề để xây dựng một đất nước văn minh, khoa học và tiến bộ.
Quy tắc chung - đó là hệ thống hiến pháp, pháp luật của một quốc gia; là những nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; là những tiêu chuẩn công nghệ, chất lượng của một sản phẩm, hàng hóa; là những gì đang hiện hữu xung quanh chúng ta, từ những biển báo giao thông, xếp hàng ở nơi công cộng, đổ rác đúng nơi quy định cho đến những chuẩn mực về cách cư xử giữa các thành viên trong một gia đình.
Phá vỡ chuẩn mực đạo đức, luật pháp
Nhưng ở đất nước chúng ta, ranh giới của những đúng sai, ranh giới của những quy tắc chung đó đã và đang bị phá vỡ bởi mối quan hệ.
Chỉ một cuộc gọi cho người quen, vào bệnh viện khám chữa bệnh không cần phải xếp hàng như những bệnh nhân khác; vi phạm luật giao thông chắc hẳn cũng sẽ được bỏ qua nếu bạn quen biết hoặc bạn là người trong ngành; chuyện con cháu, bạn bè, người thân quen nhờ xin việc từ lâu đã chẳng còn xa lạ.
Không phải đến tận bây giờ những điều như vậy mới trở nên quen thuộc mà chúng đã gắn bó cùng chúng ta cả ngàn năm nay rồi, do dư âm của chế độ phong kiến- chế độ cha truyền con nối vẫn còn, cho nên "một người làm quan cả họ được nhờ".
Và những người có khả năng "hô mưa gọi gió, đổi trắng thay đen", sẵn sàng phá vỡ ranh giới của những quy tắc chung đó vẫn đang được thần tượng và ngưỡng mộ.
Họ có thế là một quan chức, một bác sỹ, một công an, một doanh nhân, một kỹ sư,... họ có thể là bạn, họ có thể là tôi, và cũng có thể là một ai đó trong số những bạn bè, người thân của chúng ta.
Để có mối quan hệ, thay vì chăm chỉ rèn luyện tài năng, tu dưỡng đạo đức để trở thành một người không thể bị từ chối, một người thú vị mà nhiều người muốn kết thân, thì nay lại chăm chăm học lối sống xu nịnh, văn hóa quà cáp, văn hóa bia rượu được hình thành.
Để có mối quan hệ, thay vì cố gắng vươn lên khẳng định tài năng thì nay lại tìm cách hãm hại, vùi dập người khác, thói ghen ghét, đố kỵ, gian dối cũng từ đó mà ra.
Và để có mối quan hệ, người ta chấp nhận sống hèn nhát, an phận thủ thường, không dám lên tiếng trước những bất công. Thói cả nể, lấp liếm, bao che, thiếu minh bạch cũng từ đó mà ra.
Hiểm họa ngày càng rõ
Và một khi ranh giới của những quy tắc chung bị phá vỡ cũng là khi pháp luật không còn đủ sức răn đe; những nội quy, quy định không còn được tôn trọng và tuân theo; những tiêu chuẩn công nghệ, những chuẩn mực đạo đức cũng chẳng còn được đoái hoài.
Nếu không phải làm vì mình, vì những người thân của mình thì cũng chẳng cần quan tâm sạch bẩn thế nào, an toàn hay không. Nếu không phải làm vì mình, vì người thân của mình thì những sản phẩm, đồ dùng làm ra cũng chẳng còn được tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết. Nếu mang tư tưởng đó vào trong quản lý, kinh doanh, sản xuất công nghiệp thì thật là tai hại.
Chẳng thế mà những bản hợp đồng đang dần được ký kết trên bàn nhậu thay vì được đánh giá, kiểm định một cách cẩn thận theo các quy định.
Hệ lụy của nó là những công trình mọc lên vừa mới xong thì nay lại đã hỏng; những dự án thiếu những suy xét, tính toán cho mai sau gây thất thoát, lãng phí tài sản của công, hủy hoại môi trường.
Rồi nhiều loại hàng hóa độc hại, kém chất lượng được tràn vào, phá hoại nền sản xuất của ta, làm dòng giống dân ta suy kiệt.
Và chẳng cần đến những con số thống kê về khoản nợ công mà mỗi người dân đang phải gồng gánh, chẳng cần đến những con số về tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp, số người chết vì tai nạn giao thông, số ca mắc bệnh ung thư, hay số vụ phạm tội trộm cắp, cướp giật, giết người,... mới biết được đất nước ta đang trong tình trạng nguy hiểm, kinh tế khó khăn, đạo đức suy thoái; mà bạn có thể cảm nhận thông qua cuộc sống hàng ngày.
Đó là khi bạn không biết lựa chọn loại thực phẩm, đồ uống nào để không bị độc hại, đó là khi bạn không còn cảm thấy yên tâm mỗi khi đeo một chiếc túi, dừng xe bên lề đường để nghe một cuộc điện thoại hay những hôm phải về khuya vắng một mình.
Đó là nỗi lo lắng của cả một dân tộc đang phải đối mặt với bao hệ lụy. Nó khiến các nhà chính trị trăn trở trong từng quyết định; khiến bao doanh nghiệp do dự với những kế hoạch dài hạn; khiến bao sinh viên hoang mang khi cầm tấm bằng trên tay, chọn việc để làm, chọn lẽ để sống; và khiến bao gia đình tan nát vì những tệ nạn nay đang len lỏi vào trong từng ngõ ngách, thôn xóm.
Từ sức mạnh thành hiểm họa
Mối quan hệ không ở đâu xa lạ, nó đang ở trong chính bản thân mỗi chúng ta. Nó xuất phát từ tình yêu thương dành cho gia đình, con cái, bạn bè, người thân. Nó được hun đúc qua hàng ngàn năm đấu tranh chống quân xâm lược, gắn bó nhau qua mỗi trận thiên tai, nó câu kết nên cộng đồng làng xã, hình thành nên văn hóa vùng miền.
Mối quan hệ - nó thực sự là sức mạnh, nó làm thay đổi cuộc đời của một con người, làm thay đổi tình trạng trì trệ của một doanh nghiệp và cũng có thể làm xoay vần, chuyển bánh đưa một triều đại lịch sử sang trang mới.
Nhưng chính nó cũng là những con sâu mọt đang gặm nhấm, âm thầm phá vỡ ranh giới của những quy tắc chung, khiến đất nước phải gánh những hệ lụy nguy hiểm, thậm chí đưa quốc gia đến chỗ suy tàn.
Để 'quan hệ' không còn đất sống
Hãy để mối quan hệ bộc bạch cho sự thông tuệ, cho sự công bằng, cho trọng dụng người tài, cho khát khao xây dựng và phát triển đất nước bằng những việc làm cụ thể sau đây:
Lập lại trật tự, kỷ cương phép nước, với quyết tâm cùng nhau thiết lập nên những quy tắc chung, từ những điều lớn nhất cho tới những điều nhỏ nhất, từ những điều luật trong các văn bản pháp luật cho đến khoảng thời gian chờ của những tín hiệu đèn đường, ....
Đó phải là những quy tắc khoa học nhất, chặt chẽ nhất, rõ ràng nhất, mà không một thế lực nào, không một mối quan hệ nào có thể phá vỡ, dựa trên tinh thần:
+ Một dân tộc khao khát vươn lên, phát triển bằng yếu tố nội lực của toàn dân, thúc đẩy sự vươn lên của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Đặt mình vào vị trí của nhân dân để lắng nghe nhân dân mong chờ điều gì; đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để biết người tiêu dùng mong muốn được sử dụng những sản phẩm như thế nào; đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết khách hàng mong chờ được đối xử như thế nào.
+ Đặt mình vào vị trí của những người lương thiện, những người làm ăn chân chính để biết những người lương thiện, những người làm ăn chân chính mong chờ được bảo vệ như thế nào.
Để những bệnh nhân nghèo có cơ hội qua được cơn bạo bệnh.
Để những người khách thập phương có thể đến được nơi họ muốn tìm với những biển chỉ dẫn mà không vi phạm luật giao thông.
Để những người lương thiện không phải đánh mất bản ngã của mình mới có thể chăm lo, bảo vệ được cho gia đình, con cái.
Để những người làm ăn chân chính có thể thu được lợi nhuận trên những cánh đồng, nhà máy, doanh nghiệp của mình.
Để những bạn trẻ khát khao theo đuổi đam mê, chăm chỉ rèn luyện tài năng được làm công việc mình yêu thích.
Một khi những quy tắc chung được thiết lập thì phải công bố trên nhiều phương tiện để cho dân nắm thật chắc, để dân tôn trọng pháp luật, tôn trọng những quy tắc chung mà tuân theo chứ không phải sợ hãi mà trốn tránh.
Khi những quy tắc chung đó được ban hành, thì tất cả mọi người phải cùng nghiêm chỉnh thực thi. Dù có là ai, dù có là gì, và dù có xảy ra bất cứ điều gì đi chăng nữa, những kẻ hiên ngang phá vỡ ranh giới của những quy tắc chung đó nhất định phải bị nghiêm trị.
Càng những những người có mối quan hệ, càng phải chứng tỏ mình là người tài giỏi hơn người, xứng đáng được tổ chức lựa chọn, nhân dân giao phó; càng những người thực thi công lý, càng phải chấp hành nghiêm túc nhất để làm gương cho dân.
Thực hiện được những điều này đó là nỗ lực của cả một dân tộc, đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải nghiêm khắc với chính bản thân mình, nghiêm khắc với những người thân của mình cũng chính là nghiêm khắc với vận mệnh của dân tộc.
Nhưng cải cách sâu xa nhất đó chính là giáo dục, điều mà người phương Tây, người Nhật, người Israel, người Hàn, người Singapore,... đã đi trước chúng ta rất rất nhiều năm rồi.
Dạy cho con trẻ sớm biết tự lập từ những điều nhỏ nhất, để khi lớn lên chúng không còn ỷ lại vào bố mẹ và người thân.
Dạy cho con trẻ biết tôn trọng và tuân theo những quy tắc chung, để khi lớn lên chúng là những công dân tốt.
Dạy cho con trẻ biết yêu quê hương, đất nước, biết tôn trọng những người xung quanh, biết rung cảm trước những điều tốt đẹp, để khi lớn lên, chúng là những công dân có trách nhiệm với đất nước.
Và dạy cho con trẻ dám ước mơ, dám khát khao theo đuổi đam mê, để khi lớn lên chúng trở thành những chủ nhân thực sự của đất nước mà không cần đến một cái-gọi-là-quan-hệ nào như bây giờ.
Độc giả có đồng tình với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến của mình vào box bình luận bên dưới.
Mai Đức Luân
Tôn trọng và tuân theo những quy tắc chung là tiền đề để xây dựng một đất nước văn minh, khoa học và tiến bộ.
Quy tắc chung - đó là hệ thống hiến pháp, pháp luật của một quốc gia; là những nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; là những tiêu chuẩn công nghệ, chất lượng của một sản phẩm, hàng hóa; là những gì đang hiện hữu xung quanh chúng ta, từ những biển báo giao thông, xếp hàng ở nơi công cộng, đổ rác đúng nơi quy định cho đến những chuẩn mực về cách cư xử giữa các thành viên trong một gia đình.
Phá vỡ chuẩn mực đạo đức, luật pháp
Nhưng ở đất nước chúng ta, ranh giới của những đúng sai, ranh giới của những quy tắc chung đó đã và đang bị phá vỡ bởi mối quan hệ.
Chỉ một cuộc gọi cho người quen, vào bệnh viện khám chữa bệnh không cần phải xếp hàng như những bệnh nhân khác; vi phạm luật giao thông chắc hẳn cũng sẽ được bỏ qua nếu bạn quen biết hoặc bạn là người trong ngành; chuyện con cháu, bạn bè, người thân quen nhờ xin việc từ lâu đã chẳng còn xa lạ.
Không phải đến tận bây giờ những điều như vậy mới trở nên quen thuộc mà chúng đã gắn bó cùng chúng ta cả ngàn năm nay rồi, do dư âm của chế độ phong kiến- chế độ cha truyền con nối vẫn còn, cho nên "một người làm quan cả họ được nhờ".
Và những người có khả năng "hô mưa gọi gió, đổi trắng thay đen", sẵn sàng phá vỡ ranh giới của những quy tắc chung đó vẫn đang được thần tượng và ngưỡng mộ.
Họ có thế là một quan chức, một bác sỹ, một công an, một doanh nhân, một kỹ sư,... họ có thể là bạn, họ có thể là tôi, và cũng có thể là một ai đó trong số những bạn bè, người thân của chúng ta.
Để có mối quan hệ, thay vì chăm chỉ rèn luyện tài năng, tu dưỡng đạo đức để trở thành một người không thể bị từ chối, một người thú vị mà nhiều người muốn kết thân, thì nay lại chăm chăm học lối sống xu nịnh, văn hóa quà cáp, văn hóa bia rượu được hình thành.
Để có mối quan hệ, thay vì cố gắng vươn lên khẳng định tài năng thì nay lại tìm cách hãm hại, vùi dập người khác, thói ghen ghét, đố kỵ, gian dối cũng từ đó mà ra.
Và để có mối quan hệ, người ta chấp nhận sống hèn nhát, an phận thủ thường, không dám lên tiếng trước những bất công. Thói cả nể, lấp liếm, bao che, thiếu minh bạch cũng từ đó mà ra.
Hiểm họa ngày càng rõ
Và một khi ranh giới của những quy tắc chung bị phá vỡ cũng là khi pháp luật không còn đủ sức răn đe; những nội quy, quy định không còn được tôn trọng và tuân theo; những tiêu chuẩn công nghệ, những chuẩn mực đạo đức cũng chẳng còn được đoái hoài.
Nếu không phải làm vì mình, vì những người thân của mình thì cũng chẳng cần quan tâm sạch bẩn thế nào, an toàn hay không. Nếu không phải làm vì mình, vì người thân của mình thì những sản phẩm, đồ dùng làm ra cũng chẳng còn được tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết. Nếu mang tư tưởng đó vào trong quản lý, kinh doanh, sản xuất công nghiệp thì thật là tai hại.
Chẳng thế mà những bản hợp đồng đang dần được ký kết trên bàn nhậu thay vì được đánh giá, kiểm định một cách cẩn thận theo các quy định.
Hệ lụy của nó là những công trình mọc lên vừa mới xong thì nay lại đã hỏng; những dự án thiếu những suy xét, tính toán cho mai sau gây thất thoát, lãng phí tài sản của công, hủy hoại môi trường.
Rồi nhiều loại hàng hóa độc hại, kém chất lượng được tràn vào, phá hoại nền sản xuất của ta, làm dòng giống dân ta suy kiệt.
Và chẳng cần đến những con số thống kê về khoản nợ công mà mỗi người dân đang phải gồng gánh, chẳng cần đến những con số về tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp, số người chết vì tai nạn giao thông, số ca mắc bệnh ung thư, hay số vụ phạm tội trộm cắp, cướp giật, giết người,... mới biết được đất nước ta đang trong tình trạng nguy hiểm, kinh tế khó khăn, đạo đức suy thoái; mà bạn có thể cảm nhận thông qua cuộc sống hàng ngày.
Đó là khi bạn không biết lựa chọn loại thực phẩm, đồ uống nào để không bị độc hại, đó là khi bạn không còn cảm thấy yên tâm mỗi khi đeo một chiếc túi, dừng xe bên lề đường để nghe một cuộc điện thoại hay những hôm phải về khuya vắng một mình.
Đó là nỗi lo lắng của cả một dân tộc đang phải đối mặt với bao hệ lụy. Nó khiến các nhà chính trị trăn trở trong từng quyết định; khiến bao doanh nghiệp do dự với những kế hoạch dài hạn; khiến bao sinh viên hoang mang khi cầm tấm bằng trên tay, chọn việc để làm, chọn lẽ để sống; và khiến bao gia đình tan nát vì những tệ nạn nay đang len lỏi vào trong từng ngõ ngách, thôn xóm.
Từ sức mạnh thành hiểm họa
Mối quan hệ không ở đâu xa lạ, nó đang ở trong chính bản thân mỗi chúng ta. Nó xuất phát từ tình yêu thương dành cho gia đình, con cái, bạn bè, người thân. Nó được hun đúc qua hàng ngàn năm đấu tranh chống quân xâm lược, gắn bó nhau qua mỗi trận thiên tai, nó câu kết nên cộng đồng làng xã, hình thành nên văn hóa vùng miền.
Mối quan hệ - nó thực sự là sức mạnh, nó làm thay đổi cuộc đời của một con người, làm thay đổi tình trạng trì trệ của một doanh nghiệp và cũng có thể làm xoay vần, chuyển bánh đưa một triều đại lịch sử sang trang mới.
Nhưng chính nó cũng là những con sâu mọt đang gặm nhấm, âm thầm phá vỡ ranh giới của những quy tắc chung, khiến đất nước phải gánh những hệ lụy nguy hiểm, thậm chí đưa quốc gia đến chỗ suy tàn.
Để 'quan hệ' không còn đất sống
Hãy để mối quan hệ bộc bạch cho sự thông tuệ, cho sự công bằng, cho trọng dụng người tài, cho khát khao xây dựng và phát triển đất nước bằng những việc làm cụ thể sau đây:
Lập lại trật tự, kỷ cương phép nước, với quyết tâm cùng nhau thiết lập nên những quy tắc chung, từ những điều lớn nhất cho tới những điều nhỏ nhất, từ những điều luật trong các văn bản pháp luật cho đến khoảng thời gian chờ của những tín hiệu đèn đường, ....
Đó phải là những quy tắc khoa học nhất, chặt chẽ nhất, rõ ràng nhất, mà không một thế lực nào, không một mối quan hệ nào có thể phá vỡ, dựa trên tinh thần:
+ Một dân tộc khao khát vươn lên, phát triển bằng yếu tố nội lực của toàn dân, thúc đẩy sự vươn lên của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Đặt mình vào vị trí của nhân dân để lắng nghe nhân dân mong chờ điều gì; đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để biết người tiêu dùng mong muốn được sử dụng những sản phẩm như thế nào; đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết khách hàng mong chờ được đối xử như thế nào.
+ Đặt mình vào vị trí của những người lương thiện, những người làm ăn chân chính để biết những người lương thiện, những người làm ăn chân chính mong chờ được bảo vệ như thế nào.
Để những bệnh nhân nghèo có cơ hội qua được cơn bạo bệnh.
Để những người khách thập phương có thể đến được nơi họ muốn tìm với những biển chỉ dẫn mà không vi phạm luật giao thông.
Để những người lương thiện không phải đánh mất bản ngã của mình mới có thể chăm lo, bảo vệ được cho gia đình, con cái.
Để những người làm ăn chân chính có thể thu được lợi nhuận trên những cánh đồng, nhà máy, doanh nghiệp của mình.
Để những bạn trẻ khát khao theo đuổi đam mê, chăm chỉ rèn luyện tài năng được làm công việc mình yêu thích.
Một khi những quy tắc chung được thiết lập thì phải công bố trên nhiều phương tiện để cho dân nắm thật chắc, để dân tôn trọng pháp luật, tôn trọng những quy tắc chung mà tuân theo chứ không phải sợ hãi mà trốn tránh.
Khi những quy tắc chung đó được ban hành, thì tất cả mọi người phải cùng nghiêm chỉnh thực thi. Dù có là ai, dù có là gì, và dù có xảy ra bất cứ điều gì đi chăng nữa, những kẻ hiên ngang phá vỡ ranh giới của những quy tắc chung đó nhất định phải bị nghiêm trị.
Càng những những người có mối quan hệ, càng phải chứng tỏ mình là người tài giỏi hơn người, xứng đáng được tổ chức lựa chọn, nhân dân giao phó; càng những người thực thi công lý, càng phải chấp hành nghiêm túc nhất để làm gương cho dân.
Thực hiện được những điều này đó là nỗ lực của cả một dân tộc, đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải nghiêm khắc với chính bản thân mình, nghiêm khắc với những người thân của mình cũng chính là nghiêm khắc với vận mệnh của dân tộc.
Nhưng cải cách sâu xa nhất đó chính là giáo dục, điều mà người phương Tây, người Nhật, người Israel, người Hàn, người Singapore,... đã đi trước chúng ta rất rất nhiều năm rồi.
Dạy cho con trẻ sớm biết tự lập từ những điều nhỏ nhất, để khi lớn lên chúng không còn ỷ lại vào bố mẹ và người thân.
Dạy cho con trẻ biết tôn trọng và tuân theo những quy tắc chung, để khi lớn lên chúng là những công dân tốt.
Dạy cho con trẻ biết yêu quê hương, đất nước, biết tôn trọng những người xung quanh, biết rung cảm trước những điều tốt đẹp, để khi lớn lên, chúng là những công dân có trách nhiệm với đất nước.
Và dạy cho con trẻ dám ước mơ, dám khát khao theo đuổi đam mê, để khi lớn lên chúng trở thành những chủ nhân thực sự của đất nước mà không cần đến một cái-gọi-là-quan-hệ nào như bây giờ.
Độc giả có đồng tình với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến của mình vào box bình luận bên dưới.
Mai Đức Luân
Bình luận