Kỳ thi THPT quốc gia, cha và con cùng đi thi. Cha đạt 21,25 điểm (khối C), con đạt 18,25 điểm (khối A).
Niềm vui nhân đôi khiến ngôi nhà trọ ở đường Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM của gia đình anh Nguyễn Đình Tùng những ngày này luôn rộn rã tiếng cười.
“Được đi học trở lại sau 29 năm lo làm ăn, buôn bán tôi hào hứng lắm. Tuần đầu tiên đi học tôi muốn quay lại học lớp… 9 vì kiến thức đã quên sạch, không biết bắt đầu từ đâu, nhất là toán, tiếng Anh.
Cũng may các bạn cùng lớp bằng tuổi... con mình động viên: “Bố cứ học đi, nếu chưa hiểu thì hỏi thầy, hỏi tụi con!”. Thầy cô giáo cũng tư vấn cho mình cách học của người lớn tuổi: không tham học hết một lần mà học kiểu rỉ rả, mưa dầm thấm lâu. Đến kỳ thi thì cầm sách vở đi hỏi thầy, hỏi bạn, mượn sách vở photo để học…”- anh Tùng bắt đầu câu chuyện của mình như thế.
Làm đủ nghề để dồn tiền cho việc học
Câu chuyện bắt đầu khi đôi vợ chồng trẻ ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh quyết định Nam tiến để làm ăn cách đây 15 năm, mang theo hai đứa con nhỏ nheo nhóc.
Đứa lớn học lớp 4, đứa nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Anh Tùng (1971) và vợ là chị Nguyễn Thị Huế (1973) bắt đầu rong ruổi mưu sinh trên đường phố Sài Gòn bằng nghề bán trái cây. Bán trái cây dạo năm năm, hai vợ chồng chuyển sang nghề bỏ mối áo quần ở các chợ.
Đến năm 2009 anh chị Tùng vay mượn thêm để mua một miếng đất 27m2 làm vốn. Song song với nghề bán áo quần, anh Tùng bắt đầu tìm hiểu về đất đai, xây dựng để làm ăn thêm.
Cuộc sống khá hơn, mỗi lần vãn khách ở chợ, anh ngồi ngẫm nghĩ về thời khó khăn những năm 1986 khiến anh phải bỏ học khi chỉ vừa học hết cấp II. Ước mơ được đi học tiếp để tốt nghiệp phổ thông vẫn còn, và phần nữa là muốn học để có thể kèm cặp việc học của hai con.
Năm 2012, anh Tùng quyết định làm hồ sơ đi học bổ túc lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Phú. Việc đi giao hàng tại các chợ phải ngưng, hai vợ chồng thuê miếng đất nhỏ 4m2 ở đường Ấp Chiến Lược, phường Bình Hưng Hòa, giăng bạt, dù, treo quần áo bán buổi sáng và buổi chiều tối.
Người bán hàng ham học
Người dân khu chợ tự phát trên đường Ấp Chiến Lược đã quen với hình ảnh sáng sáng vợ chồng anh Tùng dọn hàng ra, mở dù, treo áo quần, rồi anh Tùng ôm lấy cuốn sách ngồi lẫn trong gian hàng của mình cặm cụi nghiên cứu, chỉ ngẩng đầu lên khi có khách hỏi mua hàng.
Buổi tối, vợ bán hàng, chồng cắp sách đến trường, cứ như thế suốt ba năm. Năm lớp 12, việc học bắt đầu nặng, hai vợ chồng phải nghỉ một buổi, bán một buổi để anh có thời gian ôn tập trước kỳ thi quốc gia.
Nhà anh chị chất đầy sách, vở, tài liệu ôn tập của hai cha con, khi con trai út của anh cũng đang ôn thi. Lo nhất là môn toán nên cứ đi học về, ăn vội chén cơm rồi anh Tùng mang bài toán khó qua hỏi một người hàng xóm là giáo viên dạy toán.
Đến gần kỳ thi, từ 16 - 19g, anh Tùng học chung với các bạn cùng lớp, chia nhau khảo bài và luyện đi luyện lại cho đến khi thuộc.
Dù đi đâu, giỏ trước chiếc xe Dream của anh cũng luôn kẹp cuốn sách đang học dở. Không chỉ học sách vở cơ bản, anh Tùng còn chịu khó đi mượn tài liệu các thầy cô soạn hay sách tham khảo, nâng cao để ôn tập thêm.
Anh Tùng kể về những ngày đi thi tốt nghiệp: “Ôn kỹ lắm, đến mức hỏi câu nào là trả lời như cháo, không ấp úng, nên đi thi tâm trạng tôi rất thoải mái. Do lớn tuổi nên các giám thị cũng xem xét mình rất kỹ và lo sợ mình… thi hộ. Thi bốn môn đều được xếp ngồi bàn đầu. Thoát được môn toán là thấy nhẹ nhõm rồi, ba môn văn, sử, địa thì mình không lo lắng gì vì đã học và đọc nhiều lắm rồi”.
Khi biết tin tổng điểm thi khối C là 21,25, điều đầu tiên anh làm là gọi điện cho cô giáo dạy môn sử.
“Khi báo cho cô mình đạt 8,75 điểm môn sử, mình mới biết đó là điểm số cao nhất của môn này ở lớp bổ túc buổi tối. Muốn báo cho cô bởi số HS thi môn sử rất ít, và không phải ai cũng tâm huyết với môn học này”.
Trong ba năm học THPT, điểm trung bình môn sử của anh Tùng luôn cao nhất lớp, năm lớp 12 là 9,3. Anh Tùng nói anh rất thích tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và có khả năng ghi nhớ ngày tháng, số liệu của các trận đánh rất tốt.
Đạt điểm khối C khá cao nhưng anh Tùng lại thiết tha với ngành quản trị kinh doanh, với mong muốn kiến thức ngành này sẽ bổ trợ cho công việc buôn bán của mình sau này. Hiện anh đang suy tính để chọn một ngành học tại chức ở một trường ĐH (học buổi tối) để dành thời gian ban ngày lo việc buôn bán và gia đình.
Nguồn: Tuổi trẻ
Niềm vui nhân đôi khiến ngôi nhà trọ ở đường Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM của gia đình anh Nguyễn Đình Tùng những ngày này luôn rộn rã tiếng cười.
“Được đi học trở lại sau 29 năm lo làm ăn, buôn bán tôi hào hứng lắm. Tuần đầu tiên đi học tôi muốn quay lại học lớp… 9 vì kiến thức đã quên sạch, không biết bắt đầu từ đâu, nhất là toán, tiếng Anh.
Cũng may các bạn cùng lớp bằng tuổi... con mình động viên: “Bố cứ học đi, nếu chưa hiểu thì hỏi thầy, hỏi tụi con!”. Thầy cô giáo cũng tư vấn cho mình cách học của người lớn tuổi: không tham học hết một lần mà học kiểu rỉ rả, mưa dầm thấm lâu. Đến kỳ thi thì cầm sách vở đi hỏi thầy, hỏi bạn, mượn sách vở photo để học…”- anh Tùng bắt đầu câu chuyện của mình như thế.
Thời gian rảnh hai cha con anh Tùng vẫn thường cùng nhau đọc sách lịch sử và kiểm tra kiến thức của nhau - Ảnh: Tuổi Trẻ. |
Làm đủ nghề để dồn tiền cho việc học
Câu chuyện bắt đầu khi đôi vợ chồng trẻ ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh quyết định Nam tiến để làm ăn cách đây 15 năm, mang theo hai đứa con nhỏ nheo nhóc.
Đứa lớn học lớp 4, đứa nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Anh Tùng (1971) và vợ là chị Nguyễn Thị Huế (1973) bắt đầu rong ruổi mưu sinh trên đường phố Sài Gòn bằng nghề bán trái cây. Bán trái cây dạo năm năm, hai vợ chồng chuyển sang nghề bỏ mối áo quần ở các chợ.
Đến năm 2009 anh chị Tùng vay mượn thêm để mua một miếng đất 27m2 làm vốn. Song song với nghề bán áo quần, anh Tùng bắt đầu tìm hiểu về đất đai, xây dựng để làm ăn thêm.
Cuộc sống khá hơn, mỗi lần vãn khách ở chợ, anh ngồi ngẫm nghĩ về thời khó khăn những năm 1986 khiến anh phải bỏ học khi chỉ vừa học hết cấp II. Ước mơ được đi học tiếp để tốt nghiệp phổ thông vẫn còn, và phần nữa là muốn học để có thể kèm cặp việc học của hai con.
Năm 2012, anh Tùng quyết định làm hồ sơ đi học bổ túc lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Phú. Việc đi giao hàng tại các chợ phải ngưng, hai vợ chồng thuê miếng đất nhỏ 4m2 ở đường Ấp Chiến Lược, phường Bình Hưng Hòa, giăng bạt, dù, treo quần áo bán buổi sáng và buổi chiều tối.
Người bán hàng ham học
Người dân khu chợ tự phát trên đường Ấp Chiến Lược đã quen với hình ảnh sáng sáng vợ chồng anh Tùng dọn hàng ra, mở dù, treo áo quần, rồi anh Tùng ôm lấy cuốn sách ngồi lẫn trong gian hàng của mình cặm cụi nghiên cứu, chỉ ngẩng đầu lên khi có khách hỏi mua hàng.
Buổi tối, vợ bán hàng, chồng cắp sách đến trường, cứ như thế suốt ba năm. Năm lớp 12, việc học bắt đầu nặng, hai vợ chồng phải nghỉ một buổi, bán một buổi để anh có thời gian ôn tập trước kỳ thi quốc gia.
Nhà anh chị chất đầy sách, vở, tài liệu ôn tập của hai cha con, khi con trai út của anh cũng đang ôn thi. Lo nhất là môn toán nên cứ đi học về, ăn vội chén cơm rồi anh Tùng mang bài toán khó qua hỏi một người hàng xóm là giáo viên dạy toán.
Đến gần kỳ thi, từ 16 - 19g, anh Tùng học chung với các bạn cùng lớp, chia nhau khảo bài và luyện đi luyện lại cho đến khi thuộc.
Dù đi đâu, giỏ trước chiếc xe Dream của anh cũng luôn kẹp cuốn sách đang học dở. Không chỉ học sách vở cơ bản, anh Tùng còn chịu khó đi mượn tài liệu các thầy cô soạn hay sách tham khảo, nâng cao để ôn tập thêm.
Anh Tùng kể về những ngày đi thi tốt nghiệp: “Ôn kỹ lắm, đến mức hỏi câu nào là trả lời như cháo, không ấp úng, nên đi thi tâm trạng tôi rất thoải mái. Do lớn tuổi nên các giám thị cũng xem xét mình rất kỹ và lo sợ mình… thi hộ. Thi bốn môn đều được xếp ngồi bàn đầu. Thoát được môn toán là thấy nhẹ nhõm rồi, ba môn văn, sử, địa thì mình không lo lắng gì vì đã học và đọc nhiều lắm rồi”.
Khi biết tin tổng điểm thi khối C là 21,25, điều đầu tiên anh làm là gọi điện cho cô giáo dạy môn sử.
“Khi báo cho cô mình đạt 8,75 điểm môn sử, mình mới biết đó là điểm số cao nhất của môn này ở lớp bổ túc buổi tối. Muốn báo cho cô bởi số HS thi môn sử rất ít, và không phải ai cũng tâm huyết với môn học này”.
Trong ba năm học THPT, điểm trung bình môn sử của anh Tùng luôn cao nhất lớp, năm lớp 12 là 9,3. Anh Tùng nói anh rất thích tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và có khả năng ghi nhớ ngày tháng, số liệu của các trận đánh rất tốt.
Đạt điểm khối C khá cao nhưng anh Tùng lại thiết tha với ngành quản trị kinh doanh, với mong muốn kiến thức ngành này sẽ bổ trợ cho công việc buôn bán của mình sau này. Hiện anh đang suy tính để chọn một ngành học tại chức ở một trường ĐH (học buổi tối) để dành thời gian ban ngày lo việc buôn bán và gia đình.
Bình luận