Cãi cọ nhau là chuyện thường ngày ở bất cứ gia đình nào có từ hai con trở lên. Là người phải chịu đựng nhiều nhất, các bà mẹ chỉ ước giá như “chúng” để yên cho mình lấy một phút thôi.
Nhưng trước khi tìm cách ngăn cản, tốt nhất vẫn là tìm hiểu kỹ bản chất của sự việc. Qua đó, bạn mới có biện pháp sử xự đúng đắn thay vì dọa nạt hay mua chuộc.
“Chành chọe” là điều không thể tránh khỏi và cũng không nên tìm cách loại trừ hoàn toàn. Nếu nhà bạn không xảy ra “chiến sự” thì thành thật mà nói, không nên lấy đó làm điều may mắn. Lúc này, bạn nên nghĩ đến trường hợp một đứa con làm “thống lãnh” và đứa còn lại là “kẻ bị trị”.
Trong khi đó, trẻ dù ở tuổi nào cũng cần có tính quyết đoán đủ để diễn đạt suy nghĩ của bản thân và tranh luận dựa trên những suy nghĩ ấy. Và đây là thói quen tốt trong cuộc sống về sau của trẻ. Vì vậy, có thể nói việc tranh cãi (nhiều khi kèm theo “huơ chân huơ tay”) là dấu hiệu tốt, chấp nhận được song cần có mức độ.
Đừng ngay tức khắc phán quyết mọi tội lỗi là do một trẻ nào, vì việc này có tính chất “ban thưởng” đối với đứa còn lại. Trẻ rất tinh nhạy trong vấn đề xây dựng “hậu phương” theo kiểu đó; kết quả là sự “chành chọe” chỉ ngày một gia tăng, thậm chí để lại dấu ấn không tốt về sự thiên vị của cha mẹ.
Điều các bậc cha mẹ nên làm đầu tiên là khuyến khích trẻ tự mình tìm cách giải quyết vấn đề trên tinh thần mỗi bên tự kiềm chế một chút. Điều này là rất khó với trẻ nhưng có khó mới cho thấy sự khác biệt trong giáo dục con cái của từng gia đình.
Thiết lập giới hạn cho những “hồi còi xe lửa” cũng như các hành vi gây hấn. Có thể cương quyết tách rời những “con gà chọi” ra hai nơi riêng biệt nếu tự thân trẻ không tìm được giải pháp hòa hợp. Trẻ sẽ sớm nhận thấy rằng chơi một mình thì chẳng còn hứng thú gì và cần biết nhường nhịn nhau hơn là để bị tách rời như vậy.
Nên xây dựng mối quan hệ hợp tác và tích cực dựa trên những kế hoạch bất ngờ. Việc bạn tạo ra những kế hoạch nho nhỏ đầy bất ngờ như phân công trẻ cùng giúp đỡ đứa thứ ba hay sang phụ hàng xóm sửa sang lại mảnh vườn... sẽ tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ ý kiến và công việc để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt, qua đó sẽ xây dựng được tình đoàn kết.
Có thể đề ra những ngày của gia đình với yêu cầu mọi thành viên cùng phụ nhau làm một việc gì đó. Điều này sẽ tạo được bầu không khí cởi mở, hiểu nhau hơn và tình thân thiết mỗi cá nhân trong gia đình dành cho nhau sẽ là món quà tốt đẹp sau cùng được mong đợi nhất.
Sự cạnh tranh giữa trẻ với nhau nên khuyến khích, nhưng cần có giới hạn. Thông thường, trẻ sẽ dễ dàng cho rằng mình là ấn tượng nhất khi chiến thắng trong cuộc tranh chấp với các anh chị em, đặc biệt nếu trong lĩnh vực nào đó, trẻ lại nổi bật nhất.
Nhưng bạn nên chỉ cho trẻ thấy rằng chúng vẫn có thể chưa hoàn thiện ở mặt nào đó mà biết đâu đấy lại là điểm mạnh của những người thua cuộc kia. Vậy nên trẻ cần học cách thừa nhận mặt yếu của mình và mặt mạnh của người, điều sẽ giúp tạo nên tinh thần biết đón nhận cái hay, cái mới từ bên ngoài chứ không cục bộ khi trẻ phát triển hơn sau này.
“Chành chọe” là điều không thể tránh khỏi và cũng không nên tìm cách loại trừ hoàn toàn. Nếu nhà bạn không xảy ra “chiến sự” thì thành thật mà nói, không nên lấy đó làm điều may mắn. Lúc này, bạn nên nghĩ đến trường hợp một đứa con làm “thống lãnh” và đứa còn lại là “kẻ bị trị”.
Trong khi đó, trẻ dù ở tuổi nào cũng cần có tính quyết đoán đủ để diễn đạt suy nghĩ của bản thân và tranh luận dựa trên những suy nghĩ ấy. Và đây là thói quen tốt trong cuộc sống về sau của trẻ. Vì vậy, có thể nói việc tranh cãi (nhiều khi kèm theo “huơ chân huơ tay”) là dấu hiệu tốt, chấp nhận được song cần có mức độ.
Đừng ngay tức khắc phán quyết mọi tội lỗi là do một trẻ nào, vì việc này có tính chất “ban thưởng” đối với đứa còn lại. Trẻ rất tinh nhạy trong vấn đề xây dựng “hậu phương” theo kiểu đó; kết quả là sự “chành chọe” chỉ ngày một gia tăng, thậm chí để lại dấu ấn không tốt về sự thiên vị của cha mẹ.
Điều các bậc cha mẹ nên làm đầu tiên là khuyến khích trẻ tự mình tìm cách giải quyết vấn đề trên tinh thần mỗi bên tự kiềm chế một chút. Điều này là rất khó với trẻ nhưng có khó mới cho thấy sự khác biệt trong giáo dục con cái của từng gia đình.
Thiết lập giới hạn cho những “hồi còi xe lửa” cũng như các hành vi gây hấn. Có thể cương quyết tách rời những “con gà chọi” ra hai nơi riêng biệt nếu tự thân trẻ không tìm được giải pháp hòa hợp. Trẻ sẽ sớm nhận thấy rằng chơi một mình thì chẳng còn hứng thú gì và cần biết nhường nhịn nhau hơn là để bị tách rời như vậy.
Nên xây dựng mối quan hệ hợp tác và tích cực dựa trên những kế hoạch bất ngờ. Việc bạn tạo ra những kế hoạch nho nhỏ đầy bất ngờ như phân công trẻ cùng giúp đỡ đứa thứ ba hay sang phụ hàng xóm sửa sang lại mảnh vườn... sẽ tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ ý kiến và công việc để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt, qua đó sẽ xây dựng được tình đoàn kết.
Có thể đề ra những ngày của gia đình với yêu cầu mọi thành viên cùng phụ nhau làm một việc gì đó. Điều này sẽ tạo được bầu không khí cởi mở, hiểu nhau hơn và tình thân thiết mỗi cá nhân trong gia đình dành cho nhau sẽ là món quà tốt đẹp sau cùng được mong đợi nhất.
Sự cạnh tranh giữa trẻ với nhau nên khuyến khích, nhưng cần có giới hạn. Thông thường, trẻ sẽ dễ dàng cho rằng mình là ấn tượng nhất khi chiến thắng trong cuộc tranh chấp với các anh chị em, đặc biệt nếu trong lĩnh vực nào đó, trẻ lại nổi bật nhất.
Nhưng bạn nên chỉ cho trẻ thấy rằng chúng vẫn có thể chưa hoàn thiện ở mặt nào đó mà biết đâu đấy lại là điểm mạnh của những người thua cuộc kia. Vậy nên trẻ cần học cách thừa nhận mặt yếu của mình và mặt mạnh của người, điều sẽ giúp tạo nên tinh thần biết đón nhận cái hay, cái mới từ bên ngoài chứ không cục bộ khi trẻ phát triển hơn sau này.
Theo VnExpress
Bình luận