Lần đầu tiên, những quan chức lớn (cỡ chánh thanh tra, tổng cục phó) của Bộ GTVT đi thi tuyển vào chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Một cuộc thi mà những nhân vật chính được đánh giá là dũng cảm, nhưng dù thế nào đi nữa, không khó nhận ra sự hồi hộp của các quan chức - thí sinh.
"Cũng dậy từ gà gáy"
Theo lịch, đúng 7h sáng sớm 25/4 sẽ khai mạc. Bốn thí sinh (Chánh thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện, Phó tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Cường, Tổng GĐ Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT-Tedi Phạm Hữu Sơn và Tổng GĐ Ban QLDA 2 Phạm Hồng Sơn) đã có mặt đông đủ. Các thí sinh ngồi gần nhau tại hàng ghế thứ 2 (Hội trường tầng 2, trụ sở Bộ GTVT).
Chánh thanh tra Huyện thường ngày vốn ít nói, giờ này lại thêm phần trầm ngâm, dáng ngồi nghiêm túc. Kế bên, Tổng GĐ Tedi Phạm Hữu Sơn lặng như tờ, rất khó đoán tâm trạng. Thường ngày, cánh báo chí muốn gặp ông Sơn Tedi để hỏi chuyện liên quan không phải dễ.
Ngược lại, ông Sơn Ban QLDA 2, miệng lúc nào cũng tươi, nhất là lúc ống kính máy ảnh của báo chí hướng tới. Ông Sơn từng là Tổng GĐ BQLDA đường Hồ Chí Minh, thích ca hát (nghe nói cũng từng sáng tác được nhiều bài và ra đĩa CD). Còn vị Tổng cục phó Đường bộ Nguyễn Xuân Cường trẻ tuổi nhất trong 4 thí sinh (45 tuổi) có vẻ mặt hơi lo lắng. Bình thường khi tiếp xúc với ông Cường cũng ít khi thấy ông cười.
Khi được hỏi sáng thức dậy, bà xã có đồ xôi đỗ không, Chánh thanh tra Huyện cười, nói: "Tôi rất tự tin nên không cần xôi đỗ. Sáng dậy sớm, ăn cơm nhà như mọi khi. Cũng chẳng muốn tuyên ngôn gì nhiều, cứ phải làm thôi". Phó tổng cục Đường bộ Cường cũng tự tin không kém: "Có sự chuẩn bị rồi".
Đã 15 phút trôi qua, 2 trong 15 vị giám khảo chưa tới (Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường do có việc hiếu nên có lý do, còn 1 giám khảo đến muộn). Một cán bộ báo cáo: "Anh ấy đang bị tắc đường". Khoảng thời gian chờ đợi, hội trường nhuốm một màu... sốt ruột. Bốn thí sinh ngồi im lặng, có phần căng thẳng. Ngồi bên cạnh, Hiệu trưởng Đại học GTVT, PGS.TS Trần Đắc Sử, hơi nhíu mày.
Vị thứ trưởng bị tắc đường cuối cùng cũng có mặt. Các thủ tục còn lại y hệt một cuộc thi: Cũng công bố thành phần giám khảo, thí sinh, nội quy, thời gian... Trong đó, đáng lưu ý 2 chi tiết: Các nhà báo được giám sát qua màn hình (vào sáng hôm nay) và có kỷ luật phát ngôn của kỳ thi. Đương nhiên, các thí sinh không được dùng điện thoại và tài liệu để quay cóp. Mà giả sử có muốn quay cóp cũng khó. Phòng thi là một nơi đặc biệt.
Trước khi vào phòng thi, Bộ trưởng Thăng lên trấn an tinh thần 4 thí sinh, đại ý: Việc đăng ký thi lần này thể hiện sự dũng cảm của những người còn đương chức, không sợ mất uy tín. Bởi vì, trong 4 người thi, chỉ có 1 người đỗ.
"Sự có mặt của 4 thí sinh thể hiện sự thành công bước đầu của kỳ thi. Trước đó, tôi có vận động một số giám đốc sở GTVT các tỉnh, họ nói không ngại thi, nhưng nếu chẳng may thi trượt về địa phương khó ăn nói", ông Thăng kể.
Rời phần khai mạc, một cán bộ Ban Nội chính Trung ương (hình như ít người biết sự xuất hiện của nhân vật này) nói với PV: "Đến xem thử ra sao".
Bộ trưởng thích bắt bẻ
Sau những thủ tục cần thiết tại hội trường lớn, 4 thí sinh được đưa về một phòng thi riêng. Đó là một hội trường nhỏ (có tên Phòng họp 2C). Đây là nơi chuyên tiếp khách quốc tế và bàn những chuyện quan trọng của Bộ GTVT. Cách đây không lâu, phòng họp này từng được tổ chức họp khẩn cấp vào ngày nghỉ về nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng trong ngành đường sắt.
Phòng thi nằm trên tầng 2, được bảo vệ canh phòng cẩn mật. Trước khi phát đề thi viết, PV xin được chụp kiểu ảnh có lẽ cả đời những quan chức này chỉ có một lần. Trái với cảnh ngồi nghiêm ngắn 1 giờ trước tại hội trường lớn, lúc này 4 thí sinh trong phòng nhỏ có vẻ tươi hơn. Mỗi ông đeo một chiếc thẻ thí sinh, nhận đề bài rồi nhanh chóng vào vị trí.
Không biết, để các quan chức thi ở phòng này, ban tổ chức có hàm ý gì không. Nói vậy vì lần nào họp (chính tại đây) cũng là một cuộc thi vấn đáp, kiểu: Bộ trưởng hỏi, cấp dưới trả lời. Người viết bài từng chứng kiến cảnh Bộ trưởng Thăng với giọng điệu gay gắt nào là: "Ông phải trả lời thấu đáo", "trách nhiệm của ông đến đâu", "không thể cứ thế mà trả lời người dân được"...
Có đận, cũng tại phòng này, chính ông Thăng còn "quay" cả nhà báo và các chuyên gia giao thông. Lúc đó, ông nói: Các anh phản biện thì dễ, chứ khi nào phải ra tay ký một quyết định sẽ thấy khó khăn ra sao.
Ban giám khảo gồm 15 người, gồm 5 thứ trưởng Bộ GTVT, cán bộ chủ chốt của các cục, vụ và các chuyên gia trong ngành. Trả lời về việc 4 thí sinh dự thi đều là những người quen của ban giám khảo, liệu có tránh được việc vì tình riêng thiên vị, Thứ trưởng GTVT Trương Tấn Viên nói: "Mỗi thí sinh chỉ thân được vài người, không thể thân cả. Người này có quen, người kia cũng quen nên sẽ dung hòa được".
Tóm lại, cuộc họp nào, ông Thăng cũng bắt bẻ đủ đường với cấp dưới-đó chẳng phải một cuộc sát hạch sao. Chắc gì cuộc thi lần này đã khó hơn các cuộc họp có mặt ông bộ trưởng. Tất nhiên, cuộc thi này, Bộ trưởng Thăng và Vụ trưởng Tổ chức tự mình loại khỏi các thành phần liên quan.
Cuộc thi viết dài 4 tiếng. Trộm nghĩ, chắc là có ông ngắn, ông dài đây. Quả thực, Chánh thanh tra GTVT Nguyễn Văn Huyện viết những 6 tờ, vị chi 24 trang giấy. Phóng viên hỏi vui ông, tay ký phạt nhiều chắc quen nên viết nhiều thế? Ông Huyện vốn ít nói, lại cười: "Toàn những việc đã và đang làm cả". Nghe nói các ông Sơn Tedi, ông Cường (Phó tổng cục Đường bộ) cũng tròm trèm 16 trang...
Ngày hôm nay (26/4), 4 thí sinh tiếp tục thuyết trình bảo vệ chương trình hành động "Nếu tôi là tổng cục trưởng" trước ban giám khảo. Hình thức thi: Các ứng viên trình bày kế hoạch hành động trên màn chiếu sau đó trực tiếp trả lời các câu hỏi của ban giám khảo. Ngoài báo chí, bất cứ cán bộ nào muốn theo dõi (qua màn hình) đều khuyến khích.
Điểm thi thuyết trình được công bố ngay sau khi mỗi thí sinh bảo vệ xong Chương trình hành động của mình. Bài thi viết sẽ được bảo quản và các giám khảo chấm tại địa điểm tập trung trong ngày 27 và 28/4 (Chủ nhật và thứ Hai). Chiều ngày 28/4 kết thúc chấm thi, ban giám khảo sẽ công bố kết quả.
Được biết, tới đây, với chức danh Vụ trưởng Vận tải cũng sẽ được tổ chức thi tuyển công khai, với chủ đề duy nhất liên quan đến sự phát triển giao thông vận tải.
» Bộ Giao thông: Muốn 'chạy chức' cũng khó, vì sao?
» Thi tuyển Tổng cục trưởng: Bộ trưởng Thăng lên tiếng
» Thi tuyển Tổng cục trưởng Đường bộ: Ai đủ tiêu chuẩn?
Theo TPO
Một cuộc thi mà những nhân vật chính được đánh giá là dũng cảm, nhưng dù thế nào đi nữa, không khó nhận ra sự hồi hộp của các quan chức - thí sinh.
"Cũng dậy từ gà gáy"
Theo lịch, đúng 7h sáng sớm 25/4 sẽ khai mạc. Bốn thí sinh (Chánh thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện, Phó tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Cường, Tổng GĐ Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT-Tedi Phạm Hữu Sơn và Tổng GĐ Ban QLDA 2 Phạm Hồng Sơn) đã có mặt đông đủ. Các thí sinh ngồi gần nhau tại hàng ghế thứ 2 (Hội trường tầng 2, trụ sở Bộ GTVT).
Bốn thí sinh (ngồi) vào phòng họp 2C của Bộ GTVT để làm bài thi. |
Ngược lại, ông Sơn Ban QLDA 2, miệng lúc nào cũng tươi, nhất là lúc ống kính máy ảnh của báo chí hướng tới. Ông Sơn từng là Tổng GĐ BQLDA đường Hồ Chí Minh, thích ca hát (nghe nói cũng từng sáng tác được nhiều bài và ra đĩa CD). Còn vị Tổng cục phó Đường bộ Nguyễn Xuân Cường trẻ tuổi nhất trong 4 thí sinh (45 tuổi) có vẻ mặt hơi lo lắng. Bình thường khi tiếp xúc với ông Cường cũng ít khi thấy ông cười.
Khi được hỏi sáng thức dậy, bà xã có đồ xôi đỗ không, Chánh thanh tra Huyện cười, nói: "Tôi rất tự tin nên không cần xôi đỗ. Sáng dậy sớm, ăn cơm nhà như mọi khi. Cũng chẳng muốn tuyên ngôn gì nhiều, cứ phải làm thôi". Phó tổng cục Đường bộ Cường cũng tự tin không kém: "Có sự chuẩn bị rồi".
Đã 15 phút trôi qua, 2 trong 15 vị giám khảo chưa tới (Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường do có việc hiếu nên có lý do, còn 1 giám khảo đến muộn). Một cán bộ báo cáo: "Anh ấy đang bị tắc đường". Khoảng thời gian chờ đợi, hội trường nhuốm một màu... sốt ruột. Bốn thí sinh ngồi im lặng, có phần căng thẳng. Ngồi bên cạnh, Hiệu trưởng Đại học GTVT, PGS.TS Trần Đắc Sử, hơi nhíu mày.
Vị thứ trưởng bị tắc đường cuối cùng cũng có mặt. Các thủ tục còn lại y hệt một cuộc thi: Cũng công bố thành phần giám khảo, thí sinh, nội quy, thời gian... Trong đó, đáng lưu ý 2 chi tiết: Các nhà báo được giám sát qua màn hình (vào sáng hôm nay) và có kỷ luật phát ngôn của kỳ thi. Đương nhiên, các thí sinh không được dùng điện thoại và tài liệu để quay cóp. Mà giả sử có muốn quay cóp cũng khó. Phòng thi là một nơi đặc biệt.
Trước khi vào phòng thi, Bộ trưởng Thăng lên trấn an tinh thần 4 thí sinh, đại ý: Việc đăng ký thi lần này thể hiện sự dũng cảm của những người còn đương chức, không sợ mất uy tín. Bởi vì, trong 4 người thi, chỉ có 1 người đỗ.
"Sự có mặt của 4 thí sinh thể hiện sự thành công bước đầu của kỳ thi. Trước đó, tôi có vận động một số giám đốc sở GTVT các tỉnh, họ nói không ngại thi, nhưng nếu chẳng may thi trượt về địa phương khó ăn nói", ông Thăng kể.
Rời phần khai mạc, một cán bộ Ban Nội chính Trung ương (hình như ít người biết sự xuất hiện của nhân vật này) nói với PV: "Đến xem thử ra sao".
Bộ trưởng thích bắt bẻ
Sau những thủ tục cần thiết tại hội trường lớn, 4 thí sinh được đưa về một phòng thi riêng. Đó là một hội trường nhỏ (có tên Phòng họp 2C). Đây là nơi chuyên tiếp khách quốc tế và bàn những chuyện quan trọng của Bộ GTVT. Cách đây không lâu, phòng họp này từng được tổ chức họp khẩn cấp vào ngày nghỉ về nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng trong ngành đường sắt.
Phòng thi nằm trên tầng 2, được bảo vệ canh phòng cẩn mật. Trước khi phát đề thi viết, PV xin được chụp kiểu ảnh có lẽ cả đời những quan chức này chỉ có một lần. Trái với cảnh ngồi nghiêm ngắn 1 giờ trước tại hội trường lớn, lúc này 4 thí sinh trong phòng nhỏ có vẻ tươi hơn. Mỗi ông đeo một chiếc thẻ thí sinh, nhận đề bài rồi nhanh chóng vào vị trí.
Không biết, để các quan chức thi ở phòng này, ban tổ chức có hàm ý gì không. Nói vậy vì lần nào họp (chính tại đây) cũng là một cuộc thi vấn đáp, kiểu: Bộ trưởng hỏi, cấp dưới trả lời. Người viết bài từng chứng kiến cảnh Bộ trưởng Thăng với giọng điệu gay gắt nào là: "Ông phải trả lời thấu đáo", "trách nhiệm của ông đến đâu", "không thể cứ thế mà trả lời người dân được"...
Có đận, cũng tại phòng này, chính ông Thăng còn "quay" cả nhà báo và các chuyên gia giao thông. Lúc đó, ông nói: Các anh phản biện thì dễ, chứ khi nào phải ra tay ký một quyết định sẽ thấy khó khăn ra sao.
Ban giám khảo gồm 15 người, gồm 5 thứ trưởng Bộ GTVT, cán bộ chủ chốt của các cục, vụ và các chuyên gia trong ngành. Trả lời về việc 4 thí sinh dự thi đều là những người quen của ban giám khảo, liệu có tránh được việc vì tình riêng thiên vị, Thứ trưởng GTVT Trương Tấn Viên nói: "Mỗi thí sinh chỉ thân được vài người, không thể thân cả. Người này có quen, người kia cũng quen nên sẽ dung hòa được".
Tóm lại, cuộc họp nào, ông Thăng cũng bắt bẻ đủ đường với cấp dưới-đó chẳng phải một cuộc sát hạch sao. Chắc gì cuộc thi lần này đã khó hơn các cuộc họp có mặt ông bộ trưởng. Tất nhiên, cuộc thi này, Bộ trưởng Thăng và Vụ trưởng Tổ chức tự mình loại khỏi các thành phần liên quan.
Cuộc thi viết dài 4 tiếng. Trộm nghĩ, chắc là có ông ngắn, ông dài đây. Quả thực, Chánh thanh tra GTVT Nguyễn Văn Huyện viết những 6 tờ, vị chi 24 trang giấy. Phóng viên hỏi vui ông, tay ký phạt nhiều chắc quen nên viết nhiều thế? Ông Huyện vốn ít nói, lại cười: "Toàn những việc đã và đang làm cả". Nghe nói các ông Sơn Tedi, ông Cường (Phó tổng cục Đường bộ) cũng tròm trèm 16 trang...
Ngày hôm nay (26/4), 4 thí sinh tiếp tục thuyết trình bảo vệ chương trình hành động "Nếu tôi là tổng cục trưởng" trước ban giám khảo. Hình thức thi: Các ứng viên trình bày kế hoạch hành động trên màn chiếu sau đó trực tiếp trả lời các câu hỏi của ban giám khảo. Ngoài báo chí, bất cứ cán bộ nào muốn theo dõi (qua màn hình) đều khuyến khích.
Điểm thi thuyết trình được công bố ngay sau khi mỗi thí sinh bảo vệ xong Chương trình hành động của mình. Bài thi viết sẽ được bảo quản và các giám khảo chấm tại địa điểm tập trung trong ngày 27 và 28/4 (Chủ nhật và thứ Hai). Chiều ngày 28/4 kết thúc chấm thi, ban giám khảo sẽ công bố kết quả.
Được biết, tới đây, với chức danh Vụ trưởng Vận tải cũng sẽ được tổ chức thi tuyển công khai, với chủ đề duy nhất liên quan đến sự phát triển giao thông vận tải.
» Bộ Giao thông: Muốn 'chạy chức' cũng khó, vì sao?
» Thi tuyển Tổng cục trưởng: Bộ trưởng Thăng lên tiếng
» Thi tuyển Tổng cục trưởng Đường bộ: Ai đủ tiêu chuẩn?
Theo TPO
Bình luận