• Zalo

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội bên dự án nghìn tỷ

Thời sựThứ Ba, 23/05/2023 10:30:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Nhiều năm nay, dân khu vực bãi Tiên (Khánh Hòa) trong vùng Dự án Champarama Resort & Spa sống trong cảnh chật chội.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 1

Dự án Champarama Resort & Spa có địa chỉ tại Khu đất liền ven biển bãi Tiên, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang do Công ty cổ phần Vega City (thuộc tập đoàn KDI Holdings) làm chủ đầu tư theo Quyết định chủ trương đầu tư số 506/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 UBND tỉnh Khánh Hòa. Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư số 37121000389, chứng nhận lần đầu ngày 16/4/2013. 

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 2

Được biết, dự án có tổng diện tích khoảng 43,81ha với tổng vốn đầu tư lên tới 4300 tỷ đồng với các khu nghỉ dưỡng cao cấp với các chức năng chính: nghỉ dưỡng – dịch vụ thể thao, spa, nhà hàng – hội nghị, dự án có thời hạn 50 năm. Dự án gồm khu B,C được chia thành 2 giao đoạn. Giai đoạn 1 là đưa vào sử dụng khu C trước ngày 31/12/2022. Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và các thủ tục xin phép xây dựng khu B trước ngày 30/6/2022, thời gian hoàn thành công trình và đưa vào khai thác sử dụng khu B trước ngày 30/6/2025.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 3

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho khu B vẫn chưa xong vì còn hơn 80 hộ dân không đồng ý với phương án bồi thường. 

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 4

Là một trong những cư dân lâu năm, cụ Nguyễn Văn Tiến (80 tuổi) kể rằng, gia đình cụ đã ở đây từ năm 1977, khi đó mảnh đất này là khu vực rừng. "Gia đình tôi đã có 4 thế hệ sinh sống ở đây, cây xoài này là tự tay tôi trồng từ đó đến giờ. Tôi sẵn sàng giao đất cho dự án nhưng chính quyền và nhà đầu tư phải đối thoại và lắng nghe tâm tư của người dân." cụ nói 

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 5

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hần (60 tuổi - con gái cụ Tiến) thu nhập chính từ việc bán xoài. Bà Hần theo gia đình ra mảnh đất bãi Tiên này ở từ năm 1977 rồi lập gia đình và ở đây. "Hiện tại, nguồn thu nhập chính của tôi là chăn nuôi và trồng trọt. Giờ ở nơi tái định cư thì tôi không có thu nhập. Gia đình tôi còn con, cháu vẫn đang sống chung với tôi nên với số tiền đền bù ít ỏi thì gia đình tôi phải sống như thế nào?" - bà Hần nói.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 6

Những đứa trẻ cháu bà Hần sinh ra và lớn lên ở khu vực bãi Tiên đang vui đùa trong khuôn viên nhà.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 7

Bị tai biến hơn 1 năm nay, ông Lai Văn Phúc (53 tuổi) bần thần khi nhìn toàn bộ tài sản của mình "chết yểu". Bốn năm trước, ông Phúc xây dựng hồ tôm với tổng chi phí 400 triệu đồng. Hơn 1 năm nay, khi dự án có kế hoạch thu hồi thì không có đường dẫn nước mặn vào hồ nên không nuôi tôm được. Hiện ông Phúc vẫn chưa di dời vì chưa đồng ý giá đền bù.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 8

Khu vực bãi Tiên này còn rất nhiều hồ tôm bỏ hoang từ lâu. Đây từng là nguồn thu nhập chính của người dân bãi Tiên.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 9

Trẻ em sống trong ngôi nhà chật hẹp, hơn 10 năm không được sửa chữa.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 10

Những con đường dẫn vào làng là đường đất, xuống cấp trầm trọng.

Khánh Hòa: Dân sống trong những căn nhà chật chội  bên dự án nghìn tỷ - 11

Những hộ dân còn sót lại ở bãi Tiên mong muốn sớm thỏa thuận với mức giá đền bù, hỗ trợ thỏa đáng để giao mặt bằng để làm dự án và phát triển tỉnh nhà.

 Theo đại diện Dự án Champarama Resort & Spa, đây là dự án do nhà nước thu hồi đất, do đó giá đất bồi thường cụ thể sẽ do nhà nước quy định riêng đối với từng dự án theo quy định của Luật đất đai 2013.

Thực trạng đất của người dân tại khu vực Bãi tiên hầu hết là đất cây lâu năm; đất nông nghiệp. Tuy nhiên về phía công ty cũng đã có văn bản thông báo chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân hợp tác bàn giao mặt bằng để chia sẻ phần nào cho người dân tại dự án.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ bồi thường, khuyến khích người dân bàn giao mặt bằng sớm, công ty còn có chính sách hỗ trợ thêm cho một số gia đình sống tại dự án, đó là những hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, người già neo đơn, người tàn tật, bệnh nhân ung thư… phát huy tinh thần tương thân ái của người Việt Nam. Những khoản hỗ trợ này được công ty trao tới người dân thông qua đại diện của UBND phường Vĩnh Hoà.

Bên cạnh đó, công ty còn có chính sách đào tạo nghề miễn phí cho người lao động là con em các hộ dân thuộc phạm vi ảnh hưởng của dự án, bố trí việc làm phù hợp khi ứng viên hoàn thành khóa đào tạo.

Minh Minh- Nguyễn Gia
Bình luận
vtcnews.vn