Tuy nhiên, có lẽ rất nhiều người trong số chúng ta không thực hiện được việc này. "Chỉ là lau nước sạch còn sót lại trên người thôi mà, có gì đâu cần lo lắng vậy?" - bạn có thể nghĩ như thế. Nhưng nghiên cứu mới nhất khẳng định, nếu lười giặt khăn tắm, bạn sẽ rước cả núi vi khuẩn vào người.
Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi trùng học tại Đại học Arizona, cùng nhóm nghiên cứu của mình đã phát hiện thấy, gần 90% những chiếc khăn tắm bị nhiễm vi khuẩn coliform (dạng trực khuẩn ruột – đây là những sinh vật có thể biểu thị sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong nước). Điều đáng nói là 14% trong số đó có chứa khuẩn E.coli. Một số trường hợp, tiến sĩ còn phát hiện ra dấu vết của salmonella - khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc.
Chia sẻ với tạp chí Times, tiến sĩ Gerba cho biết: "Xin thức lỗi chứ thực ra tôi đã muốn buồn nôn khi nghĩ tới thứ mình dùng để lau khô cơ thể, tưởng như rất sạch, lại chứa đầy vi trùng.
Sau khoảng 2 ngày, nếu bạn dùng khăn rửa mặt để làm khô khuôn mặt, bạn có thể bổ sung nhiều vi khuẩn E.coli lên chính mặt mình, nhiều hơn so với việc bạn nhúng đầu vào trong bồn cầu và xả nước".
Tại sao khăn tắm lại bẩn tới mức độ khủng khiếp như vậy?
Khăn tắm là nơi trú ngụ hoàn hảo của vi khuẩn bởi mỗi lần sử dụng, chúng ta lại chuyển đám vi khuẩn tự nhiên trên da lên bề mặt khăn, cùng với vô số loại vi khuẩn khác chúng ta mang theo trên người.
Nói cách khác, khăn tắm duy trì độ ẩm trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được dùng để lau khô cơ thể, xuất hiện nguy cơ trở thành nơi sinh sôi lý tưởng cho những vi khuẩn nguy hiểm như siêu vi khuẩn MRSA - được phát hiện trên khăn tắm của các vận động viên đội bóng trường học theo một nghiên cứu năm 2013.
Tuy nhiên, mặc dù nghe có vẻ rất đáng sợ, nhưng sự thật có lẽ không đến nỗi quá tệ hại. Cơ thể chúng ta được thiết kế để thích nghi với việc sống trong một môi trường mà các loài vi sinh bao quanh. Do đó, dùng riêng khăn tắm cũng giảm tác động tiêu cực cho sức khỏe hơn là dùng chung với người khác.
Susan Whittier, giám đốc khoa vi sinh học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia và New York – Presbyterian, tiết lộ rằng, tỉ lệ một người bị bệnh do đơn giản là chạm vào một chiếc khăn tắm đã qua sử dụng không hề cao. Cô nhấn mạnh: "Chỉ cần để khô khăn sau mỗi lần dùng, gần như không tồn tại khả năng truyền vi khuẩn từ người này sang người kia".
Nguy cơ thực sự nằm ở chỗ khi ai đó sử dụng khăn tắm trong khi da bị vết thương hở, bị trầy xước hoặc có làn da rất khô thì vi khuẩn mới có thể thâm nhập hệ thống của bạn.
Vậy, điều quan trọng cần ghi nhớ là gì? Mặc dù khăn tắm và khăn lau phòng bếp không bao giờ đạt được trạng thái 100% không vi khuẩn, cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ về sức khỏe vẫn là duy trì lịch trình giặt giũ và giữ khăn tắm càng khô càng tốt giữa các lần sử dụng.
Bình luận