• Zalo

Khán giả đội mưa gió đi xem 'Thầy Ba Đợi'

Văn hóa - Giải tríThứ Hai, 28/05/2018 09:12:00 +07:00Google News

Tối 27/5, rất nhiều khán giả đội mưa gió tới Nhà hát Lớn Hà Nội để xem vở cải lương gây tiếng vang trong thời gian vừa qua - "Thầy Ba Đợi"

Tới dự buổi công diễn vở cải lương Thầy Ba Đợi có: ông Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, trưởng Ban Tổ chức TƯ; ông Hồ Đức Phớc - Uỷ viên TƯ Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; ông Nguyễn Đức Chung - Uỷ viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật TƯ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả kịch bản văn học tác phẩm Thầy Ba Đợi cùng diện lãnh đạo Ban, Ngành tại TP Hà Nội...

vov_8355_mwjg

Các khách mời tại buổi công diễn vở cải lương "Thầy Ba Đợi". 

Thầy Ba Đợi kể về một giai đoạn lịch sử bi hùng thời vua Hàm Nghi. Tác phẩm khắc họa rõ nét chân dung của nhạc quan, nhạc sư Nguyễn Quang Đại - tên thường gọi là Thầy Ba Đợi. Ông là người có công lớn trong việc hình thành và phát triển bước đầu của nghệ thuật cải lương.

Bên cạnh đó, vở cải lương cũng xây dựng mối tình đẹp giữa Thày Ba Đợi và nàng Ái Hoa - con gái của tổng đốc Đại Phong. Khi thân phận của ông bị bại lộ, để bảo vệ người yêu, Ái Hoa chấp nhận về làm vợ công tử Hiến ngông cuồng, để rồi gánh chịu nỗi đắng cay, uất hận của kiếp hồng nhan.

vov_8401_fgvn

Thầy Ba Đợi và nàng Ái Hoa. 

Từ rất lâu, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) luôn trăn trở về việc uống nước nhớ nguồn, vinh danh nhân tài nghệ thuật dân tộc, nhằm bảo tồn phát triền nghệ thuật cải lương Việt Nam. Chính vì thế, ông rút ruột, mang tâm huyết để viết kịch bản văn học Thầy Ba Đợi.

Tác phẩm được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể kịch bản cải lương. Hai đạo diễn xuất sắc NSƯT Triệu Trung Kiên và nghệ sĩ Lê Trung Thảo thực hiện, dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của NSND Trần Ngọc Giàu.

vov_8417_uajt 3

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ là người viết nên kịch bản văn học cho vở cải lương "Thày Ba Đợi".

Thầy Ba Đợi có sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ cả 3 miền như NSƯT Hùng Minh, NSƯT Thanh Tuấn, NSND Vương Hà, NSƯT Nguyễn Xuân Vinh, NSƯT Lê Tứ, NSƯT Quế Trân, Trần Quang Khải, Võ Minh Lâm…

Đặc biệt, vai diễn chính Thầy Ba Đợi được 4 diễn viên cùng đảm nhận là NSƯT Nguyễn Xuân Vinh (hiện là Giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam), NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Lê Tứ, nghệ sĩ Quang Khải.

Đúng như kỳ vọng, vở cải lương Thầy Ba Đợi giúp người xem hiểu về cội nguồn, phô diễn được những vẻ đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử. Rất nhiều trong số 20 bản tổ cải lương theo tình tiết diễn biến câu chuyện như: Trống Xuân (thuộc Nam Xuân), Nam Ai, Lớp Mái (thuộc Nam Ai), Nam Đảo; Bốn Oán: Giang Nam, Phụng hoàng, Tứ Đại oán; Sáu Bắc: Xuân tình, Phú lục, Tây Thi, Bình bán; Bảy Lễ: Ngũ Đối Thượng…

Tác phẩm có nhiều trường đoạn khiến khán giả nghẹn ngào xúc động như cảnh từ biệt Vua Hàm Nghi khi bị Pháp đưa lên tàu đi đày ở Châu Phi, hay cảnh nàng Ái Hoa quyết hy sinh mối tình chấp nhận lấy Công tử Hiến để cứu chàng nhạc sư tài danh Ba Đợi, để chàng có thể hoàn thành hoài bão của mình giữ gìn vốn quý âm nhạc dân tộc. Cảnh Thầy Ba Đợi khóc nàng Ái Hoa khi nghe tin nàng bị đày đọa ở nhà chồng đến chết cũng là một trường đoạn bi thương gây xúc động.

vov_8424_vxns 4

 

Thầy Ba Đợi ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm nghệ thuật Cải lương Việt Nam như một điểm sáng trong công cuộc bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghệ thuật Cải lương trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật Việt Nam đương đại.

Buổi công diễn thứ 2 vở cải lương Thầy Ba Đợi tại Hà Nội sẽ diễn ra vào tối 28/5 tại Nhà hát Lớn.

Video: Một sổ hình ảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi"

Mộc Lan
Bình luận
vtcnews.vn