• Zalo

Khẩn cấp ngừng sử dụng vắc xin bại liệt uống OPV

Bệnh và thuốcThứ Bảy, 07/05/2016 07:23:00 +07:00Google News

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa yêu cầu khẩn trương ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV chứa 3 tuýp vi rút bại liệt 1, 2 và 3

(VTC News) – Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa yêu cầu khẩn trương ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV chứa 3 tuýp vi rút bại liệt 1, 2 và 3.

Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết vừa có công văn khẩn gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV.
 Bộ Y tế quyết định sẽ ngừng sử dụng vắc xin bại liệt uống OPV từ 1/5 (ảnh minh họa)
Theo đó, Bộ Y tế quyết định sẽ ngừng sử dụng vắc xin bại liệt uống OPV (vắc xin bại liệt uống, loại sống giảm độc lực) từ ngày 1/5. Vắc xin OPV sẽ được thay thế bằng vắc xin bại liệt uống bOPV (chỉ chứa 2 tuýp vi rút bại liệt 1 và 3) vắc và xin IPV ( vắc xin bại liệt tiêm, loại bất hoạt, chứa tuýp vi rút bại liệt 2).

Vì thế, Việt Nam sẽ ngừng sản xuất, phân phối sử dụng vắc xin bại liệt OPV. Bộ Y tế đã yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tổ chức thu hồi triệt để toàn bộ số vắc xin này tại tất cả các cơ sở tiêm phòng trên toàn hệ thống, đồng thời phối hợp với nhà sản xuất đề xuất phương án tiêu hủy.

Dù về tác dụng phòng bệnh, cả vắc xin bại liệt bất hoạt đường tiêm với vắc xin bại liệt đường uống giảm độc lực đều tương đương.

Tuy nhiên về lâu dài để duy trì được thành quả thanh toán bệnh bại liệt thì việc chuyển sang vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm là cần thiết. Bởi vắc xin bại liệt đường uống là vắc xin giảm độc lực và khi thải loại ống đựng vắc xin, vi rút sống giảm độc lực còn lại trong vỏ lọ có thể ra ngoài môi trường, trong điều kiện nhất định độc lực quay trở lại có thể gây bệnh và chúng ta vẫn phải duy trì tiêm để phòng nguy cơ này.

Trong khi đó, nếu dùng vắc xin bại liệt đường tiêm thì sau vài năm có thể dừng vắc xin bại liệt vì môi trường sạch.

Trên thế giới, chiến lược thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu cũng khuyến cáo các nước chuyển dần từ vắc xin bại liệt đường uống sang vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm. Vắc xin đường uống được sử dụng khi bệnh dịch đang lưu hành có tác dụng rất hiệu quả, tạo miễn dịch cao, cắt đứt đường lây nhiễm. Đến khi ca bệnh giảm ổn định thì để tiến tới thanh toán bệnh toàn cầu thì chuyển sang dạng tiêm.

Từ năm 2010, các nhà khoa học cho biết, đã xem xét các bằng chứng để hỗ trợ việc thay đổi vắc xin bại liệt uống OPV bằng IPV. Bởi vì mỗi liều đơn OPV sẽ gây rủi ro dẫn đến sự phát triển của bại liệt.

Trong khi đó IPV có khả năng tránh sự tiếp xúc không cần thiết của cá nhân, đặc biệt là trẻ em, với vi rút bại liệt ngay cả khi sự nguy hiểm của vi rút này suy yếu, bằng cách chọn một loại vắc xin an toàn hơn, không đắt tiền và hiệu quả.

Kiến Hoàng
Bình luận
vtcnews.vn