Bụi Mặt trăng có mùi hắc như tro ướt trong lò sưởi, chiếc bút bi cứu mạng các phi hành gia... là những khám phá thú vị ít người biết.
Ngày 20/7/1969, Neil Armstrong, phi hành gia Mỹ, trở thành người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt trăng. Trước giờ khởi hành, Armstrong, vị chỉ huy phi thuyền Apollo 11, cùng hai người đồng hành là Michael Collins và Buzz Aldrin dành thời gian trả lời báo chí và gửi tặng hàng trăm chữ ký tới bạn bè.
Những khám phá thú vị ít người biết là khi tàu tới quỹ đạo Mặt trăng, phi hành gia Michael Collins ở lại khoang điều khiển trong khi Armstrong và Buzz Aldrin xuống bề mặt vệ tinh này bằng khoang đổ bộ Eagle. Tuy nhiên, họ nhận ra Eagle đang lao tới khu vực đầy đá tảng. Việc điều khiển tránh khu vực nguy hiểm kéo dài 1 phút khiến Eagle suýt cạn nhiên liệu.
Khi cố gắng cắm quốc kỳ Mỹ, hai phi hành gia gặp khó khăn do đất ở bề mặt Mặt trăng quá cứng. Trong một cuộc phỏng vấn sau khi trở về Trái đất, Aldrin tiết lộ cột cờ đã đổ do lực đẩy khi khoang đổ bộ cất cánh.
Chất Armalcolite do phi hành gia thu thập trên vệ tinh được đặt theo tên của 3 người trên phi thuyền (Neil ARMstrong, Buzz ALdrin và Michael COLlins). Sau đó, người ta phát hiện chất này có ở một vài nơi trên Trái đất.
Mùi của Mặt trăng
Khi trở lại khoang đổ bộ, các nhà du hành cởi mũ bảo hiểm. Họ phát hiện một mùi lạ hăng hắc. Theo phi hành gia Neil Armstrong, nó giống mùi của tro ướt trong lò sưởi trong khi Aldrin cho rằng nó tương tự mùi thuốc súng. Thực ra, đó là mùi bụi của vệ tinh 4 tỷ năm tuổi. Bụi đất bám khắp mọi nơi, trên nếp gấp quần áo, trên tay, mặt và cả đế giày.
Một sự cố bất ngờ xảy ra khi Aldrin vô tình làm vỡ công tắc để kích hoạt Eagle bay về vị trí của phi thuyền mẹ. Sau một hồi lo lắng, các nhà du hành bất ngờ tìm thấy chiếc bút bi và sử dụng nó để khởi động. Chiếc bút như một sự cứu tinh đối với các phi hành gia bởi nếu không có nó, họ không thể trở lại phi thuyền và quay về Trái đất.
Theo ước tính của Mỹ, khoảng 600 triệu người theo dõi sự kiện tàu Apollo 11 đổ bộ xuống Mặt trăng qua sóng truyền hình. Chương trình này giữ kỷ lục về số lượng người xem cho tới khi kỷ lục mới được xác lập năm 1981 là đám cưới của Thái tử Charles và Công nương Diana với 750 triệu người theo dõi.
Khi trở về Trái đất, các phi hành gia phải cách ly 3 tuần bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sợ họ có thể mang những tác nhân gây bệnh từ Mặt trăng.
Nguồn: Zing
Ngày 20/7/1969, Neil Armstrong, phi hành gia Mỹ, trở thành người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt trăng. Trước giờ khởi hành, Armstrong, vị chỉ huy phi thuyền Apollo 11, cùng hai người đồng hành là Michael Collins và Buzz Aldrin dành thời gian trả lời báo chí và gửi tặng hàng trăm chữ ký tới bạn bè.
Những khám phá thú vị ít người biết là khi tàu tới quỹ đạo Mặt trăng, phi hành gia Michael Collins ở lại khoang điều khiển trong khi Armstrong và Buzz Aldrin xuống bề mặt vệ tinh này bằng khoang đổ bộ Eagle. Tuy nhiên, họ nhận ra Eagle đang lao tới khu vực đầy đá tảng. Việc điều khiển tránh khu vực nguy hiểm kéo dài 1 phút khiến Eagle suýt cạn nhiên liệu.
Khi cố gắng cắm quốc kỳ Mỹ, hai phi hành gia gặp khó khăn do đất ở bề mặt Mặt trăng quá cứng. Trong một cuộc phỏng vấn sau khi trở về Trái đất, Aldrin tiết lộ cột cờ đã đổ do lực đẩy khi khoang đổ bộ cất cánh.
Chất Armalcolite do phi hành gia thu thập trên vệ tinh được đặt theo tên của 3 người trên phi thuyền (Neil ARMstrong, Buzz ALdrin và Michael COLlins). Sau đó, người ta phát hiện chất này có ở một vài nơi trên Trái đất.
Mùi của Mặt trăng
Khi trở lại khoang đổ bộ, các nhà du hành cởi mũ bảo hiểm. Họ phát hiện một mùi lạ hăng hắc. Theo phi hành gia Neil Armstrong, nó giống mùi của tro ướt trong lò sưởi trong khi Aldrin cho rằng nó tương tự mùi thuốc súng. Thực ra, đó là mùi bụi của vệ tinh 4 tỷ năm tuổi. Bụi đất bám khắp mọi nơi, trên nếp gấp quần áo, trên tay, mặt và cả đế giày.
Một sự cố bất ngờ xảy ra khi Aldrin vô tình làm vỡ công tắc để kích hoạt Eagle bay về vị trí của phi thuyền mẹ. Sau một hồi lo lắng, các nhà du hành bất ngờ tìm thấy chiếc bút bi và sử dụng nó để khởi động. Chiếc bút như một sự cứu tinh đối với các phi hành gia bởi nếu không có nó, họ không thể trở lại phi thuyền và quay về Trái đất.
Theo ước tính của Mỹ, khoảng 600 triệu người theo dõi sự kiện tàu Apollo 11 đổ bộ xuống Mặt trăng qua sóng truyền hình. Chương trình này giữ kỷ lục về số lượng người xem cho tới khi kỷ lục mới được xác lập năm 1981 là đám cưới của Thái tử Charles và Công nương Diana với 750 triệu người theo dõi.
Khi trở về Trái đất, các phi hành gia phải cách ly 3 tuần bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sợ họ có thể mang những tác nhân gây bệnh từ Mặt trăng.
Nguồn: Zing
Bình luận