• Zalo

Khám phá tàu tên lửa chống đổ bộ đường biển của Việt Nam

Quân sựThứ Tư, 09/03/2016 04:38:00 +07:00Google News

Tàu tên lửa Osa II của Hải quân Nhân dân Việt Nam được Liên Xô thiết kế làm nhiệm vụ chính là chống đổ bộ đường biển với tên lửa chống hạm cỡ lớn.

Tàu tên lửa Osa II của Hải quân Nhân dân Việt Nam được Liên Xô thiết kế làm nhiệm vụ chính là chống đổ bộ đường biển với tên lửa chống hạm cỡ lớn. 

Tàu tên lửa Osa II (Project 205U) là chiến hạm có trang bị tên lửa hành trình thứ hai của Hải quân Nhân dân Việt Nam (loại đầu là Project 183P Komar có mặt từ những năm 1970).

Dù đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ, tuy nhiên đối với nhiệm vụ chính của Osa II khi được thiết kế thì nó vẫn có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bờ biển Việt Nam. 
Theo đó, tàu tên lửa cao tốc Osa Project 205 thiết kế từ những cuối những năm 1950 được Hải quân Liên Xô dùng kết hợp với pháo và tên lửa bờ, máy bay mang tên lửa chống hạm để chống đổ bộ đường biển. Với nhiệm vụ đó, Osa chỉ cần có tốc độ cao, tên lửa uy lực mạnh, nhỏ gọn để ẩn núp và luồn lách, dễ vận hành để tăng số lượng khi cần phục vụ chiến thuật đánh bầy.
Theo đó, tàu tên lửa cao tốc Osa Project 205 thiết kế từ những cuối những năm 1950 được Hải quân Liên Xô dùng kết hợp với pháo và tên lửa bờ, máy bay mang tên lửa chống hạm để chống đổ bộ đường biển. Với nhiệm vụ đó, Osa chỉ cần có tốc độ cao, tên lửa uy lực mạnh, nhỏ gọn để ẩn núp và luồn lách, dễ vận hành để tăng số lượng khi cần phục vụ chiến thuật đánh bầy.  
Đánh ven bờ nên tàu tên lửa Osa có sự hỗ trợ từ các hệ thống trinh sát mục tiêu trên không, trên biển và trên bờ nên tàu không cần trang bị hệ thống khí tài trinh sát mạnh. Khả năng đi sóng, hành trình dài cũng không phải là tiêu chí cần thiết với loại tàu chống đổ bộ gần bờ.
Đánh ven bờ nên tàu tên lửa Osa có sự hỗ trợ từ các hệ thống trinh sát mục tiêu trên không, trên biển và trên bờ nên tàu không cần trang bị hệ thống khí tài trinh sát mạnh. Khả năng đi sóng, hành trình dài cũng không phải là tiêu chí cần thiết với loại tàu chống đổ bộ gần bờ.  
Tàu tên lửa Osa II Project 205U được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 1979-1981 (số lượng 8 chiếc) cải tiến về ống phóng tên lửa, còn nhiệm vụ là tương tự như Osa.
Tàu tên lửa Osa II Project 205U được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 1979-1981 (số lượng 8 chiếc) cải tiến về ống phóng tên lửa, còn nhiệm vụ là tương tự như Osa.  
Nó có lượng giãn nước toàn tải 235 tấn, dài 38,6m, rộng 7,64m, mớn nước 1,73m. Với 3 máy diesel công suất 5.000 mã lực, con tàu có thể bơi với tốc độ tối đa đến 42 hải lý/h. Tốc độ đó là rất phù hợp với chiến thuật "đánh nhanh - chuồn thẳng" của tàu tên lửa Osa II. 
Hỏa lực của tàu tên lửa Osa II tuy được xem là lạc hậu nhưng trong chống đổ bộ nó lại rất hữu hiệu để đối phó với tàu đổ bộ lớn xoay trở chậm chạp, phòng thủ yếu ớt. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng KT-67M chứa tên lửa hành trình chống hạm P-15U.
Hỏa lực của tàu tên lửa Osa II tuy được xem là lạc hậu nhưng trong chống đổ bộ nó lại rất hữu hiệu để đối phó với tàu đổ bộ lớn xoay trở chậm chạp, phòng thủ yếu ớt. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng KT-67M chứa tên lửa hành trình chống hạm P-15U.  
Tên lửa hành trình chống hạm P-15U (mã định danh GRAU là 4K40U) là biến thể cải tiến của dòng tên lửa P-15 Termit (NATO gọi là SS-N-2C Styx) với cánh có thể gấp gọn lại đi vào phục vụ năm 1965.
Tên lửa hành trình chống hạm P-15U (mã định danh GRAU là 4K40U) là biến thể cải tiến của dòng tên lửa P-15 Termit (NATO gọi là SS-N-2C Styx) với cánh có thể gấp gọn lại đi vào phục vụ năm 1965.  
Tên lửa P-15U của tàu tên lửa Osa II đạt tầm bắn từ 8-40km, tốc độ bay cận âm, độ cao bay trong hành trình là 100-200m, mang đầu đạn thuốc nổ cực mạnh 480kg. Với sức nổ này, P-15U thừa sức đánh chìm tàu đổ bộ vài nghìn tấn, thậm chí là làm mất khả năng chiến đấu của tàu chiến hàng chục nghìn tấn. Điểm yếu duy nhất của P-15U là độ cao bay lớn, hệ thống dẫn đường lạc hậu dễ bị gây nhiễu. 
Tàu tên lửa Osa II cũng có hệ thống phòng không với hai bệ pháo cao tốc AK-230 (2.000 viên dự trữ) cùng hệ thống điều khiển hỏa lực MR-104 Rys. AK-230 đạt tốc độ bắn tới 2.000 phát/phút có thể đối phó đánh chặn tên lửa chống hạm của đối phương.
Tàu tên lửa Osa II cũng có hệ thống phòng không với hai bệ pháo cao tốc AK-230 (2.000 viên dự trữ) cùng hệ thống điều khiển hỏa lực MR-104 Rys. AK-230 đạt tốc độ bắn tới 2.000 phát/phút có thể đối phó đánh chặn tên lửa chống hạm của đối phương.  
Dù tên lửa có phần lạc hậu về hệ thống dẫn đường, tuy nhiên theo một số đánh giá thì chỉ cần 6 tàu tên lửa Osa (đánh bầy đàn) cùng phóng tên lửa thì xác suất đánh chìm tàu khu trục đối phương là rất cao, chưa nói tới tàu đổ bộ lớn
Dù tên lửa có phần lạc hậu về hệ thống dẫn đường, tuy nhiên theo một số đánh giá thì chỉ cần 6 tàu tên lửa Osa (đánh bầy đàn) cùng phóng tên lửa thì xác suất đánh chìm tàu khu trục đối phương là rất cao, chưa nói tới tàu đổ bộ lớn 

Nguồn: Kiến thức
Bình luận
vtcnews.vn