Hình ảnh lỗ đen vũ trụ là một đường viền của chất phát sáng ở rìa chân trời được các nhà thiên văn học thu nhận trực tiếp trong vùng sóng âm vào tháng 4/2019.
Theo đó, để có được hình ảnh lỗ đen siêu khổng lồ ở trung tâm thiên hà M87, các nhà khoa học đã sử dụng 8 kính viễn vọng vô tuyến được đặt ở các khu vực khác nhau trên Trái Đất.
Những hình ảnh thu được có độ chính xác gần 10% so với những xác nhận dự báo về lỗ đen được tác giả thuộc dự án Event Horizon Telescope thực hiện dựa theo thuyết tương đối của Albert Einstein. Hình ảnh lỗ đen được giới thiệu tại trụ sở của Ủy ban Châu Âu ở Brussels, Bỉ vào ngày 10/4.
Năm 2020, nhóm nghiên cứu Event Horizon dự kiến sẽ tiếp tục thu thập hình ảnh về lỗ đen siêu lớn “Sgr A *” nằm ở trung tâm của Dải Ngân hà.
Nhà khoa học vật lý thiên văn Roger Blandford cho biết, thành công của năm 2019 chỉ là sự khởi đầu và chưa phải là đỉnh cao của dự án nghiên cứu vũ trụ này.
Bình luận