(VTC News) - Bay nhanh gấp 3.3 lần vận tốc âm thanh, hơn 4.000 quả tên lửa bất lực nhìn Blackbird SR-71 bỏ trốn mà không thể chạm vào nó dù chỉ một lần.
Đó là chiếc máy bay di chuyển ở mép bầu khí quyển, nơi mà hầu hết các động cơ phản lực khác đều phải 'chào thua'. Trong quá trình di chuyển, 'Chim đen' nóng dần lên theo tốc độ và lực ma sát tạo ra với không khí.
Không những vậy, con quái vật này có khả năng tăng tốc, cho đám tên lửa đang nhắm vào nó 'hít khói' và không bao giờ chạm vào được mục tiêu.
SR-71 là sản phẩm của nhà sản xuất máy bay Skunk Works, hãng Lockheed như một dự án bí mật mà đến thời điểm hiện nay nó vẫn có sức mạnh ngang ngửa các sản phẩm tiên tiến nhất.
'Chim đen' ra đời sau khi Quân đội Mỹ mất 1 máy bay do thám U-2, vốn được mệnh danh là bay cao không thể với tới tại Liên Xô. SR-71 ra đời với khả năng bay với tốc độ Mach 3.3 và trần bay cao đủ không có tên lửa nào có thể bắn được.
Từ năm 1966 đến cuối năm 1989, SR-71 đã cắt đuôi hàng ngàn quả tên lửa trong các nhiệm vụ trên toàn cầu, chụp vô số ảnh do thám ở Trung Quốc, Ai Cập, Bắc Cực hay Triều Tiên.
Dự án của máy bay này đầu tiên mang tên SR-71, nó đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm, là loại vũ khí ra đời trong giai đoạn cao trào nhất của chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, cuối cùng dự án này vẫn bị đình lại do công nghệ vệ tinh của quân đội Mỹ ra đời, đảm nhận nhiệm vụ do thám của SR-71 tốt, an toàn và rẻ hơn.
Loại máy bay này được trang bị công nghệ đủ để bay lên độ cao của ranh giới giữa khí quyển không gian. Vì vậy những phi công điều khiển cũng được trang bị các bộ quần áo chuyên dụng đủ khả năng thao tác trong môi trường không gian.
Tuy nhiên, loại máy bay có tốc độ gấp 3.3 lần âm thanh này cũng có tỉ lệ tai nạn rất cao, lên đến 30%. Hiện tại, đã có tổng cộng 32 chiếc SR-71 ra đời nhưng 1/3 số đó đã gặp tai nạn.
Điểm mạnh của 'Chim đen' là khả năng tàng hình tuyệt vời, nó đủ khả năng để so sánh ngang ngửa với những máy bay hiện đại hơn đã được nâng cấp đáng kể về công nghệ tàng hình cũng như thiết kế phần vỏ.
Chim đen SR-71 là một thành công lớn so với những người tiền nhiệm U-2 hay A-12, trong thời điểm ra đời, SR-71 là máy bay có tốc độ nhanh nhất khi đó và đến cả hiện nay.
Phần thân được làm từ titan đảm bảo khả năng chống nhiệt trong những chuyến bay với tốc độ gấp 3.3 lần âm thanh của SR-71.
Thế mạnh của nó là tốc độ, khoảng 4.000 tên lửa đã nhắm vào các máy bay SR-71 nhưng chưa bao giờ đuổi được do tốc độ và trần bay khủng khiếp của 'Chim đen'.
SR-71 ra đời trước hệ thống định vị toàn cầu GPS nên khi đó lực lượng mặt đất dùng tương tác giữa máy bay với các vì sao (cả ngày và đêm) để tính toán vị trí và đường bay cho nó.
Tùng Đinh
Đó là chiếc máy bay di chuyển ở mép bầu khí quyển, nơi mà hầu hết các động cơ phản lực khác đều phải 'chào thua'. Trong quá trình di chuyển, 'Chim đen' nóng dần lên theo tốc độ và lực ma sát tạo ra với không khí.
Không những vậy, con quái vật này có khả năng tăng tốc, cho đám tên lửa đang nhắm vào nó 'hít khói' và không bao giờ chạm vào được mục tiêu.
SR-71 là máy bay đầu tiên của Mỹ được thiết kế với khả năng phá sóng radar |
SR-71 là sản phẩm của nhà sản xuất máy bay Skunk Works, hãng Lockheed như một dự án bí mật mà đến thời điểm hiện nay nó vẫn có sức mạnh ngang ngửa các sản phẩm tiên tiến nhất.
'Chim đen' ra đời sau khi Quân đội Mỹ mất 1 máy bay do thám U-2, vốn được mệnh danh là bay cao không thể với tới tại Liên Xô. SR-71 ra đời với khả năng bay với tốc độ Mach 3.3 và trần bay cao đủ không có tên lửa nào có thể bắn được.
Từ năm 1966 đến cuối năm 1989, SR-71 đã cắt đuôi hàng ngàn quả tên lửa trong các nhiệm vụ trên toàn cầu, chụp vô số ảnh do thám ở Trung Quốc, Ai Cập, Bắc Cực hay Triều Tiên.
Đã có 32 chiếc SR-71 được sản xuất trong đó có 29 chiếc SR-71A, 2 chiếc SR-71B và 1 chiếc SR-71C |
Dự án của máy bay này đầu tiên mang tên SR-71, nó đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm, là loại vũ khí ra đời trong giai đoạn cao trào nhất của chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, cuối cùng dự án này vẫn bị đình lại do công nghệ vệ tinh của quân đội Mỹ ra đời, đảm nhận nhiệm vụ do thám của SR-71 tốt, an toàn và rẻ hơn.
Loại máy bay này được trang bị công nghệ đủ để bay lên độ cao của ranh giới giữa khí quyển không gian. Vì vậy những phi công điều khiển cũng được trang bị các bộ quần áo chuyên dụng đủ khả năng thao tác trong môi trường không gian.
Video sức mạnh của 'Chim đen' SR-71
Tuy nhiên, loại máy bay có tốc độ gấp 3.3 lần âm thanh này cũng có tỉ lệ tai nạn rất cao, lên đến 30%. Hiện tại, đã có tổng cộng 32 chiếc SR-71 ra đời nhưng 1/3 số đó đã gặp tai nạn.
Điểm mạnh của 'Chim đen' là khả năng tàng hình tuyệt vời, nó đủ khả năng để so sánh ngang ngửa với những máy bay hiện đại hơn đã được nâng cấp đáng kể về công nghệ tàng hình cũng như thiết kế phần vỏ.
Chim đen SR-71 là một thành công lớn so với những người tiền nhiệm U-2 hay A-12, trong thời điểm ra đời, SR-71 là máy bay có tốc độ nhanh nhất khi đó và đến cả hiện nay.
Loại máy bay đã từng cho hàng ngàn quả tên lửa 'hít khói' |
Phần thân được làm từ titan đảm bảo khả năng chống nhiệt trong những chuyến bay với tốc độ gấp 3.3 lần âm thanh của SR-71.
Thế mạnh của nó là tốc độ, khoảng 4.000 tên lửa đã nhắm vào các máy bay SR-71 nhưng chưa bao giờ đuổi được do tốc độ và trần bay khủng khiếp của 'Chim đen'.
SR-71 ra đời trước hệ thống định vị toàn cầu GPS nên khi đó lực lượng mặt đất dùng tương tác giữa máy bay với các vì sao (cả ngày và đêm) để tính toán vị trí và đường bay cho nó.
Tùng Đinh
Bình luận