(VTC News) – Nằm khiêm tốn tại ngôi nhà nhỏ số 10 Hàng Mành là lớp luyện chữ đẹp của thầy giáo Dương Thanh Tuấn, người đã gìn giữ vẻ đẹp của những nét chữ, truyền cho bao thế hệ học sinh.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống ba đời làm nghề dạy viết chữ đẹp, tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, từng làm giảng viên ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thầy Dương Thanh Tuấn gắn bó với nghề luyện nét chữ, rèn nết người đã hơn 15 năm nay.
Ngôi nhà số 10 phố hàng Mành từ hơn 15 năm nay đã là địac hỉ quen thuộc cho những người muốn cải thiện con chữ. |
“Lúc ấy nhiều người ngăn cản tôi lắm, vì bằng cấp mình có, xin được việc ở trường cũng khó mà lại đi bỏ sự nghiệp đang rộng mở để theo nghề rèn chữ”, thầy Tuấn tâm sự.
Từ đó đến nay đã hơn 15 năm, ngôi nhà của thầy Tuấn tại số 10 phố Hàng Mành (Hà Nội) đã trở thành "cứ địa" cho những người muốn cải thiện con chữ.
Học sinh đến luyện chữ có độ tuổi khá đa dạng, từ những em nhỏ mẫu giáo cho đến người trường thành đã đi làm.
Học viên trong lớp của thầy không chỉ là những em nhỏ mà thậm chí có cả những cụ già đặc biệt có người còn ở độ tuổi thất thập cổ lai hy vẫn cắp sách bút tới lớp của thầy. |
Theo thầy Tuấn, viết chữ đẹp là việc mà ai cũng có thể làm được, không cần hoa tay lại không mất quá nhiều thời gian.
“Không cần quá đầu tư cho nó đâu, mỗi ngày chỉ cần dành 5-10 phút luyện chữ là được rồi” – thầy Tuấn chia sẻ. Theo anh, chỉ cần nắm được các quy tắc cơ bản là có thể viết đẹp được. Những quy tắc này được anh hình thành trong hàng chục năm trời mày mò, luyện viết chữ đẹp rồi truyền cho bao thế hệ học sinh trong suốt những năm qua.
“Không cần quá đầu tư cho nó đâu, mỗi ngày chỉ cần dành 5-10 phút luyện chữ là được rồi” – thầy Tuấn chia sẻ. Theo anh, chỉ cần nắm được các quy tắc cơ bản là có thể viết đẹp được. Những quy tắc này được anh hình thành trong hàng chục năm trời mày mò, luyện viết chữ đẹp rồi truyền cho bao thế hệ học sinh trong suốt những năm qua.
“Để luyện được chữ đẹp điều đầu tiên cần chú ý đó là tìm chọn một cây bút tốt, cần dùng bút máy ngòi sắt, sau đó bắt đầu học từ cách viết các nét thanh, nét đậm, cách đưa lên kéo xuống… rồi mới ghép vào từng con chữ”, thầy Tuấn chia sẻ. |
Để tạo ra một chiếc bút nét thanh nét đậm như bây giờ, thầy đã phải bỏ đi 40-50 kg bút thời mới bắt đầu mài. |
Không chỉ được học chữ, các em nhỏ theo học tại đây còn được học cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè...
"Nhiều em ở nhà nổi tiếng nghịch ngợm, nhưng sau một thời gian được bố mẹ cho tới đây luyện tập, tính tình "thuần" hẳn đi. Tốt nghiệp, các em không chỉ viết chữ đẹp mà kết quả học tập ở trường của nhiều em cũng tiến bộ hơn hẳn", thầy Tuấn cho biết.
"Nhiều em ở nhà nổi tiếng nghịch ngợm, nhưng sau một thời gian được bố mẹ cho tới đây luyện tập, tính tình "thuần" hẳn đi. Tốt nghiệp, các em không chỉ viết chữ đẹp mà kết quả học tập ở trường của nhiều em cũng tiến bộ hơn hẳn", thầy Tuấn cho biết.
Bạn Nguyễn Thu Trang (Cao đẳng Sư phạm Trung ương) luyện chữ tại lớp 3 tháng, sau đó cô ở lại để làm giáo viên phụ giảng luyện chữ đẹp trong lớp của thầy Tuấn. |
Thầy Tuấn vẫn còn nhớ như in về một học trò cao tuổi nhất từng theo học mình, đó là một cụ già ở Bắc Ninh lúc ấy đã 71 tuổi, khi học xong cụ còn tự tay viết một bức thư để cảm ơn thầy Tuấn. Nhìn những nét chữ tuổi già nhưng thanh thoát, đẹp và đều tăm tắp, thầy không khỏi xúc động. |
Trong lớp học, các học viên dù nhỏ hay lớn cũng phải học viết các nét trước sau đó mới học viết chữ. Đặc biệt không có tình trạng cầm tay luyện chữ. Thay vào đó, các học viên sẽ tập viết theo chữ mẫu của thầy đưa khi nào được thì thôi. “Cầm tay học sinh luyện viết thì đó là tay giả, tay của thầy cô, bỏ tay ra là các em sẽ viết ẩu” – thầy Tuấn cho biết. |
Chia sẻ về học trò của mình, Thầy Tuấn không ngớt lời khen học trò rất ngoan, có những trường hợp rất đặc biệt. Đó là một khóa học có 3 học viên khá đặc biệt, bà đến học rồi đưa thêm con gái đến học, rồi đưa thêm cháu đến luyện chữ. Như vậy cùng một lớp học nhưng thầy được tận tay rèn chữ cho đến 3 thế hệ. |
Video: Cách thầy giáo nước ngoài giảng bài
Việt Linh
Bình luận